20.01.2015 Views

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

Hãy bấm vào đây để tải về toàn văn (PDF; 2,78MB) - Hội đập lớn

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

dự án nhiều tham vọng, đó là dự án 5 triệu ha rừng tiếp theo chương trình 327 và có mục tiêu dài hạn là trồng 5 triệu<br />

ha rừng trong giai đoạn từ 1998-2010.<br />

II. Đặc điểm chung về dân số<br />

Dân số là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Chính vì vậy số liệu về dân số là đầu vào cơ bản giúp<br />

cho các nhà nước quản lý, đề ra các chương trình phát triển kinh tế-xã hội phù hợp cho từng giai đoạn.<br />

Số liệu dân số có thể thu được thông qua bốn nguồn sau:<br />

i. Tổng điều tra dân số;<br />

ii. Các cuộc điều tra mẫu về nhân khẩu học;<br />

iii. Hệ thống đăng ký và thống kê hành chính như:<br />

• Đăng ký hộ tịch (đăng ký sinh, tử và hôn nhân);<br />

• Các hệ thống đăng ký dân số;<br />

• Thống kê dịch vụ khác (từ dịch vụ y tế, kế hoạch hoá gia đình);<br />

• Thống kê di cư quốc tế.<br />

IV. Các nghiên cứu định tính về dân số.<br />

Trong các nguồn trên thì nguồn tổng điều tra cung cấp số liệu đầy đủ và toàn diện nhất, do đó, tuyệt đại đa số<br />

các quốc gia định kỳ tiến hành Tổng điều tra Dân số. Cho đến nay, nước ta đã tiến hành ba cuộc tổng điều tra dân số<br />

trên phạm vi cả nước, với chu kỳ 10 năm một lần, vào các năm 1979, 1989 và 1999. Số liệu dân số của tổng điều tra<br />

Dân số và Nhà ở của Việt Nam năm 1999 được sử dụng để xây dựng tập bản đồ này.<br />

Tổng điều tra dân số cố gắng điều tra toàn bộ nhân khẩu thường trú trên lãnh thổ Việt Nam. Đối tượng phỏng<br />

vấn bao gồm các thành viên trong hộ được định nghĩa là những người ở chung và ăn chung. Một số nhóm người, ví dụ<br />

người vô gia cư, không tương thích với khái niệm hộ. Tuy nhiên hầu hết trong số họ hoặc tự liệt mình vào danh sách<br />

độc thân hoặc cùng chia sẻ nguồn lực với người khác. Do vậy, có thể coi họ là hộ gia đình.<br />

Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999 cho thấy, sau 10 năm kể từ 1989, dân số Việt Nam tăng<br />

thêm 12 triệu người (76,3 triệu năm 1999 so với 64,3 triệu năm 1989). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong thời kỳ<br />

giữa hai cuộc điều tra 1989 và 1999 là 1,7%. Tỷ lệ này thấp hơn so với thời kỳ 1960 (3%), thời kỳ 1970-1979 (2,8%)<br />

và thời kỳ 1979-1989 (2,1%).<br />

Bản đồ 2.01: Mật độ dân số<br />

Bản đồ mật độ dân số lấy dân số cấp xã chia cho diện tích tự nhiên của xã đó, kết quả phép chia sau đó được<br />

phân tổ và gán màu để xây dựng bản đồ với mỗi màu nhất định đặc trưng cho một mức mật độ dân số cấp xã.<br />

Số liệu nhân khẩu phân theo vùng nông nghiệp sinh thái cho thấy vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm Hà Nội<br />

với 19.4% tổng dân số cả nước hiện có mật độ dân số cao nhất (bình quân 1.173 người/km 2 ). Đồng bằng sông Cửu<br />

Long, nơi cư trú của 16,1 triệu người, là vùng có dân số lớn nhất (chiếm 21,1% dân số cả nước). Với mật độ dân số<br />

chưa bằng một nửa vùng Đồng bằng sông Hồng (406 người/km 2 ) Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng có mật độ<br />

dân số lớn thứ hai trong cả nước. Vùng có mật độ dân số lớn thứ ba là Đông Nam Bộ bao gồm TPHCM với 16,7% tổng<br />

dân số cả nước và mật độ dân số là 286 người/km 2 .<br />

Mật độ dân số chung của cả nước không cao lắm – 232 người cư trú trên một cây số vuông (mật độ dân số<br />

của cả nước năm 1989 là 195 người/km 2 ), nhưng phân bố rất không đều theo các tỉnh. Như có thể thấy trên bản đồ,<br />

các tỉnh thuộc vùng ĐBSH và ĐBSCL có mật độ dân số rất cao. Những nơi này có thể dễ dàng nhận ra trên bản đồ là<br />

nơi có màu đỏ dày đặc. Mật độ dân số của tỉnh thưa dân nhất thuộc vùng ĐBSH cũng đã cao gấp ba lần mật độ dân số<br />

bình quân chung của cả nước. Hà Nội là tỉnh có mật độ dân số cao nhất vùng - 2883 người/km 2 . Không có gì ngạc

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!