02.07.2013 Views

LỜI MỞ ĐẦU ---o0o

LỜI MỞ ĐẦU ---o0o

LỜI MỞ ĐẦU ---o0o

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

<strong>LỜI</strong> <strong>MỞ</strong> <strong>ĐẦU</strong><br />

---<strong>o0o</strong>---<br />

Thị trường bia Việt Nam vốn vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm<br />

năng khi mà con số tiêu thụ vẫn còn rất khiêm tốn so với mức trung bình của nhiều<br />

nước trên thế giới, chỉ 18 lít / người / năm ước tính chỉ bằng khoảng ½ so với mức<br />

trung bình của Hàn Quốc và khoảng 1/6 – 1/7 đối với các nước như Iceland, Séc<br />

hay Đức. Chính vì thế nên không chỉ các đại gia nước ngoài mà thậm chí nhiều đại<br />

gia của ngành bia rượu nước giải khát trong nước cũng mong muốn gia nhập thị<br />

trường đầy tiềm năng này nhằm tìm kiếm những khoản lợi nhuận kếch sù.<br />

Các kết quả nghiên cứu thị trường đã chia ngành công nghiệp bia Việt Nam<br />

thành 3 giai đoạn: thập niên 1990 là thời điểm khởi động của các thương hiệu bia.<br />

Trong khoảng 5 năm đầu của thế kỷ 21, ngành bia bước sang giai đoạn “vượt<br />

chướng ngại vật” và hiện nay đang tăng tốc. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này sẽ<br />

không có giây phút “về đích” vì đây là một cuộc chiến rất khốc liệt và không phải<br />

kẻ khổng lồ nào cũng có thể chiến thắng ở tất cả các mặt trận. Bên cạnh sự thống<br />

trị phân khúc cao cấp của nhãn hàng Heineken ( thuộc VBL – liên doanh giữa Nhà<br />

máy Bia Việt Nam và tập đoàn APB ) hay phân khúc phổ thông của nhãn hàng<br />

Sabeco ( thuộc Tổng công ty bia rượu và nước giải khát Sài Gòn ) , cuộc chiến<br />

nhằm tranh giành thị phần bia tại thị trường Việt Nam cũng chứng kiến nhiều sự<br />

thất bại đau đớn của các tên tuổi khác. Có thể kể ra như trường hợp của bia BGI<br />

(thuộc sở hữu của Castel Group, Pháp), bia “ kiểu Úc ” Fosters (Tập đoàn Fosters),<br />

hay “cuộc chia tay tức tưởi” của sản phẩm Laser (thuộc tập đoàn Tân Hiệp Phát).<br />

Sự thất bại của Laser đã trở thành một bài học đắt giá không chỉ cho các<br />

doanh nghiệp cùng ngành mà còn cho nhiều chuyên gia Marketing khác. Chính vì<br />

- 3 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

vậy, trong phạm vi của bài nghiên cứu mang tên “Phân tích thất bại trong chiến<br />

lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát”, người viết<br />

mong muốn mang đến cho người đọc những ý hiểu khái quát về những nguyên<br />

nhân chính dẫn đến thất bại cay đắng của sản phẩm này.<br />

Nội dung của bài nghiên cứu được chia làm 3 phần chủ yếu:<br />

1. Tìm hiểu những lý thuyết chung về marketing.<br />

2. Giới thiệu về tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng như giới thiệu tổng quan<br />

về thị trường Bia Việt Nam.<br />

3. Phân tích nguyên nhân thất bại của bia Laser.<br />

Lĩnh vực marketing là một lĩnh vực khá rộng lớn và phức tạp vì thế trong<br />

quá trình nghiên cứu không tránh khỏi việc đưa vào những ý kiến đánh giá mang<br />

tính chủ quan, vì vậy nhóm nghiên cứu mong muốn nhận được những ý kiến đóng<br />

góp chân thành của người đọc.<br />

Xin chân thành cảm ơn!<br />

- 4 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MARKETING<br />

-------<strong>o0o</strong>-------<br />

1.Quá trình hình thành và phát triển của Marketing<br />

Vào cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thuật ngữ marketing đã xuất hiện lần đầu<br />

tiên tại Mỹ và kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, hoạt động này đã bắt đầu<br />

phát triển sâu rộng đồng thời có những bước tiến nhảy vọt để trở thành một lĩnh<br />

vực khoa học phổ biến như ngày nay. Marketing đã lan truyền sang Nhật bản và<br />

Tây Âu vào những năm 50 - 60, đồng thời lan truyền sang các nước Đông Âu vào<br />

những năm 60 - 70 của thế kỷ XIX.<br />

Marketing được phổ cập tại Việt Nam vào đầu thập kỷ 90 khi nền kinh tế kế<br />

hoạch tập trung đang chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội<br />

chủ nghĩa.<br />

Ngày nay marketing đã trở thành 1 ngành khoa học được nghiên cứu và vận<br />

dụng rộng rãi trên thế giới.<br />

Hiện trong các tác phẩm về marketing trên thế giới có khoảng 2000 định<br />

nghĩa về thuật ngữ này tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là khái niệm về marketing theo<br />

quan điểm của Philip Kotler: “ Marketing – đó là một hình thức hoạt động của con<br />

người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu thông qua trao đổi.”<br />

