20.01.2015 Views

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

màu đỏ. Tương tự, một số con đường chính ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc cũng có thể thấy là những vùng có tỷ lệ<br />

nghèo tương đối thấp. ở nhiều nơi thuộc khu vực ven biển miền Trung đường quốc lộ số 1 có thể nhận ra dưới dạng<br />

một dải màu xanh được viền bởi nhiều xã có màu vàng và màu da cam.<br />

Bản đồ 7.02: Mật độ nghèo<br />

Bản đồ số người sống dưới ngưỡng nghèo chỉ ra một cách rõ ràng nơi cư trú của phần đông người nghèo. Mỗi<br />

dấu chấm trên bản đồ đại diện cho 2000 người sống dưới ngưỡng nghèo. Điều thú vị là bản đồ này cho thấy một bức<br />

tranh rất khác biệt về sự phân bố của người nghèo so với bản đồ trước (bản đồ 7.01), mặc dù cả hai bản đồ đều dựa<br />

vào những ước tính tỷ lệ nghèo rất giống nhau. Những vùng được bản đồ trước xác định là nghèo giờ là vùng có ít<br />

người nghèo nhất, trong khi đó hầu hết những vùng mà bản đồ trước xác định là ít nghèo nhất giờ lại là vùng có nhiều<br />

người nghèo nhất.<br />

Lý do đằng sau nghịch lý hiển nhiên này có thể tìm được nếu so sánh hai bản đồ nghèo này với bản đồ mật độ<br />

dân số và bản đồ phân bố dân cư được trình bày trong chương 2 (Bản đồ 2.01 và 2.02). Những vùng nhìn chung ít<br />

nghèo trên bản đồ Tỷ lệ nghèo (Bản đồ 7.01) phần lớn tương ứng với vùng có mật độ dân số cao trong khi đó những<br />

vùng nghèo nhất lại là vùng có mật độ dân cư thưa thớt. Tình trạng này dẫn đến kết quả là mật độ nghèo cao mặc dù<br />

tỷ lệ nghèo tương đối thấp và ngược lại. Điều này hàm ý hầu hết số người nghèo sống ở những vùng có tỷ lệ nghèo<br />

thấp.<br />

Điều này có những hàm ý liên quan đến khả năng tiếp cận (so sánh bản đồ 7.03). Một mặt, từ quan điểm của<br />

người nghèo, người nghèo sống ở vùng nghèo và thưa dân nhìn chung có ít khả năng tiếp cận những loại hình dịch vụ<br />

thường sẵn có ở vùng đô thị đông dân hơn ví dụ như chợ, dịch vụ y tế, giáo dục và nguồn thông tin. Mặt khác, trên<br />

quan điểm của người cung cấp dịch vụ thì có thể nói rằng tiếp cận người nghèo ở vùng ít nghèo hơn, phát triển hơn và<br />

đông dân hơn dễ hơn nhiều so với tiếp cận người nghèo ở vùng nghèo và thưa dân. Để đến được với cùng một số<br />

lượng người nghèo ở vùng nghèo và xa xôi hẻo lánh thì phải tốn kém hơn đáng kể so với làm việc đó ở vùng đông dân<br />

cư.<br />

Bản đồ 7.03: Khả năng tiếp cận khu đô thị chính<br />

Bản đồ cuối cùng này là một bản đồ mô hình và do vậy trong chừng mực nào đó là bản đồ giả thuyết về khả<br />

năng tiếp cận vùng thành thị gần nhất có dân số hơn 20.000 người. Mô hình tiếp cận này có tính đến phương tiện vận<br />

tải có sẵn tốt nhất, loại đường và chất lượng đường, sử dụng đất ở nơi không có đường, sông và đường sắt, hệ thống<br />

sông và khả năng giao thông đường thuỷ, và độ dốc. Mô hình này mới chỉ tới độ giả thiết vì nó giả định tốc độ của<br />

phương tiện giao thông tốt nhất hiện hữu, tuy nhiên không phải tất cả mọi người, đặc biệt người nghèo đều có phương<br />

tiện giao thông tốt nhất.<br />

Ngưỡng dân số 20.000 người được chọn nhằm để chỉ đưa vào những khu vực đô thị lớn với giả thiết rằng nơi<br />

đó cung cấp những dịch vụ nhất định như chợ chính, khuyến nông, giáo dục, y tế, thông tin, v.v.<br />

Bản đồ khả năng tiếp cận này xác định rõ những vùng khó tiếp cận trung tâm đô thị và những vùng có khả<br />

năng tiếp cận dễ hơn. So sánh bản đồ này với bản đồ tỷ lệ nghèo (bản đồ 7.01) thấy có những mô hình thú vị. Mối<br />

quan hệ rất rõ ràng: hầu như tất cả những vùng có khả năng tiếp cận khu đô thị chính thấp cũng đều có tỷ lệ nghèo<br />

cao.<br />

Tương tự, cũng như mối quan hệ có thể xác định giữa bản đồ tỷ lệ nghèo (bản đồ 7.01) và bản đồ mật độ dân<br />

số (bản đồ 2.01 và 2.02) mối quan hệ rất chặt chẽ giữa khả năng tiếp cận và mật độ dân số cũng có thể thấy ở đây.<br />

Hiện tượng này có lẽ không mấy ngạc nhiên vì người dân có xu hướng định cư hay di cư tới những nơi có khả năng tiếp<br />

cận tốt hơn tới nhiều dịch vụ.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!