14.07.2013 Views

LÀM ĐIỀU ĐÓ TRÊN MẠNG - The New School

LÀM ĐIỀU ĐÓ TRÊN MẠNG - The New School

LÀM ĐIỀU ĐÓ TRÊN MẠNG - The New School

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

<strong>LÀM</strong> <strong>ĐIỀU</strong> <strong>ĐÓ</strong> <strong>TRÊN</strong> <strong>MẠNG</strong><br />

Nhãn quan xã hội học về hẹn hò bằng phương tiện điện tử<br />

Jo Barraket và Millsom S. Henry-Waring<br />

Đại học tổng hợp Melbourne<br />

------------------------------------------------------------------------------------------<br />

Tóm tắt<br />

Bài viết này khảo sát vai trò của xã hội học trong việc tìm hiểu hiện tượng hẹn<br />

hò trên mạng. Dựa trên cơ sở nghiên cứu định tính của chúng tôi về 23 người hẹn<br />

hò trên mạng, kết hợp với những kết quả từ số lượng ít ỏi các nghiên cứu thực<br />

nghiệm hiện có khác, chúng tôi cho rằng cần có tiếp tục xem xét hiện tượng này<br />

về mặt xã hội học thêm nữa để làm sáng tỏ những điều kiện xã hội ảnh hưởng đến<br />

các hoạt động này; gia tăng tri thức về nó, và công nghệ trên mạng làm phương<br />

tiện trung gian cho những quan hệ thân tình như thế nào, và đưa ra một quan niệm<br />

rõ ràng hơn về bản chất của quan hệ thân tình trong thời đại toàn cầu.<br />

-------------------------------------------------------------------------------------------<br />

Từ đầu những năm 1990, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin<br />

và truyền thông (viết tắt tiếng Anh là ICT) vốn vừa phản ánh vừa là kết quả gây<br />

chuyển biến sâu sắc của toàn cầu hóa đã có tác động xã hội học đáng kể đến<br />

cả lĩnh vực riêng tư lẫn công cộng ở các xã hội hậu công nghiệp tiên tiến. Chẳng<br />

hạn điều đó bao gồm sự thay đổi bản chất gia đình và quan hệ xã hội, sự chuyển<br />

hóa ngày càng phức tạp từ vị thế thanh thiếu niên sang vị thế người lớn,<br />

và từ người lao động sang người lao động trong mạng lưới trong xã hội tri thức.<br />

Trong bối cảnh này, có xu hướng ngày càng tăng sử dụng ICT nhằm mục đích<br />

xác lập và duy trì quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. Một ví dụ như vậy là việc sử<br />

dụng ngày càng tăng công nghệ trên mạng - bao gồm cả interrnet, thư điện tử, các<br />

trang web và viễn thông di động – nhằm mục đích “hẹn hò bằng trên mạng”.<br />

Chúng tôi định nghĩa hẹn hò trên mạng là một hình thức có mục đích để gặp<br />

những người mới thông qua các trang web được thiết kế riêng trên interrnet. Nói<br />

rộng hơn, có thể so sánh sự hẹn hò trên mạng với các kỹ thuật hẹn hò có mục


đích mang tính chất truyền thống hơn nhờ sự trung gian có lợi ích thương mại,<br />

như quảng cáo cá nhân có in ra trên giấy và dịch vụ mai mối. Như Hardey (2002)<br />

đã nhận thấy, hẹn hò trên mạng mang lại một không gian aỏ, và không gian này<br />

tạo cơ hội để gặp gỡ con người trên mạng rồi chuyển sang quan hệ mặt đối mặt.<br />

Nói chung, các trang để hẹn hò trên mạng này cung cấp cho người dùng những cơ<br />

hội để xuất trình một tiết diện về bản thân mình, xem xét tiết diện của những<br />

người khác, bày rõ sự quan tâm đến những người sử dụng khác, và tạo điều kiện<br />

thuận lợi cho việc giao tiếp đồng thời (ví dụ trao đổi thông điệp ngay lập tức) và<br />

không đồng thời (ví dụ thư điện tử) giữa những người dùng.<br />

Năm 2004, Fiore và Donath đã nhận diện ba loại chính các trang web hẹn hò trên<br />

mạng:<br />

• các hệ thống tìm/phân loại/ghép đôi như RSVP.com.au và Lavalife.com,<br />

vốn cho phép người sử dụng tìm kiếm bạn tình tương lai trên cơ sở những<br />

đặc điểm cụ thể;<br />

• các hệ thống ghép đôi theo tính cách như EHarmony.com, nơi nhà cung<br />

cấp trang web giữ quyền kiểm soát đối với việc ghép đôi và dựa trên cơ<br />

sở làm trắc nghiệm thử tính cách; và<br />

• các hệ thống mang tính chất mạng lưới xã hội, như Friendster.com, khuyến<br />

khích người sử dụng giới thiệu những người mà họ biết cho trang web và<br />

gợi ý việc ghép đôi giữa các thành viên của cùng một mạng lưới xã hội.<br />

Trong một lần thăm gần đây tới loại mạng lưới xã hội, chúng tôi thấy<br />

đã xuất hiện các trang mạng lưới như Engage.com, và các trang này mời gia đình<br />

và bạn bè tham gia vào quá trình ghép đôi trên mạng. Việc hẹn hò trên mạng thực<br />

hiện được là nhờ sự hội tụ giữa ICT vốn bao gồm dịch vụ trên nền tảng các trang<br />

web để mang lại một chuỗi các tương tác thông qua công nghệ, kể cả gặp mặt qua<br />

video, trao đổi giọng nói và giao tiếp SMS, với những khả năng lựa chọn mang<br />

tính truyền thống hơn của thư điện tử và nói chuyện gẫu theo thời gian có thật.<br />

Vào tháng 9 năm 2004, có 857.000 người dùng duy nhất các dịch vụ hẹn hò trên<br />

mạng ở Australia (Neilson Netratings, trao đổi cá nhân) và cuộc nghiên cứu với<br />

tư cách một bộ phận của cuộc khảo sát mô tả ở đây đã nhận diện được hơn 60<br />

trang web hẹn hò trên mạng mang tính thương mại phục vụ các cộng đồng người<br />

Australia. Mặc dù đã xảy ra xu hướng này, hiện vẫn có rất ít nghiên cứu về tác<br />

động xã hội học của công nghệ trên mạng đối với sự hình thành quan hệ thân tình.<br />

Quan hệ thân tình có nhiều hình thức, ví dụ giữa cha mẹ và con cái, và giữa bạn


è với nhau (Jamieson, 1998). Chúng tôi dùng thuật ngữ “thân tình” để<br />

mô tả quan hệ tình cảm/lãng mạn và/hay quan hệ giới tính giữa những người lớn,<br />

từ tương tác chỉ trên mạng đến quan hệ được duy trì cả bên ngoài mạng nữa.<br />

Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào sự hẹn hò trên mạng để khảo sát<br />

tác động của công nghệ trên mạng đến sự hình thành và duy trì mối quan hệ.<br />

Chúng tôi sẽ tổng quan sách báo hiện có về công nghệ trên mạng và quan hệ thân<br />

tình để thăm dò những câu hỏi về quan niệm mà sách báo này đặt ra về vai trò,<br />

hay vai trò tiềm năng của xã hội học trong việc tìm hiểu hiện tượng văn hóa xã<br />

hội đang gia tăng này. Sau đó chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp những câu hỏi này<br />

thông qua việc khảo sát những kết quả thực nghiệm của một số lượng nghiên cứu<br />

không nhiều, bao gồm cả nghiên cứu của chúng tôi, những nghiên cứu đã khảo<br />

sát hiện tượng hẹn hò trên mạng từ một quan điểm xã hội học. Không trình bày<br />

một báo cáo đầy đủ về những kết quả nghiên cứu của chúng tôi, mà mục đích ở<br />