Như vậy, thông qua quá trình phát triển sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế<br />

thị trường, vai trò Marketing ngày càng được thừa nhận và khẳng định. Với tư cách<br />

là một công cụ hết sức lợi hại, Marketing đã được các nhà kinh doanh ở thời đại<br />

ngày nay sử dụng và khai thác triệt để nhằm phục vụ cho chiến lược kinh doanh<br />

của mình.<br />

- 5 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

2.Mục tiêu và chức năng của Marketing<br />

2.1 Mục tiêu<br />

sau:<br />

Hoạt động marketing trong các doanh nghiệp nhằm vào các mục tiêu cơ bản<br />

- Lợi nhuận: Chỉ tiêu lợi nhuận chính là thước đo hiệu quả kinh doanh của<br />

doanh nghiệp. Hoạt động marketing sẽ giúp các doanh nghiệp biết cách phải<br />

định giá thế nào để đạt mức tối ưu, phù hợp với khả năng thanh toán của<br />

người tiêu dùng, tạo ra doanh số tối ưu và có được lợi nhuận tối ưu trong<br />

điều kiện có thể.<br />

- Lợi thế cạnh tranh: Nhờ có marketing, doanh nghiệp sẽ tìm được lợi thế<br />

cạnh tranh của mình trên thương trường. Lợi thế này thể hiện ở chỉ tiêu thị<br />

phần của doanh nghiệp trên thị trường.<br />

- An toàn trong kinh doanh: Dựa vào những hiểu biết về marketing, daonh<br />

nghiệp có thể phân tích, phán đoán những biến đổi trên thị trường để đưa ra<br />

những biện pháp kịp thời nhằm ứng phó với những bất trắc có thể có và hạn<br />

chế đến mức tối thiểu những hậu quả của những rủi ro trong kinh doanh.<br />

2.2 Chức năng<br />

Chức năng của marketing được xác định tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất<br />

kinh doanh các sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung đều dựa trên những<br />

chức năng chủ yếu sau:<br />

- Nghiên cứu tổng hợp về thị trường để phát hiện ra nhu cầu hiện tại, nhu cầu<br />

tiềm năng cũng như triển vọng phát triển của chính thị trường ấy.<br />

- Hoạch định các chính sách kinh doanh cho doanh nghiệp<br />

- 6 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

- Tổ chức việc thực hiện các chính sách đã được đưa ra thông qua việc tổ chức<br />

hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng được<br />

nhu cầu của khách hàng cũng như việc hoàn thiện hệ thống phân phối.<br />

- Điều tiết và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp theo 1 chương trình<br />

thống nhất<br />

- Thực hiện việc kiểm tra hoạt động kinh doanh theo kế hoạch.<br />

3.Chiến lược Marketing mix là gì?<br />

Marketing hỗn hợp (marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được<br />

doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.<br />

Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ<br />

tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và<br />

đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome<br />

McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960,mà nay đã được sử dụng rộng rãi.<br />

Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong<br />

các lớp học.<br />

Marketing Mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng<br />

để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.<br />

4P là một khái niệm trong marketing, đó là:<br />

Product (Sản phẩm): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó<br />

là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể<br />

của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công<br />

nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng.<br />

Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có<br />

- 7 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến<br />

dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.<br />

Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản<br />

phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó<br />

có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm<br />

nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh<br />

không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá<br />

thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để<br />

có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh<br />

tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh<br />

toán,...<br />

Place (Phân phối): đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được<br />

mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa<br />

hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến<br />

nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan<br />

trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.<br />

Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng): hỗ trợ bán hàng<br />

là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay<br />

dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự.<br />

Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ,<br />

cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo,<br />

đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh<br />

phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành<br />

cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới<br />

thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng...<br />

- 8 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

Ta có thể mô hình hóa chiến lược marketing mix với sự phối hợp của 4 yếu<br />

tố đó như sau:<br />

- 9 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN<br />

TÂN HIỆP PHÁT VÀ THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM<br />

-------<strong>o0o</strong>-------<br />

1.Vài nét khái quát về tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Hiệp Phát (Tan Hiep Phat Beverage<br />

Group) được thành lập năm 1994 do tiến sĩ Trần Quí Thanh sáng lập với đơn vị<br />

tiền thân là nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành. Là thành viên của Hiệp hội<br />

Rượu Bia Nước Giải Khát Việt Nam, công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản<br />

xuất và kinh doanh rượu, bia, nước giải khát phục vụ nhu cầu trong nước và xuất<br />

khẩu ra thị trường nước ngoài.<br />

Trải qua 15 năm, với những nỗ lực xây dựng và phát triển không ngừng, đến<br />

nay tập đoàn Tân Hiệp Phát đã tạo dựng được một cơ ngơi với đầy đủ tiện nghi<br />

cùng thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á. Tập đoàn<br />

này hiện đã cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao với các thương hiệu như:<br />

Number One, Number One Active, Bia Laser, Bia Bến Thành, Bia Gold Bến<br />

Thành, Trà xanh 0º ... các sản phẩm này đã khẳng định được vị trí của mình trên<br />

thị trường Bia & Nước giải khát đồng thời nhận được rất nhiều sự tín nhiệm và yêu<br />

thích của người tiêu dùng.<br />

Năm 1994, sau khi thành lập, công ty cũng đã liên tục tung ra thị trường ba<br />

sản phẩm là bia chai, bia hơi Bến Thành và bia tươi Flash khởi đầu cho sự phát<br />

- 10 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

triển quy mô ngày càng lớn. Nhãn hiệu bia Bến Thành luôn đạt danh hiệu “hàng<br />

