20.01.2015 Views

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Tính đa dạng trong ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau càng làm nổi bật thêm mức độ phong phú và phức<br />

tạp về dân tộc của đất nước. Tiếng Việt, ngôn ngữ chính thống của cả nước, là thứ tiếng mẹ đẻ của đại đa số người<br />

dân Việt Nam và rất nhiều thành viên các dân tộc thiểu số hiểu được. Tuy nhiên, hơn chục ngôn ngữ khác biệt và rất<br />

nhiều thổ ngữ của nhiều nhóm dân tộc khác nhau vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Mười một nhóm dân tộc thiểu số có<br />

chữ viết riêng của mình.<br />

Tôn giáo và triết lý tôn giáo của Việt Nam cũng rất đa dạng và có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hoá của<br />

người Việt Nam. Đời sống tinh thần và tôn giáo của hầu hết người Việt chịu ảnh hưởng bởi đạo Khổng, đạo Lão, và đạo<br />

Phật. Tôn giáo chủ yếu của Việt Nam là đạo Phật và Cơ Đốc (đạo Thiên chúa và đạo Tin Lành), và số ít hơn theo đạo<br />

Cao Đài, Hoà Hảo và đạo Hồi. Tín ngưỡng của hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số của Việt Nam có xu hướng bắt nguồn<br />

từ thuyết duy linh.<br />

Các bản đồ trong chương này được xây dựng dựa trên cơ sở thông tin về dân tộc và tôn giáo có trong Tổng<br />

điều tra dân số. Người được phỏng vấn được yêu cầu khai khai rõ tên gọi của dân tộc mà người đó thuộc về. Con của<br />

hai vợ chồng không cùng dân tộc, nếu đã đủ 18 tuổi trở lên thì người con đó tự xác định tên dân tộc cho mình, nếu<br />

chưa đủ 18 tuổi thì cha mẹ thống nhất khai thay. Những người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam thì qui ước ghi<br />

tên quốc tịch gốc của họ. Tổng điều tra dân số cũng điều tra cả về tôn giáo của người dân. Vì cuộc Tổng điều tra dân<br />

số áp dụng định nghĩa khá chặt chẽ về tín đồ của một trong sáu loại tôn giáo nên số người được xem là theo một trong<br />

số sáu loại tôn giáo đó có thể khác với các kết quả ước tính khác.<br />

Bản đồ 5.01: Dân tộc<br />

Thành phần dân tộc của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 54 dân tộc chính. Cho tới nay người Kinh (Việt) là<br />

nhóm dân tộc lớn nhất. Trong khi nguồn gốc của người Việt được tìm thấy ở vùng Đồng bằng sông Hồng vào giữa năm<br />

500 và 200 trước công nguyên thì khởi nguyên của nhiều nhóm dân tộc thiểu số sống ở Việt Nam còn chưa rõ.<br />

Ngày nay người Việt sống ở khu đô thị và nông thôn của châu thổ các con sông có nhiều phù sa, ở vùng đồng<br />

bằng ven biển và các thung lũng chính và vùng cao nguyên bằng phẳng. Họ có mặt ở tất cả các cấp trên nấc thang<br />

kinh tế xã hội. Mặc dù có sự khác biệt theo vùng và địa phương về phong tục và thổ ngữ song người dân vẫn giữ được<br />

bản sắc dân tộc rút ra từ tiếng nói và di sản văn hoá chung.<br />

Khởi nguồn của nhiều nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam rất mơ hồ. Tuy nhiên, nhìn chung người ta tin rằng<br />

một số dân tộc như H’Mông, Dao, Nùng, Sán Chày, Cao Lan, Giáy và Lô Lô là hậu duệ của những người di cư từ miền<br />

Nam Trung Quốc xuống và đã lập nghiệp ở vùng biên giới phía Bắc. Những nhóm dân tộc khác như Tày và Thái được<br />

cho là có quan hệ với những người đã bị đẩy lên vùng cao do làn sóng di cư liên tiếp của những người tới từ Trung<br />

Quốc.<br />

Trong số nhóm dân tộc thiểu số bản địa của Việt Nam có người Chăm ở khu vực miền Trung, là hậu duệ của<br />

một dân tộc của vương quốc đã từng cai trị vùng ven biển miền Trung của đất nước cho tới khi người Việt tràn qua, và<br />

người Khơ Me mà tổ tiên Căm Pu Chia của họ đã kiểm soát vùng châu thổ sông Mê Kông cho tới khi bị người Việt chiếm<br />

chỗ vào cuối thế kỷ 18.<br />

Bản đồ mô tả nhóm dân tộc chính của mỗi xã. Vì rất nhiều xã, đặc biệt ở vùng cao, có nhiều dân tộc nên<br />

những nhóm không tạo thành số đông trong xã sẽ không được thể hiện trên bản đồ. Sự phân bố của hầu hết các nhóm<br />

dân tộc của Việt Nam có thể được xác định rõ ràng trên bản đồ. Những nhóm dân tộc khác nhau được gộp lại thành<br />

những nhóm dân tộc-ngôn ngữ chính phổ biến ở Việt Nam.<br />

Nhóm Môn-Khơ Me cư trú chủ yếu ở phía Tây của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng<br />

Nam, Quảng Ngãi; Kon Tum; Khu vực phía Đông của tỉnh Gia Lai; một số khu vực giáp ranh giữa Đắk Lắk và Lâm<br />

Đồng; và một vài khu vực nhỏ của các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.<br />

Nhóm dân tộc-ngôn ngữ Nam Đảo cư trú chủ yếu ở khu vực phía Tây và Đông Nam của tỉnh Gia Lai; những<br />

khu vực nhỏ phía Tây của tỉnh Phú Yên; một số khu vực nhỏ của Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!