đây chỉ là kích thích sự quan tâm đến những câu hỏi rộng lớn hơn vốn làm nền<br />

cho cuộc nghiên cứu. Chúng tôi cho rằng cần phân tích xã hội học nhiều hơn về<br />

hiện tượng hẹn hò trên mạng để<br />

• làm sáng tỏ điều kiện xã hội của những hoạt động này;<br />

• gia tăng tri thức về những điều như: công nghệ trên mạng có làm trung<br />

gian và duy trì những quan hệ thân tình không, và nếu có, thì bằng cách<br />

như thế nào; và<br />

• góp phần vào việc tạo ra một cách hiểu sâu hơn về bản chất của quan hệ<br />

thân tình trong thời đại toàn cầu.<br />

Sách báo về sự hình thành quan hệ trên mạng là rất đa dạng và tập trung khi<br />

thì vào những cuộc gặp gỡ “ngẫu nhiên” trên mạng và khi thì vào những quan<br />

hệ được duy trì bền vững trên mạng (lãng mạn và lý tưởng), tính dục ảo (qua<br />

máy tính) và mối liên hệ kiểu mạng lưới vốn cần thiết để xây dựng cộng đồng<br />

hay bản sắc tập thể. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những tương tác trên mạng<br />

mà sau đó dẫn đến sự gặp mặt ngoài đời và mang đặc điểm là có sự tiếp<br />

xúc “mặt đối mặt” của những người lớn với nhau. Tính đến sự phức tạp<br />

về lý thuyết và biểu hiện nhiều hình nhiều vẻ của tính dục cả trên mạng lẫn<br />

ngoài đời, thì cuộc nghiên cứu được trình bày ở đây chỉ tập trung chủ yếu vào<br />

những người sử dụng các trang web để tiếp xúc nam nữ.<br />

Phương pháp nghiên cứu


Cuộc nghiên cứu của chúng tôi tiến hành từ năm 2004 đến 2005 ở Melbourne,<br />

Australia. Nó bao gồm việc tổng quan rộng rãi sách báo về các cuộc tranh luận<br />

liên quan đến khái niệm và khảo sát thực nghiệm về các mối quan hệ được khởi<br />

xướng trên mạng, về bản chất sự thân tình ở thế giới (phương Tây) ngày nay,<br />

và tác động văn hóa xã hội của ICT. Chúng tôi đã tiến hành một cuộc kiểm định<br />

các trang web hẹn hò trên mạng vốn chuyên phục vụ người tiêu dùng Australia,<br />

lập tư liệu về các loại chức năng mà nó thực hiện, thống kê theo từng trang<br />

về việc sử dụng dịch vụ. Sử dụng một mẫu nghiên cứu kiểu quả bóng tuyết với<br />

khởi đầu từ mạng lưới nghề nghiệp của chính chúng tôi, chúng tôi đã tiến hành 23<br />

cuộc phỏng vấn sâu với những người tự nhận mình là đã có kinh nghiệm sử dụng<br />

các trang hẹn hò trên mạng. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành mặt đối mặt,<br />

hoặc tức thời trên mạng qua Instant Messenger, hoặc không đồng thời nhưng trên<br />

mạng thông qua một công cụ điều tra định tính bằng thư điện tử. Các câu hỏi<br />

phỏng vấn là nhằm tìm ra kinh nghiệm của người trả lời về hẹn hò trên mạng và<br />

việc sử dụng công nghệ trên mạng nói chung. Chúng tôi cũng quan tâm đến động<br />

cơ hẹn hò trên mạng và cách thức mà người trả lời thể hiện mình trên mạng. Dữ<br />

liệu phỏng vấn được phân tích theo đề tài để tìm ra những nét chủ đạo và trái<br />

ngược nhau về kinh nghiệm hẹn hò trên mạng của những người tham gia.<br />

Mẫu nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 5 nam và 18 nữ tuổi từ 25 đến 62. Đa<br />

số những người tham gia nhận mình là tính dục khác giới, một người nhận mình<br />

là tính dục đồng giới nam và ba người là tính dục với cả hai giới. Những người<br />

trả lời của chúng tôi cư trú tại Victoria, <strong>New</strong> South Wales và South Australia.<br />

Trình độ học vấn của họ bao gồm từ chưa tốt nghiệp phổ thông đến nghiên cứu<br />

sinh. Hầu hết nhận mình là đã đi làm.<br />

Cuộc nghiên cứu đặc biệt đi tìm những người trả lời đã có kinh nghiệm sử dụng<br />

các trang web hẹn hò trên mạng có tính chất thương mại. 21 người trong<br />

số những người trả lời của chúng tôi là hoặc đã từng là người sử dụng đều đặn<br />

một hay nhiều trang web như thế, bao gồm RSPV.com.au, mathc.com<br />

và Gaydar.com. Hai trong số những người trả lời của chúng tôi đã tham gia vào<br />

hoạt động hẹn hò trên mạng thông qua các trang web có xu hướng cộng đồng,<br />

bao gồm Yahoo!Clubs và MSN Chatrooms.<br />

Mặc dù phương pháp chọn mẫu và kích cỡ mẫu không cho phép chúng tôi nói<br />

rằng các kết quả nghiên cứu của chúng tôi là đại diện cho kinh nghiệm của những<br />

người Australia sử dụng hẹn hò trên mạng, nhưng chiều sâu và bề rộng của thông<br />

tin định tính thu được đã khiến chúng tôi nhìn ra những cách thức mà người<br />

trả lời trong nghiên cứu của chúng tôi kiến tạo ý nghĩa và mục đích của việc hẹn


hò trên mạng theo quan điểm của chính họ. Như thế, chúng tôi quan tâm đến tính<br />

riêng, tính đặc thù, hơn là tính khái quát trong cuộc khảo sát này. Không thể coi<br />

những trải nghiệm nổi lên trong nghiên cứu của chúng tôi là trải nghiệm mang<br />

tính phổ quát chung, nhất là về cách thức mà bản sắc giới và văn hóa đa dạng<br />

khác nhau ảnh hưởng đến những khả năng và cách dùng hẹn hò trên mạng để tạo<br />

lập quan hệ thân tình.<br />

Tìm hiểu về quan hệ khởi xướng trên mạng: những góc nhìn hiện nay<br />

và bằng chứng hiện có<br />

Mặc dù người ta ngày càng sử dụng công nghệ trên mạng để phát triển quan<br />

hệ liên cá nhân, hiện vẫn còn vắng bóng nghiên cứu hàn lâm mang tính phản biện<br />

trong lĩnh vực này, nhất là trong ngành xã hội học (để biết vài ngoại lệ hiển nhiên,<br />

xin xem Baker, 2005; Hardey, 2002, 2004). Nếu xét đến những cuộc tranh luận<br />

mạnh mẽ đang diễn ra trong khoa học xã hội nói chung về tác động của công<br />

nghệ trên mạng đến tương tác xã hội ở cấp cộng đồng (ví dụ xin xem Castell,<br />

2001: Rheingold, 1993; Wellman et al., 2001), thì điều này thật rất đáng ngạc<br />

nhiên.<br />

Trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, ngày càng có nhiều sách báo quan tâm đến<br />

những đặc điểm tâm lý xã hội của những người xây dựng quan hệ trên mạng<br />

(Baker, 200; Bonebrake, 2002; Fisher et al., 2001; McCowwn et al., 2001;<br />

McKenna et al., 2002), bản chất của hành vi tính dục trên mạng và chứng nghiện<br />

tính dục (Braun-Harvey, 2003; Carnes, 2001; Daneback et al., 2005) và mức độ<br />

mà quan hệ thông qua các công nghệ trên mạng thách thức các lý thuyết truyền<br />

thống về sự hình thành và sức hấp dẫn của mói quan hệ (Lea và Spears, 1995:<br />