Việt Nam Chất Lượng cao” từ năm 1998 tới nay.<br />

Năm 2002, Tân Hiệp Phát đã tung ra sản phẩm nước tăng lực Number One<br />

tạo ra một hiện tượng của thị trường nước giải khát trong nước, được khách hàng<br />

đón nhận và tin dùng. Nối tiếp thành công đó,công ty tiếp tục tung ra hàng loạt các<br />

sản phẩm mang nhãn hiệu Number One như Number One Cola, Cam, Cream<br />

Soda….Tới tháng 12 năm 2006, nước tăng lực Number One đã phủ khắp thị truờng<br />

Miền Bắc và có mặt ở hầu khắp 60 tỉnh thành trong cả nước.<br />

Cuối năm 2003. công ty đã cho ra đời sản phẩm có mặt lần đầu tiên ở Đông<br />

nam Á “Bia tươi đóng chai Laser”- mở ra một trang sử mới cho ngành bia Việt<br />

Nam. Hiện nay công ty đã được cấp bảo hộ nhãn hiệu laser tại Singapore và<br />

Australia.Tháng 10 năm 2005, nhãn hiệu bia Gold Bến Thành ra đời và sau đó là<br />

hàng loạt các sản phẩm mới như Trà bí đao 0º hay các loại nước ép khác.<br />

Hiện nay, công ty có 27 mặt hàng mang thương hiệu Tân Hiệp Phát được<br />

Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Bộ Y Tế cấp phép sản xuất và 37 nhãn hiệu<br />

hàng hoá được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.Công ty đã đạt Giải vàng vệ sinh an<br />

toàn thực phẩm năm 2000 cho sản phẩm bia Bến Thành.<br />

Cùng với đó là hàng loạt những giải thưởng cao quý do Nhà nước và các tổ<br />

chức trao tặng như “Huy chương vàng độc đáo” năm 2000 dành cho gian hàng<br />

tiếp thị bia Bến Thành do Hội đồng xét thưởng Trung tâm Thông tin Bộ Thương<br />

Mại trao tặng, Cúp vàng thương hiệu hội nhập cho sản phẩm nước tăng lục<br />

Number One tại triển lãm thương mại Quốc tế, nhãn hiệu này cũng liên tiếp 6 năm<br />

liềm đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”, Bia bến Thành đạt Top Ten<br />

“Hàng Việt Nam được ưa thích” do Báo Đại Đoàn Kết bình chọn.Vinh dự hơn nữa<br />

là những bằng khen liên tiếp qua các năm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình<br />

Dương và Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam năm 2005.<br />

- 11 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

Để có được những thành công đó là sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ công ty<br />

nhưng đặc biệt phải kể tới đó là sự nhạy bén, táo bạo và hiệu quả của những chiến<br />

lược kinh doanh mà công ty đã áp dụng.Nói về vấn đề này, Chủ tịch tập đoàn Tân<br />

Hiệp Phát,Tiến sĩ Trần Quý Thanh cho biết công ty thực hiện các chiến lược kinh<br />

doanh với phương châm tập trung và khác biệt.Công ty luôn coi người tiêu dùng là<br />

mục tiêu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành, đa dạng<br />

hoá các mặt hàng, mẫu mã đặc biệt luôn chú trọng tới các sản phẩm nâng cao sức<br />

khoẻ con người. Đặc biệt phải kể tới đó là những chiến dịch marketing của công ty,<br />

Tân Hiệp Phát luôn tìm cách để tạo sự khác biệt với các đối thủ, đưa sản phẩm tới<br />

người tiêu dùng bằng phương pháp độc đáo.Trong chiến dịch marketing của mình<br />

công ty đặc biệt chú trọng truyền thông bằng các chiến dịch quảng cáo rầm rộ với<br />

những con số đầu tư khổng lồ hàng trăm tỉ đồng.Tiêu biểu như chiến dịch quảng<br />

cáo cho Trà thoả mộc Dr Thanh.Công ty đã tổ chức những chương thình quảng cáo<br />

lớn để xây dựng một sự hiện diện hình ảnh thương hiệu cũng như tạo sự thử<br />

nghiệm cho khách hàng hơn như việc xây dựng thương hiêụ tại khu du lịch Đại<br />

Nam Văn Hiến (Bình Dương).Vì vậy, năm 2008, công ty là 1 trong 5 công ty<br />

quảng cáo nhiều nhất Việt nam.Không những vậy,công ty còn rất tích cực đầu tư<br />

cho những chương trình như văn hoá , nghệ thuật, thể thao và cá hoạt đọng từ thiện<br />

để quảng bá tên tuổi.Show truyền hình “ Chinh phục Everest” đã không chỉ gây<br />

được tiếng vang mà còn nhận được rất nhiều tình cảm của người tiêu dùng và kết<br />

hợp được cả thông điệp của sản phẩm…<br />

Có thể khẳng định Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã tạo được một vị thế vững<br />

chắc trên thị trường Việt Nam và trong lòng người tiêu dùng.Trong thời gian tới<br />

chúng ta tiếp tục chờ đợi những bước đột phá hơn nữa từ công ty.<br />

2.Tổng quan về thị trường bia Việt Nam<br />

- 12 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

Trong những năm gần đây, ngành Bia Việt Nam được đánh giá là có<br />

nhiều bước phát triển vượt bậc với việc đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về sản<br />

lượng (2,5-3 tỉ lít/ năm), có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Đặc biệt trong giai<br />

đoạn 2001-2007 tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 13% với sự thống trị của các<br />

