20.01.2015 Views

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

trù khác được nêu bao gồm: goá (người mà vợ hoặc chồng của họ đã chết, nhưng họ vẫn chưa tái kết hôn), ly hôn<br />

(người đã được ly hôn theo pháp luật và chưa tái kết hôn) và ly thân (người đã kết hôn, nhưng không cùng sống với<br />

chồng hoặc vợ như vợ chồng vào thời điểm điều tra).<br />

Tỷ trọng dân số 13 tuổi trở lên theo các tình trạng hôn nhân: hiện đang có vợ có chồng, goá, ly thân và ly hôn<br />

được thể hiện bằng ngôn ngữ bản đồ tại 4 bản đồ tương ứng; có vợ/chồng (Bản đồ 2.07), goá (Bản đồ 2.10, ly thân<br />

(Bản đồ 2.11), và ly hôn (Bản đồ 2.12).<br />

Kết quả tổng điều tra cho thấy, tỷ lệ dân số 13 tuổi trở lên có vợ/chồng trên toàn quốc chiếm 59,1%. Bản đồ<br />

2.07 cho thấy khá ít nơi có tỷ lệ dân số có vợ/chồng dưới 55% thể hiện trên bản đồ bằng màu vàng. Tuy nhiên điều<br />

thú vị là những nơi đó có xu hướng tập trung thành cụm: hầu hết những xã có tỷ lệ dân số có vợ/chồng dưới 55% có<br />

thể tìm thấy ở miền Trung Việt Nam trải dài từ thị xã Đông Hà tới thị xã Quảng Ngãi. Cụm xã thứ hai có tỷ lệ dân số 13<br />

tuổi trở lên có vợ/chồng thấp đáng kể nữa tập trung xung quanh TPHCM, vùng có thể có lối sống Âu hoá nhất, hàm ý<br />

phụ nữ có nhiều cơ hội kinh tế và tuổi kết hôn nhìn chung muộn hơn và tỷ lệ đầu tư, phát triển công nghiệp và thu hút<br />

lao động cao nhất cả nước.<br />

Bản đồ 2.07 còn cho thấy, các tỉnh miền núi, đặc biệt là vùng Tây Bắc và Đông Bắc và trong chừng mực thấp<br />

hơn, các tỉnh ở Tây Nguyên có tỷ lệ dân số 13 tuổi trở lên hiện đang có vợ/chồng cao nhất. Điều này có thể hàm ý tình<br />

trạng kết hôn sớm hơn có thể dẫn đến sinh con nhiều hơn và do vậy tỷ lệ dân số trẻ hơn ở vùng này cao hơn (xem Bản<br />

đồ 2.03). Hơn nữa, những khu vực có tỷ lệ kết hôn cao hơn tương ứng với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số<br />

sinh sống (xem Bản đồ 5.01). Có thể thấy rằng kết hôn sớm phổ biến ở những nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh<br />

sống.<br />

Bản đồ 2.08: Tỷ số giới tính của dân số 13 tuổi trở lên có vợ/chồng<br />

Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999 chỉ ra rằng kết hôn là khá phổ biến ở Việt Nam. Bản đồ tỷ số giới tính<br />

của dân số 13 tuổi trở lên có vợ/chồng rất tương đồng với hình ảnh tỷ số giới tính của toàn bộ dân số (xem Bản đồ<br />

2.05): tỷ số giới tính ở các vùng đồng bằng châu thổ và vùng ven biển thấp hơn 1 còn ở phần lớn các vùng núi và vùng<br />

cao trong cả nước tỷ số giới tính lớn hơn 1. Trong điều kiện không tồn tại tục đa thê thì tỷ số giới tính sẽ lệch khi các<br />

cặp vợ chồng sống xa nhau thể hiện tình trạng di cư tạm thời. Điều này chỉ ra rằng một tỷ lệ đáng kể nam giới ở các<br />

vùng có nhiều nam hơn nữ tìm được bạn đời của họ ở những nơi có nhiều nữ hơn nam và ngược lại.<br />

Màu đỏ thẫm tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và ở nhiều xã ven biển miền Trung hàm ý tỷ số giới tính<br />

dưới 0,95. Màu đỏ thẫm cũng thấy có rải rác ở tất cả các vùng. Tuy nhiên ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long<br />

mặc dù màu trắng và màu đỏ chiếm ưu thế nhưng độ thẫm màu không cao thể hiện tỷ lệ cân đối hay hơi trội hơn của<br />

dân số nữ có chồng so với nam có vợ.<br />

Màu trắng và hồng cũng có thể thấy ở tất cả các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Điều này hàm ý tỷ lệ<br />

nam nữ có gia đình ở đây khá đồng đều. Tuy nhiên ở Quảng Ninh màu xanh chiếm ưu thế ở hầu hết các vùng trong<br />

tỉnh. Điều này phản ánh tình trạng nhiều nam giới có vợ hiện đang sống ở đây trong khi đó vợ họ lại đang sống ở nơi<br />

khác, có thể ở những vùng có màu đỏ trên cả nước.<br />

Điều rất ấn tượng có thể thấy trên bản đồ này là tỷ lệ đáng kể nữ giới có chồng ở những vùng có màu đỏ rõ<br />

ràng có chồng mình đang sống/làm việc ở những vùng có màu xanh.<br />

Bản đồ 2.09: Tỷ số giới tính của dân số 45 tuổi trở lên có vợ/chồng<br />

Bản đồ này cho thấy một bức tranh hơi khác biệt với bức tranh trên bản đồ trước. Nó thể hiện tỷ số giới tính<br />

của dân số 45 tuổi trở lên có vợ/chồng. ở đây chúng ta thấy rằng trong khi hầu hết nam giới đều lấy vợ ít nhất một lần

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!