Levine, 2000; Wildermuth, 2001). Tuy nhiên, gần như toàn bộ các nghiên cứu<br />

này tập trung vào sự hình thành quan hệ thông qua tiếp xúc trên mạng mang tính<br />

chất “ngẫu nhiên” hay “thứ cấp” – thông qua các phòng “tán gẫu”, danh sách<br />

tranh luận v.v. hơn là việc sử dụng công nghệ trên mạng một cách “có mục đích”<br />

để hình thành quan hệ thân thiết ngoài mạng. Đến nay cực kỳ hiếm sách báo<br />

về những nỗ lực có mục đích để hình thành và duy trì quan hệ thân thiết mặt đối<br />

mặt (xin xem ngoại lệ là Baker, 2005; Hardey, 2004). Điều này phản ánh một<br />

hạn chế lớn hơn của nghiên cứu khoa học xã hội về sự giao tiếp thông qua máy<br />

tính, và việc nghiên cứu về sự hình thành quan hệ xưa nay chỉ tập trung vào quan<br />

hệ trên mạng, mà ít chú ý đến những mối quan hệ đã phát triển trên mạng song


dẫn đến hoạt động tương tác bên ngoài mạng (Hitsch et al., 2005; Parks và<br />

Roberts, 1998).<br />

Sách báo đồ sộ về các khía cạnh mang tính quan hệ của công nghệ trên mạng –<br />

bao gồm cả những quan tâm xã hội học đối với việc kiến tạo trên mạng các bản<br />

sắc cá nhân và tập thể, và mối quan tâm về tâm lý học đối với cách thức để quan<br />

hệ trên mạng thách thức các lý thuyết truyền thống về sự hình thành quan hệ<br />

và sức thu hút - đã gợi ý rất nhiều câu hỏi mang chất xã hội học về quan hệ giữa<br />

công nghệ trên mạng với hoạt động tương tác xã hội. Nói tóm lại, sách báo<br />

gợi ý rằng các xu hướng kinh tế và xã hội mang tính toàn cầu đang có ảnh hưởng<br />

đến cách thức mà con người ta sử dụng công nghệ trên mạng và động cơ họ làm<br />

việc đó, rằng công nghệ này làm trung gian cho sự liên kết xã hội theo những<br />

cách thức rất đặc thù, và rằng công nghệ có tiềm năng biến cải chính bản chất<br />

của sự tương tác. Trong phần còn lại của bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét ba<br />

tác động này dưới ánh sáng những bàn luận lý thuyết và kết quả thực nghiệm vốn<br />

tập trung cụ thể vào bản chất của mối quan hệ khởi xướng trên mạng, có đặc biệt<br />

nhấn mạnh những mối liên hệ có mục đích trên mạng và dẫn đến tiếp xúc bên<br />

ngoài mạng. Cụ thể là chúng tôi sẽ xem xét sách báo sẵn có và những phát hiện<br />

nghiên cứu của chính chúng tôi để đáp lại ba câu hỏi sau:<br />

Những xu hướng kinh tế xã hội rộng lớn ảnh hưởng đến việc con người sử dụng<br />

công nghệ trên mạng để hình thành quan hệ thân tình mới là gì?<br />

Các kiểu hoạt động hẹn hò hay quan hệ nào cần sự trung gian của và được duy<br />

trì nhờ sử dụng các công nghệ này, và chúng có khác với các hình thức xây dựng<br />

quan hệ khác theo cách thức cụ thể nào không?<br />

Công nghệ hẹn hò trên mạng có chuyển biến bản chất của sự thân tình không?<br />

Các công nghệ này chỉ đơn giản là một phương tiện tương tác hay một nhân tố cơ<br />

bản nhào nặn cách thức người sử dụng nhìn nhận sự thân tình và/hay các chuẩn<br />

mực hẹn hò?<br />

Những xu hướng kinh tế xã hội rộng lớn ảnh hưởng đến việc con người sử<br />

dụng công nghệ trên mạng để hình thành quan hệ thân tình mới là gì?<br />

Cho đến nay vô số sách báo tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ đặc biệt<br />

quan tâm đến những đặc điểm tâm lý xã hội của những dùng công nghệ hẹn<br />

hò trên mạng. Phần nào sách báo tâm lý học cho rằng những người sử dụng công<br />

nghệ trên mạng nhằm mục đích hình thành quan hệ đều có đặc điểm chung là lo<br />

sợ và ngại quan hệ xã hội (Knox et al., 2001; McKenna et al., 2002; Morahan-


Martin and Schumacher, 2003; Scharlott and Christ 1995). Tuy nhiên, một nghiên<br />

cứu chuyên về những người sử dụng dịch vụ hẹn hò trên mạng đưa ra kết quả<br />

trái ngược với kết quả này, và cho thấy rằng những người hẹn hò trên mạng<br />

có khả năng giao tiếp xã hội ngoài mạng (Brym and Lenton, 2001). Điều<br />

này được sự hậu thuẫn của các nghiên cứu của khoa chính trị học về lòng tin nói<br />

chung và việc sử dụng internet, những nghiên cứu vốn cho thấy người sử dụng<br />

internet không hề cô lập về mặt xã hội (Uslaner, 2004).<br />

Trong khi sách báo tâm lý học có thể nói cho ta biết đôi điều về bản chất của<br />

những cá nhân sử dụng hình thức tương tác này để nhằm mục đích hình thành<br />

quan hệ, nó lại làm rất ít để lý giải các xu hướng xã hội rộng lớn vốn ảnh hưởng<br />

đến sự lựa chọn của con người ta để trở thành người hẹn hò trên mạng. Trong bối<br />

cảnh của Canada, cuộc nghiên cứu được đặt hàng mà Brym và Lenton (2001) tiến<br />

hành đã nhận diện bốn xu hướng xã hội ảnh hưởng đến sự gia tăng của hoạt động<br />

hẹn hò trên mạng:<br />

• Một số lượng ngày càng tăng số lượng cư dân Canada sống độc thân (mặc<br />

dù như họ thừa nhận, độc thân không phải là điều kiện tiên quyết để hẹn<br />

hò trên mạng);<br />

• Sức ép ngày càng tăng trong đường công danh sự nghiệp và tình trạng<br />

thiếu thời gian đang giảm bớt cơ hội để hoạt động xã hội và gặp gỡ những<br />

người mới;<br />

• Sự di động ngày càng tăng của những người độc thân để đáp ứng những<br />

đòi hỏi của thị trường lao động đang giảm bớt cơ hội để duy trì và gìn giữ<br />

quan hệ thân tình, và<br />

• Vai trò của nơi làm việc với tư cách là nơi hình thành các quan hệ lãng<br />

mạn hay quan hệ giới tính đã suy giảm do người ta ngày càng nhạy cảm<br />

với tệ sách nhiễu tính dục.<br />

Trong bối cảnh nước Anh, Hardey (2002) cũng nhận ra tác động của sự gia tăng<br />

tương đối số người độc thân và số hộ chỉ gồm một khẩu thuộc nhóm các<br />

nhà chuyên môn đến việc tăng cường sử dụng mạng internet vì mục đích xã hội<br />

và nhất là việc sử dụng các trang web trên internet để hẹn hò. Các xu hướng<br />

về hộ một người và sự gia tăng theo tỉ lệ thuận số người lớn sống độc thân trong<br />

cư dân mà các nghiên cứu này nhận diện cũng hiện diện ở Australia (xin xem<br />

Tổng cục thống kê Australia, 1999), và cho thấy rằng những kết quả này phần<br />

nào đúng ở đây. Nghiên cứu của chúng tôi đồng tình với những kết quả quốc<br />

tế này, với đa số những người trả lời cho biết các nhân tố xã hội hơn là những<br />