“đại gia” như Sabeco (35% thị phần), Habeco (7,83% thị phần). Dù trong thời gian<br />

qua, nước ta cũng như toàn thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế<br />

toàn cầu, lạm phát suy thoái cũng như giá nguyên vật liệu tăng cao nhưng Việt<br />

Nam vẫn được đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng với con số tiêu thụ vẫn<br />

còn rất khiêm tốn 18lít/người/năm trong khi ở Mĩ là 85lít/người/năm, ở Séc là<br />

171lít/người/năm. Chính bởi vậy mà cuộc chiến giành thị phần của các nhà<br />

sản xuất nội địa cũng như các đối thủ ngoại đã và đang diễn ra vô cùng<br />

quyết liệt.<br />

Trong điều kiện hiện nay,có giai đoạn ngành đã phải đối diện với tình trạng<br />

“cháy” hàng, cầu vượt cung, một biện pháp mà hầu hết các nhà sản xuất lựa chọn<br />

là mở rộng sản xuất ,tăng sản lượng để lấn chiếm thị phần.Bằng chứng là hàng loạt<br />

các dự án xây dựng với quy mô lớn, số vốn đầu tư khổng lồ đã được tiến hành như<br />

công ty Sabeco với tham vọng tăng 30% sản lượng so với cùng kì đã cho xây dựng<br />

nhà máy bia Sài Gòn-Củ Chi (số vốn đầu tư 2000 tỉ đồng và là nhà máy lớn và<br />

hiện đại nhất Đông Nam Á), nhà máy bia Sài Gòn-Sông Lam.Không thua kém<br />

Sabeco,Habeco cũng tiến hành dự án xây dựng nhà máy bia Hà Nội-Nghệ An và<br />

các nhà máy ở Quang Minh-Vĩnh Phúc.Công ty bia Việt Nam vừa qua cũng đã<br />

khánh thành dây chuyền đóng chai tốc độ cao ở cơ sở Đà Nẵng góp phần tăng năng<br />

suất,sản lượng đáng kể.Không những các nhà máy tăng quy mô mà ngành bia cũng<br />

tăng quy mô của mình bằng việc hàng loạt các công ty “ngoại đạo” quyết định đầu<br />

tư vào lĩnh vực này.Như công ty Sữa Việt Nam Vinamilk hợp tác với “gã khổng<br />

lồ” trong ngành bia và nước giải khát thế giới-SABMiller xây dựng nhà máy sản<br />

- 13 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

xuất bia ở Bình Dương hay sự tham gia của của “ông lớn” trong ngành đóng tàu<br />

Việt Nam Vinashin .Không những vậy thị trường trong nước còn trở nên sôi động<br />

hơn với sự góp mặt của các hãng ngoại như hãng bia Úc Foster’s xin phép tăng sản<br />

lượng của nhà máy bia Đà Nẵng lên 85 triệu lít/năm hay nhà sản xuất từ Philipin-<br />

Miguel,sự bành chướng hơn nữa của Carlberg, sự ngấp nghé của Anheser<br />

Bush,Pragold…<br />

Đứng trước thực trạng này mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình<br />

những chiêu thức phù hợp nhằm đứng vững và phát triển hơn nữa đặc biệt là<br />

những công ty nội.Người tiêu dùng có lẽ là những người phấn khởi nhất khi mà<br />

các nhà sản xuất liên tục cập nhật và ứng dụng những công nghệ rất hiện đại nhằm<br />

tăng năng suất,giảm giá thành.Mẫu mã hình thức cũng ngày càng hấp dẫn. Tiêu<br />

biểu như công ty Tân Hiệp Phát đã nhập hẳn một dây chuyền được coi là hiện đại<br />

nhất Đông Nam Á để sản xuất bia tươi Laser hay hãng Habeco trước đây bị coi<br />

chưa đầu tư đúng mức cho công tác xây dựng hình ảnh,cải tiến mẫu mã nay cũng<br />

đầu tư đáng kể để tạo cho sản phẩm của mình một diện mạo mới hấp dẫn hơn.<br />

Cùng với những thay đổi trong sản phẩm là nhữn đỏi mới trong chính sách<br />

phân phối đảm bảo hàng hoá được phân phối tới đúng đối tượng bằng con đường<br />

ngắn nhất,tiện lợi nhất.Các nhà sản xuất bia đã không ngần ngại liên kết với các cơ<br />

sở du lịch, đại lí,cửa hàng…Đặc biệt hơn nữa là cách phân phối độc quyền cho các<br />

nhà hàng.Bằng những ưu đãi về tài chính các nhà sản xuất bia đã liên hệ với các<br />

nơi tiêu thụ trực tiếp và độc quyền về sản phẩm của mình đồng thời hạn chế thị<br />

trường tiêu thụ của đối phương.Các công ty cũng thiết lập mối quan hệ với các nhà<br />

phân phối hơn nữa bằng những cuộc họp mặt gặp,gỡ thân mật…Ngoài ra chính<br />

sách thanh toán cũng trở nên linh hoạt hơn…<br />

Một công cụ đắc hiệu nữa mà các hãng sử dụng ấy là những chiến dịch<br />

khuếch trương,quảng cáo rầm rộ.Các hình thức quảng cáo trên các phương tiện<br />

- 14 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

thông tin đại chúng với những thông điệp ấn tượng, những nhân vật nổi tiếng được<br />

mến mộ và công nghệ hiện đại. Cùng với đó là số vốn đầu tư khổng lồ hàng trăm tỉ<br />

đồng của các hãng. Đặc biệt không thể thiếu được là sự than gia tài trợ cho các<br />

hoạt động xã hội,văn hoá văn nghệ,thể dục thể thao. Đây là một cách đầu tư không<br />

chỉ khiến được người tiêu dùng biết đến thương hiêuc của họ mà còn giúp họ được<br />

yêu mến hơn.Công ty TNHH Tân Hiệp Phát đã không ngần ngại tổ chức chương<br />

trình “Chinh phục đỉnh Everest” lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.Chương trình<br />

không chỉ gây được tiếng vang mà còn nhận được rất nhiều cảm tình của người<br />

xem đồng thời kết hợp được mục tiêu của công ty là bất chấp mọi thử thách để<br />

vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu việt Nam và Đông Nam Á.Ngoài ra còn<br />

rất nhiều hoạt động tài trợ của các công ty khác cho các giải như V-League, các<br />

giải Golf hay những chương trình ca nhạc…<br />

Ngoài ra các ngày kỉ niệm các, ngày lễ cũng là dịp cho các nhà sản xuất bia<br />

tận dụng để tiêu thụ sản phẩm. Sắp tới đây Hà Nội kỉ niệm 1000 năm hầu hết các<br />

công ty đều tăng sản lượng,cải tiến mẫu mã cho phù hợp hay tiến hành quảng cáo<br />

rầm rộ. Công ty Anh Đào cho ra sản phẩm Thăng Long Tửu để chào<br />

mừng đại lễ hay công ty Sabeco tăng sản lượng với thông điệp “cùng Sabeco phấn<br />

đấu đạt 1 tỉ lít năm 2010 để chào mừng đại lễ” …<br />

Rõ ràng cuộc chiến giành thị phần trong nhành bia tại Việt Nam mới chỉ<br />

bắt đầu và còn hứa hện nhiều bước phát triển hơn nữa.Nó mở ra một trang mới cho<br />

nhành bia Việt với không khí sôi nổi hơn.nhưng đồng thời nó cũng đạt ra rất nhiều<br />

thách thức cho các doanh nghiệp để có thể tiép tục hoạt động và hơn thế là ngày<br />

càng phát triển hơn nữa<br />

- 15 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

CHƯƠNG III:PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA<br />

BIA LASER TRÊN THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM<br />

-------<strong>o0o</strong>-------<br />

1.Thất bại từ việc nghiên cứu thị trường<br />

1.1 Nghiên cứu khách hàng<br />

Trước hết, phải nói rằng Laser được tung ra không phải do ngẫu hứng. Tập<br />

đoàn Tân Hiệp Phát cũng đã nghiên cứu thị trường rất kỹ để hiểu consumer. Logo,<br />

bao bì, slogan, POSM, cả một hệ thống định vị thương hiệu thể hiện rất tốt định vị<br />

của mình là dành cho những người trẻ trung, năng động, thành đạt, muốn chứng tỏ<br />

mình, đạp bằng mọi khó khăn, và một chiến dịch truyền thông tổng lực (IMC) dài<br />

hơi với một chuỗi seri quảng cáo do Sattchi thực hiện thể hiện rất tuyệt vời. Điều<br />

này thậm chí còn khiến cho nhiều người lầm tưởng đây là sản phẩm của 1 công ty<br />

nước ngoài.<br />

Tuy nhiên, sự thất bại của Laser đã cho thấy chính những sai lầm chết người<br />

của Tân Hiệp Phát ngay từ khâu đầu tiên đó là nghiên cứu khách hàng. Việc<br />

nghiên cứu khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu thị<br />

trường vì nó giúp doanh nghiệp xác định và tìm hiểu rõ đối tượng khách hàng mục<br />

tiêu mà mình hướng tới. Doanh nghiệp cần phải xác định được những thông tin cơ<br />

bản sau:<br />

- 16 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

- Nhắm đến đối tượng khách hàng nào (phân khúc nào của thị trường)?<br />

Xác định xem sản phẩm của mình được đa phần đối tượng nào tiêu thụ, nam<br />

hay nữ là chủ yếu? tuổi tác là bao nhiêu?Từ đó xác định khách hàng mục tiêu của<br />

mình thường tập trung ở vùng nào, đặt điểm bán ở đâu thì thuận lợi cho họ. Ai là<br />

người có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhất đối với doanh nghiệp? Khách hàng lý<br />

tưởng của bạn là là doanh nghiệp hay cá nhân? Bạn hướng vào đối tượng khách<br />

hàng giàu có hay tầng lớp trung lưu? Bạn cần đặt ra nhiều câu hỏi và tìm lời đáp<br />

cho những câu hỏi đó để có định hướng kích thích khách hàng quay trở lại với<br />

doanh nghiệp.Sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu của đối tượng khách hàng<br />

nào.Bia laser đã sai lầm khi định vị khách hàng là nữ, mặc dù phụ nữ ngày nay<br />

cũng uống bia nhưng số lượng không thể nhiều bằng nam giới vì phụ nữ còn giành<br />

nhiều thời gian cho gia đình. Thất bại xảy đến khi doanh nghiệp của bạn xác định<br />

thị trường mục tiêu không hứng thú tới sản phẩm hay không tính đến thói quen<br />

sinh hoạt của nhóm khách hàng đang hướng tới. Đó cũng là bài học đáng nhập tâm<br />