đặc điểm cá nhân đã là động cơ khiến họ thử hẹn hò trên mạng. Tức là trong khi


hai người tham gia của chúng tôi nêu ra những đặc điểm cá nhân – cụ thể là tính<br />

xấu hổ và thiên hướng thích viết hơn nói – là nguyên nhân khiến họ thử hẹn hò<br />

trên mạng, còn tất cả những người khác đều nêu ra nhiều nhân tố xã hội ảnh<br />

hưởng đến việc họ quyết định sử dụng các dịch vụ này. Chúng bao gồm:<br />

Việc di chuyển giữa các bang và ra nước ngoài vì công việc, và nhu cầu tìm ra<br />

cách thức để xây dựng mạng lưới xã hội mới;<br />

Một cảm giác cô độc do kết quả của tình trạng làm cha làm mẹ đơn thân;<br />

Giờ làm việc kéo dài và đột xuất đã hạn chế khả năng làm quen mặt đối mặt<br />

mang tính chất truyền thống hơn, và<br />

Việc đã chấm dứt một mối quan hệ lâu năm mà lại có ít khả năng tiếp cận những<br />

mạng lưới xã hội nơi có thể có bạn tình tương lai.<br />

Đặc điểm nhân khẩu học của những người sử dụng hẹn hò trên mạng có thể giúp<br />

ta hiểu rõ hơn những xu hướng xã hội cụ thể ảnh hưởng đến kiểu hình thành quan<br />

hệ thân tình bằng cách nói cho ta biết đôi điều về những kinh nghiệm cụ thể của<br />

những người sử dụng dịch vụ hẹn hò trên mạng. Một cuộc điều tra qua điện thoại<br />

gần đây về những người Australia sử dụng mạng internet để hình thành quan<br />

hệ đã kết luận rằng lứa tuổi, giới, tôn giáo và sự tham gia đảng phái chính trị<br />

không ảnh hưởng đáng kể đến diện mạo những người hẹn hò trên mạng (Hardie<br />

and Buzwell, 2006). Một cuộc nghiên cứu về 23.000 người hẹn hò trên mạng ở<br />

Mỹ cho thấy những người hẹn hò trên mạng thì có học vấn cao hơn và kiếm thu<br />

nhập cao hơn cư dân nói chung, nhưng ngang với cư dân sử dụng internet (Hitsch<br />

et al., 2005). Brym và Lenton (2001) và Hardey (2002) đã vạch rõ rằng những<br />

người thường xuyên sử dụng internet nói chung có học vấn cao và kiếm thu nhập<br />

nhiều hơn so với cư dân nói chung, và tập trung nhiều hơn ở những khu vực công<br />

ăn việc làm chuyên nghiệp. Tuy nhiên, như đã bàn ở phần trước, dịch vụ hẹn hò<br />

trên mạng đang ngày càng sử dụng nhiều hơn những ưu thế của sự hội tụ về công<br />

nghệ (ví dụ giữa internet, điện thoại di động và công nghệ dữ liệu cá nhân) để mở<br />

rộng cả thị trường cho những dịch vụ này lẫn tính năng của những dịch vụ mà họ<br />

cung cấp cho những người dùng đa dạng khác nhau. Điều này hàm ý rằng tự bản<br />

thân những đặc điểm nhân khẩu của những người sử dụng hẹn hò trên mạng – và<br />

do đó một vài nhân tố then chốt dự báo việc sử dụng hẹn hò trên mạng – sẽ có thể<br />

thay đổi đáng kể theo thời gian. Khi khảo sát bản chất sự thân tình và hình thành<br />

quan hệ trong thời đại toàn cầu, thì việc hiểu được các xu hướng xã hội của việc


sử dụng hẹn hò trên mạng và những đặc điểm nhân khẩu của người sử dụng hình<br />

thức hoạt động này sẽ thật ý nghĩa.<br />

Các kiểu hoạt động hẹn hò hay quan hệ nào cần sự trung gian của và được<br />

duy trì nhờ sử dụng các công nghệ này, và chúng có khác với các hình thức<br />

xây dựng quan hệ khác theo cách thức cụ thể nào không?<br />

Một trong những khả năng chuyển biến về mặt văn hóa thường được dẫn ra nhiều<br />

nhất của công nghệ trên mạng là năng lực vượt qua khoảng cách, không gian và<br />

thời gian của chúng để cho phép xác lập các mạng lưới mới và mẫu hình tương<br />

tác mới (xin xem Castell, 2001). Trong bối cảnh hình thành quan hệ riêng tư, một<br />

số nghiên cứu tâm lý học (Levine, 2000; Wildemuth, 2001) đã cho thấy rằng<br />

quan hệ hình thành trên mạng đã thách thức lý thuyết quan hệ truyền thống vì độ<br />

gần gũi về vật chất không còn được nhấn mạnh là điều có ý nghĩa nữa trong<br />

quá trình hình thành quan hệ. Lại một lần nữa những nghiên cứu này chủ yếu<br />

quan tâm đến những quan hệ được duy trì thuần túy trên mạng. Số lượng ít ỏi<br />

những nghiên cứu vốn tìm hiểu sự phát triển quan hệ riêng tư trên mạng<br />

và dẫn đến sự gặp gỡ ngoài mạng (xin xem Baker, 2005; Brym và Lenton, 2001;<br />

Ellison et al., 2006; Hardey, 2002; McCown et al., 2001; Parks và Roberts, 1998)<br />

đã cho thấy rằng sự gần gũi về vật chất vẫn là điều quan trọng đáng xem xét đối<br />

với những người muốn hình thành quan hệ mặt đối mặt, một mối quan hệ phần<br />

nào thông qua sự trung gian của công nghệ trên mạng.<br />

Tương tự như vậy, đa số những người tham gia nghiên cứu của chúng tôi đều coi<br />

sự gần gũi về địa lý là nhân tố ảnh hưởng trong việc lựa chọn bạn tình tương lai,<br />

cũng như trong trong sự lựa chọn trang web hẹn hò ưa thích. Mặc dù hai trong<br />

số những người trả lời của chúng tôi đã duy trì được quan hệ trên mạng bất chấp<br />

khoảng cách xa nhau trong những thời kỳ ngắn ngủi nào đó, nhưng đa số những<br />

người được phỏng vấn về khoảng cách địa lý đều nói rằng nếu mục đích của anh<br />

là muốn hình thành quan hệ mặt đối mặt thì thật chẳng mấy ý nghĩa nếu gặp<br />

những người sống ở tít tận nơi xa.<br />

Có vẻ như đương nhiên sự gần gũi về địa lý giữa những người dự định hình<br />

thành và duy trì quan hệ mặt đối mặt đã là một tiền đề quan trọng. Có lẽ điều có<br />

ý nghĩa hơn là mức độ mà công nghệ trên mạng cung cấp nơi chốn mới cho<br />

sự tương tác xã hội trong đó người sử dụng công nghệ sẽ gặp được những người<br />

mà nếu không nhờ mạng thì có lẽ họ sẽ không tiếp xúc (Castell, 2001). <strong>The</strong>o<br />

nghĩa này, việc vượt qua ràng buộc về độ gần gũi không đơn giản chỉ là vấn đề<br />

khoảng cách, mà là vấn đề về khả năng tiếp cận những mạng lưới khác nhau.