cho các doanh nghiệp trong việc xác định khách hàng mục tiêu. Nhắm chệch<br />

khách hàng mục tiêu sẽ mang lại những hậu quả tai hại. Tuy nhiên, đối với<br />

những chuyên gia thực sự, họ sẽ nghiên cứu thị trường trước khi quyết định mục<br />

tiêu cho sản phẩm. Những thông tin như thói quen sinh hoạt hay mức sống của<br />

khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh đặc tính hay giá cả của sản<br />

phẩm/ dịch vụ nhằm phù hợp hơn với thị trường đang hướng tới. Hãy chắc chắn<br />

bạn đang đầu tư thời gian và tiền của đúng nơi, đúng chỗ .Sau khi xác định rõ ai sẽ<br />

là những khách hàng tốt nhất, bạn có thể đi đến cụ thể hóa những phân khúc thị<br />

trường cho doanh nghiệp . Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu là một trong<br />

những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.<br />

- Xác định kết cấu thu nhập của đối tượng khách hàng mục tiêu.<br />

- 17 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

Có một thực tế là phụ nữ Việt nam – đối tượng khách hàng mục tiêu mà<br />

Laser nhắm đến dường như không quan tâm nhiều đến việc tiêu dùng bia. Điều này<br />

cũng là dễ hiểu bởi do ảnh hưởng của văn hóa, phụ nữ Việt Nam rất ít khi uống bia<br />

và họ cũng thường có xu hướng không thích nam giới uống bia rượu nhiều. Vậy thì<br />

một câu hỏi được đặt ra là, với thói quen tiêu dùng như thế, liệu phái đẹp sẽ sẵn<br />

sàng chi trả bao nhiêu phần trăm thu nhập của mình cho việc mua bia nói chung<br />

cũng như sản phẩm Laser nói riêng.<br />

1.2 Nghiên cứu sản phẩm<br />

- Định vị sản phẩm quá cao<br />

Có một quan điểm marketing rất phổ biến là: “định vị cao đồng nghĩa với<br />

giá bán cao”. Doanh nghiệp bất kể kiểu nào gốc gác ra sao, cứ sản xuất hàng cho<br />

thiệt tốt, bao bì cho thiệt đẹp và định giá cho cao là thành cao cấp. Liệu điều này có<br />

hợp lý? câu chuyện “định vị cao cấp” của bia Laser là 1 ví dụ. Một chiến lược gia<br />

của thương hiệu này thậm chí còn mạnh miệng tuyên bố “chúng tôi định vị cao cấp<br />

hơn Heineken”. Định vị là một kỹ thuật tiếp thị then chốt, cần phải hiểu rõ nó để<br />

ứng dụng chứ không phải là nơi cung cấp công cụ lý luận để marketer tung ra<br />

những vị trí cạnh tranh viễn vông để thỏa chí tang bồng. Nói một cách ngắn gọn,<br />

định vị là vị trí cạnh tranh mà nhà tiếp thị mong muốn người tiêu dùng “định chỗ”<br />

cho thương hiệu của mình theo hướng đó. Nhưng chẳng may khi chúng ta bắt đầu<br />

làm việc này – định vị - thì trong đầu người tiêu dùng không phải là trống trơn mà<br />

đang bị đặc nghẹt hàng ngàn thứ hàng hóa thương hiệu chiếm ngụ khắp nơi rồi,<br />

chẳng có chỗ trống để muốn định chỗ nào cũng được. Nói nôm na họ đã có quan<br />

điểm rõ ràng về thương hiệu rồi. Chỉ khi các bạn định vị thỏa lý luận của họ thì họ<br />

đồng ý, còn ngược lại sẽ lập tức bị chối bỏ. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng<br />

- 18 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

đến khâu định vị sản phẩm, nếu có chút sai sót thì doanh nghiệp sẽ dễ đi đến thất<br />

bại nhất là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.<br />

Dưới đây là một số yếu tố định dạng thông dụng cho một định vị cao cấp tại<br />

thị trường VN:<br />

• Xuất Xứ Hàng Hóa<br />

• Hệ Thống Phân Phối<br />

• Công Ty Sản Xuất<br />

• Địa Chỉ Sản Xuất<br />

• Phong Cách Sống riêng của thương hiệu<br />

• Nhân Vật Danh Tiếng<br />

• Khu Vực Danh Tiếng<br />

• Tính Cách Tầng Lớp “High End”:<br />

• Kênh Truyền Thông “Cao Cấp”:<br />

• Thực Hiện Hoành Tráng<br />

………………………..<br />

Trên đây chỉ là ví dụ về một số tiêu chí tiêu biểu mà dựa trên góc nhìn này<br />

người tiêu dùng sẽ tìm thấy một cảm nhận cao cấp từ thương hiệu đang tiếp thị. Do<br />

vậy Marketer cần xây dựng một số những điểm tựa làm bệ phóng cho thương hiệu<br />

để có khả năng định vị được cao cấp, và khi đã rõ điểm tựa rồi mới tính đến giá.<br />

Chiến lược gia thương hiệu nên hết sức cẩn thận với vấn đề giá.<br />

Thật vậy, giá chính là điểm “nhạy cảm” trong quyết định tiêu dùng của<br />

người tiêu dùng (bất kể giàu nghèo), và quan điểm hễ giàu thì họ không quan tâm<br />

đến giá cả có thể đúng với một số cá nhân, nhưng với số đông giá cả luôn là một<br />

yếu tố then chốt trong lựa chọn tiêu dùng. Để hàng hóa có thể đi thật xa, chỉ có<br />

cách duy nhất là hết sức nâng cao tối đa hình ảnh của thương hiệu và chỉ nên định<br />