Đa số các trang web hẹn hò trên mạng rõ ràng đều được xây dựng để cung cấp<br />

cho người sử dụng những cơ hội để tiếp xúc với người bên ngoài mạng lưới hiện<br />

có. Fiore và Donath (2004) đã phỏng đoán rằng điều này sẽ có nhiều tác động<br />

tiềm tàng đến bản chất sự hình thành quan hệ thông qua sự trung gian của công<br />

nghệ trên mạng. Cụ thể hơn họ cho rằng việc hẹn hò trên mạng tạo cho con người<br />

ta sự tự do đáng kể để tiếp xúc với những người mới mà không phải bó hẹp vào<br />

mạng lưới xã hội hiện hành của họ. Họ cho rằng một hậu quả tiêu cực của điều<br />

này có thể là người sử dụng có khuynh hướng cao hơn để “cư xử tồi” trong những<br />

mối quan hệ khởi xướng trên mạng. Mặc dù một số nghiên cứu đã cho thấy<br />

những người sử dụng sự hẹn hò trên mạng rất lo ngại về sự dối trá (xin xem<br />

Gibbs et al., 2006), lời dự đoán rằng các dịch vụ hẹn hò trên mạng sẽ tạo điều<br />

kiện dễ dàng cho các tương tác nguy hiểm đã không được xác nhận qua những<br />

nghiên cứu thực nghiệm khác đã tiến hành cho đến nay. Những nghiên cứu này<br />

đã cho thấy rằng cảm nghiệm của những người tham gia nghiên cứu về các cách<br />

hẹn hò quen thuộc nói chung là tệ hơn và/hay kém an toàn hơn so với sự hẹn hò<br />

trên mạng (Brym and Lenton, 2001; Hardey, 2002; McCown et al., 2001). Nghiên<br />

cứu của chúng tôi mang lại những cách nhìn trái ngược nhau về chủ đề này, với<br />

một số người tham gia cảm thấy rằng sự giấu tên ban đầu của phương tiện này<br />

cho phép con người ta cư xử tồi với nhau cả ở trên mạng lẫn ở câc cuộc gặp mặt<br />

đối mặt đầu tiên, trong khi những người khác nói rằng họ không thấy những tác<br />

động tiêu cực nào đáng kể như vậy.<br />

Nhiều người trả lời trong nghiên cứu của chúng tôi đã coi sự tự do gặp gỡ những<br />

người bên ngoài mạng lưới xã hội của chính mình là lợi thế chính của hẹn hò trên<br />

mạng, với những lời nhận xét như:<br />

Nó nhắc bổng quý vị ra khỏi vòng tròn xã hội của quý vị,<br />

và quý vị có liên hệ với một số lượng người đông đảo, và nếu<br />

quý vị mở ngỏ diện mạo xã hội của mình, và không quá mô tả về những<br />

điều quý vị làm hay không làm, thì quý vị sẽ có cơ hội gặp nhiều người<br />

khác nhau mà quý vị sẽ không bao giờ biết (nam độc thân và tính dục<br />

khác giới, 25 tuổi).<br />

Mặc dù nhiều người trả lời của chúng tôi coi khả năng vượt ra khỏi mạng lưới<br />

xã hội của chính mình là một nét tốt đẹp của hẹn hò trên mạng, họ quan niệm<br />

về những tác động tích cực theo nhiều cách khác nhau. Với một số người, sự tự<br />

do không bị ràng buộc vào mạng lưới xã hội của mình có nghĩa là có khả năng<br />

thăm dò và biểu hiện dạng loại tính dục của mình theo cách mới. Với những<br />

người khác, những cơ hội tạo mạng lưới rộng lớn mà phương tiện này mang lại đã


cho phép họ thăm dò khả năng tạo quan hệ thân tình mà không bị bó buộc<br />

bởi ảnh hưởng mang tính chuẩn mực của mạng lưới xã hội của chính mình:<br />

Tôi nghĩ rằng việc quý vị không bao giờ gặp lại họ nữa thật là tuyệt vời.<br />

Quý vị biết đấy, nếu đó là gia đình hay bạn bè, hay công việc hay đại loại<br />

thế, và nếu nó không mang lại hiệu quả, thì quý vị sẽ chịu tất cả mọi điều<br />

kinh khủng… xảy ra với cuộc sống và quan hệ của quý vị (nữ độc thân,<br />

tính dục khác giới 33 tuổi).<br />

Trong trường hợp người trả lời này, sự tự do của hẹn hò trên mạng không<br />

chỉ là ở bản thân tiềm năng thăm dò các hình thức thân tình mới, mà là khởi<br />

xướng mối quan hệ trong một không gian vượt ra khỏi mọi sự xoi mói của đời<br />

sống hàng ngày của chị. <strong>The</strong>o nghĩa này, điều lợi của hẹn hò trên mạng không<br />

đơn giản chỉ là vượt ra khỏi mạng lưới riêng tư để tìm ra những “người mới”,<br />

mà là thăm dò những mối liên hệ mới này bên ngoài sự ràng buộc của không gian<br />

mạng lưới truyền thống của chúng ta.<br />

Mặc dù công nghệ trên mạng tỏ ra đã cung cấp cơ hội mới cho những mối quan<br />

hệ thân tình vượt qua các mạng lưới xã hội hiện hành, nó đồng thời củng<br />

cố sự hình thành quan hệ xã hội truyền thống bên trong nội bộ các nhóm bản sắc<br />

theo các nền văn hóa nhỏ, theo tộc người và tôn giáo cũng như theo giới. Trong<br />

một bài tổng quan các trang web cá nhân trên mạng của Mỹ, Fiore và Donath<br />

(2004) đã nhận thấy sự nổi lên một loạt những hệ thống hẹn hò trên mạng cho<br />

các “nhóm cư dân nhỏ” dành riêng để khuyến khích những mối quan hệ mới giữa<br />

người với người trong nội bộ những cư dân mục tiêu nhất định như cộng đồng<br />

người Do thái, những nam giới tính dục đồng giới, những người sử dụng giàu có<br />

hay có học vấn cao và thậm chí cả những người sử dụng tự coi mình là đặc biệt<br />

hấp dẫn về thể chất. Những trang web chủ yếu trên mạng như Match.com và<br />

RSVP.com.au đã đưa vào những thông tin riêng cho từng nhóm cư dân về đức tin<br />

tôn giáo, khuynh hướng chính trị, kiểu loại công ăn việc làm v.v. của người sử<br />

dụng, tạo nên cái mà Fiore và Donath 92004:1) mô tả là “công cụ cực kỳ mạnh<br />

mẽ để xác định những người hợp với đặc điểm [chung của chúng ta]”. Cũng quan<br />

trọng ngang như vậy là sự gia tăng mạnh mẽ của các trang web như Christians<br />

online, Gaydar and celibate Pasions dành riêng để mối lái những người bên trong<br />

nội bộ các nhóm nhất định.<br />

Kết quả cuộc nghiên cứu của chúng tôi gợi ý một cách đầy thuyết phục rằng mặc<br />

dù những người tham gia nghiên cứu sử dụng dịch vụ hẹn hò trên mạng để vượt<br />

qua mạng lưới liên cá nhân, họ vẫn chủ yếu đi tìm những ai thuộc cùng cộng


đồng của bản thân họ xét về tính cách, hứng thú, và như đã bàn ở trên, cùng khu<br />