- 19 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

giá ngang bằng hay thậm chí dưới đối thủ 1 chút xíu (bằng giá nhưng có quà<br />

khuyến mãi) chắc chắn sẽ mang lại một vị trí cao cấp, và mang lại một ưu thế cạnh<br />

tranh cần có cho thương hiệu chiếm vào thị phần của đối thủ.<br />

- Định giá quá cao:<br />

Có lẽ nguyên nhân của việc Laser định giá quá cao là do hãng định vị sản<br />

phẩm quá cao.Thật vậy bia Laser được bán với giá đắt hơn Heineken 500 đồng,<br />

vào thời điểm đó Laser được bán ra trên thị trường với giá 9500 đồng trong khi đó<br />

Heineken chỉ có giá 9000 đồng. Diễn biến thị trường thì sau đó thì ai cũng biết về<br />

cái tuổi không mấy thọ của một sản phẩm, đã lấy đi không ít tâm huyết, tiền của<br />

của nhà sản xuất. Một sản phẩm với chất lượng không phải tầm thường, nếu không<br />

muốn nói là rất tuyệt hoặc bao bì không đẹp (ai dám nói Laser xấu). Vậy mà chỉ<br />

không quá 8 tháng Laser đã không chịu nổi phải rút lui khỏi thị trường vì trúng đòn<br />

phản công của đối thủ, tuy nhiên, không phải là từ Heineken mà đòn công phá lại<br />

đến từ Bia Tiger được chọn làm người hùng với chiến dịch khuyến mãi “rùng rợn”<br />

được nhà sản xuất tung ra vào cùng thời kỳ Laser mới được giới thiệu để tiêu diệt<br />

ngay từ trứng nước một mối hiểm họa có thể di hại về sau. Định vị cao cấp không<br />

chỉ là “giá cao”. Giá cao theo kiểu Laser là sản phẩm của kiểu chiến lược duy ý<br />

chí.<br />

- Sai lầm trong thiết kế bao bì sản phẩm<br />

Bao bì là vỏ bọc bên ngoài của hàng hóa nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá<br />

trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông, và tiêu dùng. Một sản phẩm muốn thành<br />

công trước hết phải có sự khác biệt đặc trưng trong thiết kế bao bì hay kiểu dáng.<br />

Một số khác tự để mình giống với đối thủ trong cùng phân khúc thị trường.<br />

trường mục tiêu. Điều đó chẳng khác gì với việc “ tự lao vào chỗ chết”. Một trong<br />

những nguyên nhân làm bia Laser thất bại chính là bao bì và kiểu dáng sản<br />

- 20 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

phẩm. Theo bà Khuất Thị Thu Nga, Giám đốc chiến lược Thương hiệu của<br />

Richard Moore Associates: Với bia Laser, có thể nói kiểu chai và nhãn chai chính<br />

là công cụ nhận diện quan trọng nhất. Nếu so với nhiều loại bia khác, kiểu chai của<br />

Laser không hề mang tính “bắt chước”. Ý tưởng sản phẩm bia Laser là bia tươi<br />

đóng chai đầu tiên tại Việt Nam. Song nó lại được định vị để hướng tới phân<br />

khúc bia cao cấp mà Heineken vốn đang thống lĩnh. Logo và kiểu chai của Laser<br />

và đối thủ có khác biệt nhất định. Đáng tiếc, bia Laser đã quên tránh xa màu<br />

xanh ve chai từ lâu được coi là “dấu ấn riêng” của Heineken. Sinh sau đẻ<br />

muộn, Laser lại cố gắng “vượt mặt” Heineken để hướng tới phân khúc cao cấp.<br />

Song rõ ràng bất kỳ sự bắt chước nào cũng sẽ là ngõ cụt vì không thể giúp thương<br />

hiệu đạt đến vị thế cao nhất. Có thể nói đây là một trong những sai lầm mang tính<br />

chiến lược đối với bia Laser và cũng là kinh ngiệm của các doanh nghiệp nước giải<br />

khát Việt Nam.<br />

- Sai lầm trong thông điệp sản phẩm, quảng cáo<br />

Với thông điệp sản phẩm “Bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam” , bia<br />

laser đã gặp phải những vấn đề lớn. Vấn đề thứ nhất đến từ chỗ “bia tươi”, người<br />

có thu nhập trung bình trở xuống mới hay uống bia tươi, người hay đi uống bia<br />

tươi cao cấp thì họ không có xu hướng gọi đó là bia tươi, mà gọi là bia Đức, bia<br />

Tiệp, bia đen...Vấn đề thứ hai là chữ “đóng chai”, chữ này là tự thu hẹp khả năng<br />

phát triển sản phẩm, đóng chai tức là sau này không thể bỏ lon để bán trong siêu<br />

thị được, cũng không thể mở nhà máy hay các quán rồi rót từ vòi như Amber, Big<br />

Man hay Pacific được. “Đóng chai” có nghĩa là đóng luôn cửa thoát hiểm cho<br />

Laser.<br />

Ở thời điểm mà Laser ra đời Khi mà bia tươi trong các quán thường bán với<br />

giá 2000-5000 đồng/ly (tính tương đương thể tích), thì Laser (tự nhận mình là bia<br />