vực địa lý. Như một người tham gia của chúng tôi đã nói:<br />

Tôi hiểu tiền đề của giao tiếp trên mạng là vượt qua không gian vật chất.<br />

Thay vì gặp ai đó một cách ngẫu nhiên thông qua việc chiếm lĩnh cùng<br />

một không gian vào cùng một lúc (quán bar, bàn tiệc, trên tàu v.v.) tôi<br />

thấy có nhiều tiềm năng gặp gỡ con người trên mạng thông qua giao tiếp<br />

về hứng thú chung và những giá trị và ý tưởng chung. (nam tính dục khác<br />

giới, độc thân, 32 tuổi).<br />

Trong trường hợp này, mặc dù anh đó mong muốn tận dụng ưu thế tiếp cận hàng<br />

loạt người khác nhau thông qua hẹn hò trên mạng, nhưng anh ta làm thế để tạo<br />

lập những quan hệ có mục đích với những người mà anh ta coi<br />

là có giá trị và kinh nghiệm sống gần với hoặc giống như bản thân anh ta. Đa<br />

số những người tham gia nghiên cứu của chúng tôi đều nói lên điều này khi<br />

mô tả cách thức và lý do họ sử dụng các dịch vụ hẹn hò trên mạng.<br />

Điều quan trọng là nhận thức được rằng sự hẹn hò trên mạng không đơn giản chỉ<br />

là thông qua vai trò trung gian của công nghệ, mà còn qua những người thiết kế<br />

công nghệ đó và lợi ích thị trường mà họ đại diện. <strong>The</strong>o nghiã này, công nghệ<br />

không chỉ đơn giản chỉ là một công cụ để tạo điều kiện dễ dàng cho sự tương tác,<br />

mà còn tạo nên sản phẩm công nghệ xã hội (Wajcman, 2004) vốn góp phần vào<br />

việc nhào nặn sự tương tác đó. Arvidsson (2006:672) cho rằng hẹn hò trên mạng<br />

là một ví dụ về “công việc của trí tưởng tượng” (fantasy work) trong một nền<br />

kinh tế tri thức, nơi “năng lực chung của chúng ta nhằm kiến tạo ý nghĩa biểu<br />

trưng qua lại, cảm nghiệm chung và mối quan hệ tình cảm đều được huy động để<br />

tạo ra một loại nội dung có thể thương mại hóa thành công”. Một sự căng thẳng<br />

vốn có về thiết kế trong một trang web nhằm mục đích thương mại trên mạng là<br />

căng thẳng giữa các mục tiêu xung đột nhau: làm sao hỗ trợ người sử dụng để gặp<br />

bạn tình và xây dựng quan hệ một cách thành công hay hỗ trợ sự tăng trưởng của<br />

trang web bằng việc giữ được người sử dụng (Fiore and Donath, 2004). Ở một<br />

mức độ nào đó, điều này có thể phản ánh sự căng thẳng ở bất kỳ hình thức xây<br />

dựng quan hệ nào – kể cả những hình thức truyền thống hơn như làm mối và cung<br />

cấp thông tin cá nhân dưới dạng in ra – thông qua lợi ích thương mại. Tuy nhiên,<br />

mức độ tương tác và “tự chủ” vốn có ở việc sử dụng công nghệ trên mạng có<br />

nghĩa là hầu hết các trang web hẹn hò trên mạng đều cho người sử dụng biết rõ<br />

ràng hơn nhiều về mức độ và kiểu loại sử dụng của người khác so với các dịch vụ<br />

hẹn hò mang tính thương mại truyền thống khác. Nghĩa là nó hàm ý rằng ở hình


thức hoạt động hẹn hò có mục đích này, người tham gia sẽ nhận thức được rằng<br />

mình có một mức độ tự chủ rõ ràng hơn.<br />

Người ta đã nhận ra rằng các mối quan hê khởi xướng trên mạng mang nét nổi<br />

bật là có mức độ kiểm soát cá nhân rất cao đối với tốc độ và bản chất của sự giao<br />

tiếp thông qua phương tiện điện tử (Ben-Ze’ev, 2004; Hardey, 2002; McCown et<br />

al., 2001; Van Acker, 2001). Đa số những người tham gia cuộc nghiên cứu của<br />

chúng tôi đều coi mức độ kiểm soát đó là điều lợi đáng kể của hình thức hẹn<br />

hò này đối với những người sử dụng hẹn hò trên mạng. Tuy nhiên, mặc dù những<br />

người trả lời của chúng tôi rõ ràng đã nhận ra cảm giác làm chủ này là điều lợi<br />

của phương tiện này, nhưng nhiều người trong số họ cũng nói lên cảm giác rõ rệt<br />

về khả năng dễ bị thương tổn của mình khi họ trở thành đối tượng để người khác<br />

kiểm soát trong tương tác trên mạng. Ví dụ trong khi nghiên cứu về hẹn hò trên<br />

mạng của Hardey (2002) cho thấy rằng trong bối cảnh này người ta không coi<br />

việc “rút lui khỏi sự trao đổi thư điện tử mà không lý giải” là thô lỗ hay không<br />

thích hợp, song nhiều người trả lời của chúng tôi vẫn nói rằng họ cảm thấy mình<br />

bị bác bỏ khi điều đó xảy ra đối với họ.<br />

Hẹn hò trên mạng tỏ ra cũng tạo ra một chuỗi các chuẩn mực/lễ nghi chung<br />

như trật tự và tốc độ tương tác bằng thư điện tử và sự có đi có lại trong việc chia<br />

sẻ thông tin cá nhân, phản ánh bản chất và chức năng của công<br />

nghệ là hỗ trợ hình thức tương tác này, trong khi cũng soi chiếu những quy định<br />

của tương tác mặt đối mặt (Hardey, 2002). Không gian ảo cùng một lúc vừa<br />

thách thức các phương thức truyền thống của việc gặp gỡ con người, vừa cũng<br />

phản tái tạo những kịch bản của đời thực (Van Acker, 2001:108). Ví dụ tổng quan<br />

sơ bộ của chúng tôi về những đặc điểm của các trang web hẹn hò trên mạng và<br />

thông tin từ những câu chuyện vui kể để cười đều cho thấy rằng mẫu hình tương<br />

tác mang giới tính truyền thống đã được củng cố trong hẹn hò trên mạng, với việc<br />

những người sử dụng là nam giới chiếm số đông và người ta kỳ vọng họ xúc tiến<br />

“bước đi đầu tiên” khi tiếp xúc với bạn tình tương lai trên mạng.<br />

Như Van Acker (2001) đã vạch rõ, các quy ước và kỳ vọng truyền thống<br />

về sự thân tình đã được tái tạo trong ngôn ngữ hẹn hò trên mạng, với việc nhiều<br />

trang web hẹn hò trên mạng cổ súy những lý tưởng lãng mạn truyền thống thông<br />

qua những lời khuyên và chức năng trang web được thiết kế để “giúp” người<br />

sử dụng tìm ra “mình” và “người hợp nhất với mình” v.v. Một số người<br />

mà chúng tôi phỏng vấn đã nêu ra hàng loạt những “lễ nghi hẹn hò trên mạng”<br />

vốn phản ánh truyền thống hẹn hò nam nữ, và nói:


Dù trên mạng hay ngoài mạng, vẫn có một điệu vũ cần nhảy, một<br />

trò chơi cần chơi… Nam giới cần tiếp xúc với nữ giới… tôi cố gắng làm<br />

những điều đúng và tiếp xúc với họ và làm tất cả mọi việc cần làm sau<br />

đó, và tôi lên kế hoạch hẹn hò và mọi thứ (nam, tính dục khác giới và độc<br />

thân 25 tuổi).<br />

Những người trả lời khác cho rằng các quy ước về tương tác mang tính chất rất<br />

riêng, và nhận xét:<br />

Và<br />

Có lẽ chẳng có quy tắc gì về lễ nghi cả. Đúng hơn, mỗi người có cách<br />

riêng để bước lên sàn và gặp người kia. (nữ 59 tuổi, tính dục khác giới, đã<br />

ly hôn)<br />

Có vẻ như nó thay đổi từ người này sang người khác – một số người<br />

thì tiến thẳng tới thư điện tử, số khác thì cho số điện thoại, số khác nữa<br />

thì chẳng làm gì… Tôi chưa thấy những lời đáp của tôi đi theo mẫu hình<br />

nào hết. (nữ, tính dục khác giới, 31 tuổi, đã ly hôn)<br />

Có thể lý giải những cảm nghiệm trái ngược nhau này bằng mức độ dày dạn kinh<br />

nghiệm của con người ta về hẹn hò trên mạng, và do đó bằng mức độ quen thuộc<br />

của họ với “các quy tắc nhập vai”. Tuy nhiên những nhận xét của một số người<br />

tham gia cho thấy rằng sự hẹn hò trên mạng vừa tái tạo truyền thống tương tác<br />

vừa kiến tạo những chuẩn mực mới khi ngày càng nhiều người tham gia vào hình<br />

thức xây dựng quan hệ này.<br />

Sách báo thực nghiệm và lý thuyết hiện có và kết quả nghiên cứu của chính<br />

chúng tôi cho thấy rằng sự gia tăng dịch vụ hẹn hò trên mạng đồng thời tạo<br />

cơ hội cho con người ta tạo lập những mối quan hệ thân tình vượt qua mạng luới<br />

xã hội và không gian truyền thống, trong khi cũng tạo điều kiện dễ dàng cho các<br />

mẫu hình hình thành quan hệ mang tính chất truyền thống hơn trong lòng mỗi<br />

nhóm cụ thể. Điều này cho thấy rằng công nghệ trên mạng vừa làm trung gian<br />

cho các mẫu hình tương tác mới vừa tăng cường các chuẩn mực văn hóa xã hội<br />

hiện hành trong sự hình thành, xói mòn và tái hình thành quan hệ thân tình.<br />

Công nghệ hẹn hò trên mạng có chuyển biến bản chất của sự thân tình<br />

không?


Chừng nào việc hẹn hò trên mạng còn thông qua sự trung gian của công<br />

nghệ trong thế giới hiện nay, thì chừng đó cần đặt những nỗ lực nhằm tìm hiểu<br />

tác động của nó lên bản chất quan hệ thân tình bên trong khuôn khổ một loạt các<br />

câu hỏi rộng lớn hơn về bản chất của cái tôi và bản sắc trong thời đại toàn cầu.<br />

Sách báo về quan hệ thân tình hiện nay bị chi phối bởi cuộc tranh luận giữa<br />

những người thấy khả năng chuyển biến của cái mà Bawin-Legros (2004)<br />

mô tả là một “trật tự tình cảm mới” (xin xem Giddens, 1991, 1992), tức những<br />

người cho rằng hình thức quan hệ thân tình là biểu hiện của quá trình cá nhân<br />

hóa trong một xã hội rủi ro toàn cầu (Beck and Beck –Gernsheim, 1995) với<br />

những người vốn hạ thấp việc quy giản quan hệ thân tình (sâu sắc) vào dục vọng<br />

(nông nổi) ở thời hiện đại hậu kỳ (Bauman, 2003). Như nhiều nhà quan sát đã<br />

nhận thấy, những cuộc tranh luận kiểu này đã bó hẹp khả năng hiểu biết sự thân<br />

tình ở thời đại toàn cầu vào chuẩn mực tính dục khác giới trong lòng ranh giới<br />

truyền thống của gia đình, giới và tính dục (xin xem Evans, 2004; Hines, 2006;<br />

Roseneil and Budgeon, 2004). Có ý nghĩa hơn đối với cuộc nghiên cứu đang<br />

bàn ở đây, các khung lý thuyết nổi trội để hiểu quan hệ thân tình trong thời đại<br />

toàn cầu đều dựa trên một niềm tin chung rằng chúng ta đang sống trong một thời<br />

kỳ phi truyền thống hóa, nơi người ta đang ruồng bỏ hoặc tái tạo lại truyền thống<br />

văn hóa xã hội (Gross, 2005:287). Trong trường hợp hẹn hò trên mạng, quan<br />

niệm về quan hệ thân tình hiện nay mà khái niệm “quan hệ thuần khiết” của<br />

Giddens đặt ra và lập luận của Bauman rằng chúng ta đang ở thời đại “tình yêu<br />

chất lỏng” đã thu hút sự chú ý của hầu hết cuộc bàn luận vốn rất hạn hẹp trong<br />

lĩnh vực này.<br />

Bauman (2003) đã lập luận rằng chúng ta đang sống trong một thời đại “hiện đại<br />

chất lỏng”, nơi dục vọng được dành đặc quyền so với sự thân tình. Rõ ràng<br />

Bauman phê phán sự hẹn hò trên mạng mà ông coi là đang thực hiện những điều<br />

kiện lựa chọn hợp lý của thời đại. Ông cho rằng nghệ thuật yêu đương đã bị thay<br />

thế bằng sự bắt chước đầy tính thương mại, bằng “kinh nghiệm tình ái” vốn đi<br />

theo mô hình của “các hàng hóa khác vốn quyến rũ và gây cám dỗ bằng cách vứt<br />

bỏ tất cả mọi đặc điểm đó và hứa hẹn người muốn gì sẽ được nấy mà không phải<br />

chờ đợi, gắng gỏi mà không đổ mồ hôi và đạt kết quả mà khỏi cần gắng sức”<br />

(2003:7).<br />

Có nhiều lời hưởng ứng mối lo ngại lớn lao này của Bauman trong dữ liệu phỏng<br />

vấn của chúng tôi, với một số người trả lời đặt câu hỏi nghi ngờ rằng liệu phương<br />

tiện này có hiệu ứng “rất đúng lúc và cho chính tôi” đến những khả năng cho<br />

quan hệ thân tình:


Tôi đang tự hỏi liệu nó có làm mọi việc trở nên quá dễ dàng không, đến<br />

mức nó có thể làm cho mình trở thành không lâu bền, và các quan<br />

hệ càng dễ vỡ hơn. Quá dễ gặp con người, quá dễ để vòng qua con người,<br />

nên nó là loại máy gia tốc sự tan rã quan hệ lâu dài, đại loại như vậy .<br />

(nữ tính dục khác giới, độc thân 33 tuổi).<br />

Những cách hiểu lạc quan hơn về khả năng gây biến chuyển của việc hẹn hò trên<br />

mạng thì dựa trên khái niệm quan hệ thuần khiết của Giddens để suy đoán<br />

tác động của nó đến quan hệ thân tình (ví dụ xin xem Hardey, 2002). Giddens<br />

(1991, 1992) cho rằng bản chất của đời sống tình cảm hiện nay đã được sắp xếp<br />

lại do điều kiện hoạt động hàng ngày đã thay đổi. Giddens hi vọng rằng khái<br />

niệm “quan hệ thuần khiết” sẽ là nơi chốn tốt đẹp để tự bộc lộ và suy ngẫm mà<br />

điều kiện của thời hiện đại hậu kỳ mang lại.<br />

Những quan niệm của Giddens và Bauman thể hiện những quan điểm đối lập<br />

nhau về khả năng của quan hệ thân tình trong thời đại toàn cầu. Trong kiến trúc<br />

của nó, sự hẹn hò trên mạng phù hợp với nhận xét về tình yêu chất lỏng của<br />

Bauman. Tức là nó là một phương tiện đi theo lợi ích thương mại trong đó<br />

sự hình thành mối quan hệ được quan niệm như là một hoạt động cá nhân dựa<br />

trên cơ sở sự lựa chọn hợp lý – với tình yêu chỉ cách ta vài ba cú nhấp chuột<br />

(và một sự đầu tư nhỏ về tài chính). Tuy nhiên, quan niệm của những người tham<br />

gia cuộc nghiên cứu của chúng tôi về hẹn hò trên mạng cho thấy rằng cùng một<br />

lúc có sự hấp dẫn cả đối với khả năng làm công cụ của tình yêu chất lỏng và với<br />

lý tưởng về quan hệ thuần khiết.<br />

Phù hợp với khuynh hướng tiêu dùng của tình yêu chất lỏng, nhiều người tham<br />

gia cuộc nghiên cứu của chúng tôi đã coi mình và những người khác là sản<br />

phẩm để tiêu dùng:<br />

Ý tôi muốn nói là quý vị là món hàng đặt trên giá, nói chữ là món hàng<br />

trên giá hầu hết thời gian, và chẳng ai mua quý vị nếu đó là cách quý vị<br />

giới thiệu mình, cả ảnh chân dung lẫn hình chụp nghiêng. Tôi muốn nói là<br />

họ, tất cả bọn họ, đều kém óc tưởng tượng đến mức họ nói về việc dạo<br />

chơi trên bãi biển và những bữa tối thắp nến rất lãng mạn. (nữ, tính dục<br />

khác giới, độc thân, 50 tuổi)<br />

Mặc dù những người mà chúng tôi phỏng vấn thường dựa vào những ẩn dụ khớp<br />

với tình yêu chất lỏng khi bàn về cách họ trải nghiệm việc hẹn hò trên mạng, một<br />

số khác cũng nói đến cơ hội duy nhất mà phương tiện này mang lại để họ tự suy


ngẫm về bản thân và bộc lộ mình. Ví dụ một người tham gia nghiên cứu đã bàn<br />

về quá trình riêng tư mở ra cho chị nhờ những trải nghiệm về hẹn hò trên mạng:<br />

Tôi luôn luôn thấy thích thú gặp một ai đó mới mẻ, biết họ, và xem xem<br />

liệu có hợp nhau không. Điều đó thật gấp gáp. Trong một lúc nó thành<br />

cơn nghiện. Như thể đó là một hoạt động mà tôi ưa thích – tôi phải<br />

có một ai đó mới mẻ đang đến – làm quen với họ, sắp xếp một cuộc hẹn<br />

hò cho kỳ nghỉ cuối tuần sắp tới… Tôi luôn thích thú với các khả năng...<br />

nhưng tôi học được rất nhiều về bản thân tôi và về các mối quan hệ trong<br />

một thời gian ngắn ngủi, gia tốc đường cong nhận thức, và ra quyết định<br />

về việc ai là người tôi sẽ đi tìm… Tôi nhận biết được mình là ai và tôi<br />

muốn gì, do đó tôi có thể xác định được lập trường của mình hơn là chấp<br />

nhận bắt cứ ai đến với tôi. (nữ, tính dục khác giới, 48 tuổi, đã ly hôn).<br />

Lời đáp này cho thấy rằng những đặc điểm tình yêu chất lỏng của sự hẹn hò trên<br />

mạng – bao gồm cả sự sẵn sàng và hàng loạt những mối quan hệ tương lai - đều<br />

có tiềm năng hỗ trợ các quá trình riêng tư là tự suy ngẫm về mình để thay đổi,<br />

và điều này khớp với luận điểm của Giddens về quan hệ thuần khiết mang tính<br />

tự suy ngẫm về bản thân.<br />

Mặc dù điều này hàm ý rằng mối quan hệ khởi xướng trên mạng có khả năng giải<br />

thoát, chúng tôi cũng nhận thấy lời phê phán của Jamiesson (1998) về khái niệm<br />

quan hệ thuần khiết. Như bà đã vạch rõ, những bất bình đẳng về cấu trúc vốn<br />

có trong quan hệ thân tình riêng tư, nhất là giữa nam và nữ, đang có nguy cơ bị<br />

bỏ qua khi chúng ta ca tụng những giá trị về tự bộc lộ cho nhau mà khái niệm<br />

quan hệ thuần khiết của Giddens nêu ra. Những giới hạn của quan niệm này càng<br />

được củng cố qua kết quả nghiên của chúng tôi, vốn trình bày trên đây, rằng sự<br />

hẹn hò trên mạng cùng một lúc vừa tạo ra các hình thức tương tác mới vừa củng<br />

cố các khuôn mẫu xây dựng quan hệ truyền thống, và kiểu quan hệ hình thành<br />

thông qua phương tiện này vừa vượt ra khỏi mạng lưới cá nhân hiện có vừa gia<br />

cố những mối liên hệ cộng đồng truyền thống. Điều này gợi ý rằng cần tiếp tục<br />

phát triển các công cụ lý giải để hiểu rõ sự hẹn hò trên mạng và nhất là hiểu rộng<br />

hơn quan hệ thân tình trong thời đại toàn cầu. Đặc biệt, như Gross (2005) đã nêu<br />

rõ, cái mà người ta cho là sự phi truyền thống hóa quan hệ thân tình cần được tìm<br />

hiểu có hệ thống và theo tinh thần phê phán hơn là sách báo hiện nay vẫn làm.<br />

Kết luận


Chúng tôi đã khảo sát một vài vấn đề xã hội học nảy sinh do việc sử dụng ngày<br />

càng tăng công nghệ trên mạng nhằm mục đích hình thành quan hệ thân tình<br />

mặt đối mặt. Cả sách báo sẵn có lẫn cuộc nghiên cứu của chính chúng tôi đều cho<br />

thấy rằng các xu hướng hẹn hò trên mạng đã bị nhào nặn và nằm trong bối cảnh<br />

các xu hướng văn hóa xã hội rộng lớn hơn của công ăn việc làm, hộ gia đình<br />

và mẫu hình di động ở các xã hội được coi là tiên tiến ở phương Tây. Điều này<br />

cho thấy rằng nếu chúng ta muốn hiểu bản chất quan hệ thân tình vào thời đại<br />

toàn cầu, thì cần hiểu rõ hơn về lý thuyết cũng như thực nghiệm việc sử dụng<br />

công nghệ trên mạng nhằm mục đích hình thành quan hệ.<br />

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng làm sáng tỏ tác động cùng một lúc vừa<br />

gây chuyển biến vừa bảo thủ của việc sử dụng công nghệ trên mạng đến thói<br />

quen văn hóa liên quan tới việc khởi xướng và phát triển quan hệ thân tình giữa<br />

những người trưởng thành. Nghiên cứu của bản thân chúng tôi cũng như của<br />

những người khác cho thấy rằng hoạt động hẹn hò trên mạng vừa tạo ra các chuẩn<br />

mực mới và cơ hội để tương tác vừa củng cố các chuẩn mực và mạng lưới truyền<br />

thống cho quan hệ thân tình. Tình trạng tương đối khan hiếm sách báo về chủ đề<br />

này và những mâu thuẫn trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho đến nay<br />

hàm ý rằng nếu chúng ta muốn thực sự hiểu tác động xã hội học của công<br />

nghệ trên mạng ở giao điểm giữa “cái ảo’ và ‘cái thật”, thì cần tiếp tục điều tra<br />

nhiều hơn nữa về lý thuyết cũng như thực nghiệm./.<br />

Mai Huy Bích dịch<br />

Nguồn: Jo Barraket và Millsom S. Henry-Waring. 2008. “Getting it on(line):<br />

sociological persepectives on e-dating”. Journal of Sociology. <strong>The</strong> Autralian<br />

Sociological Association. Volume 44(2): 149-165.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!