- 21 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

tươi chứ không phải là bia tươi cao cấp) đã không làm được điều cần thiết để<br />

người uống bia chịu hiểu là mình “ngon ” hơn các loại bia trên thị trường.<br />

- Sai lầm trong việc không ý thức sự đe dọa của các đối thủ cạnh<br />

tranh<br />

Dường như với sản phẩm bia tươi đóng chai Laser, tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

chỉ chú trọng tới việc marketing cho sản phẩm mà bỏ quên việc nhìn nhận các đối<br />

thủ cạnh tranh mà cụ thể chính là hai đại gia trên thị trường này : Heineken và<br />

Tiger. Tập đoàn Tân Hiệp Phát dường như đã tìm ra được một thị trường mới đầy<br />

tiềm năng đó là thị trường bia tươi đóng chai, và quyết định tung ra Laser cũng<br />

được chuẩn bị đầu tư khá kỹ càng. Nhưng không may thay, cả Tiger lẫn Heineken<br />

đều vào cuộc khá mạnh mẽ nhằm đánh úp Laser. Tân Hiệp Phát tung ra sản phẩm<br />

bia tươi đóng chai đầu tiên trên thị trường bia Việt Nam, nhưng chỉ bằng một thông<br />

điệp “ Bia tươi phải được rót từ máy “ đăng trên tạp chí “Sài Gòn Tiếp Thị”, có vẻ<br />

như đại gia này đã phần nào đạt được mục đích muốn nhanh chóng loại bỏ tân binh<br />

mới này. Rõ ràng, Laser vẫn chưa đủ mạnh để có thể đối đầu thực sự với Heineken<br />

hay Tiger.<br />

2.Thất bại trong việc kẹt kênh phân phối<br />

Thị trường bia tại Việt Nam là “một cuộc cạnh tranh khốc liệt”. Quả thật đã<br />

không ít đại gia trong lĩnh vực này sau khi đặt chân đến Việt Nam đã phải ngậm<br />

ngùi ra đi. Nhưng ngược lại, cũng có người chiến thắng. Sự thành bại của các<br />

doanh nghiệp Bia phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố: sản phẩm, kênh phân phối và<br />

chiến lược quảng bá. Về trường hợp của bia laser.khi bắt đầu tung ra thị trường.<br />

Tân Hiệp Phát đã có các bước đầu tư lớn về chất lượng sản phẩm (đầu tư khoảng 3<br />

tỷ đồng để nhập dây chuyền & công nghệ sản xuất), liên tục marketing bằng các<br />

- 22 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

mẫu quảng cáo ấn tượng trên truyền hình và đạt yếu tố là sản phẩm lạ (bia tươi<br />

đóng chai đầu tiên tại VN). Sự xuất hiện theo phong cách hiện đại của bia Laser<br />

cũng là một lời "tuyên chiến" đối với các loại thương hiệu bia có mặt trên thị<br />

trường Việt Nam.Thế nhưng chỉ sau hơn 1 tuần xuất hiện, Laser đã không tìm<br />

được chỗ đứng, không thể tiếp cận được khách hàng. Cụ thể, hầu hết các cửa hàng,<br />

quán bia, đại lý... tại các tỉnh thành lớn như TP.HCM, Bạc Liêu, Vũng Tàu... đều<br />

không "dám" nhận bán bia Laser. Thậm chí không dám trưng mẫu quảng cáo có<br />

hình ảnh bia Laser vì các “đàn anh” đi trước như Tiger, Heineken, Bivina đã ký<br />

hợp đồng độc quyền với họ, yêu cầu không được bán, trưng bày bất kỳ thương hiệu<br />

bia nào khác, đổi lại, họ được nhận một khoản tiền tài trợ hàng trăm triệu đồng. Để<br />

dằn mặt, công ty sở hữu nhãn bia Tiger đã kiện quán Cây Dừa ra toà vì “tội” bán<br />

bia Laser. Laser đã phải nói lời chia tay rất sớm chỉ sau một năm gia nhập vào thị<br />

trường. Lý do: không thâm nhập được các hệ thống phân phối (chủ yếu là kênh<br />

truyền thống). Số vốn đầu tư gần 200 triệu USD của Tân Hiệp Phát cho cả dây<br />

chuyền sản xuất bia tươi đóng chai này đã không thể hoạt động đúng kế hoạch.<br />

Thực sự trong ngành bia việt nam có sự trah giành rất khốc liệt trong hệ thống<br />

kênh phân phối mà chủ yêu là kênh phân phối truyền thống. Mặc dù là sản phẩm<br />

tốt và lạ đến đâu, chiến lược quảng bá có rầm rộ đi chăng nữa nhưng nếu không<br />

chủ động được kênh phân phối thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đi đến thất bại mà<br />

bia Laser là ví dụ tiêu biểu rút ra cho các doanh nghiệp.Khi mọi “cánh cửa” đến<br />

với người tiêu dùng đều đã bị VBL trấn giữ. Và sản phẩm có tốt đến đâu mà không<br />

thể đến tay người tiêu dùng thì coi như … chấm hết.. Từ bài học kinh nghiệm của<br />

Laser, nhiều nhà sản xuất đã rất cẩn trọng khi tung sản phẩm ra thị trường:<br />

Kênh là một yếu tố quan trọng trong marketing mix mà người marketer<br />

phải có kỹ năng để quản trị là Place (nơi chốn bán sản phẩm), ta gọi là kênh.. Đặc<br />

biệt đối với các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh, kênh lại càng quan<br />

- 23 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

trọng. Người ta chỉ nhìn thấy Tiger, Heineken,Coca Cola, Pepsi, Unilever và P&G<br />

qua mặt nổi của toàn bộ hoạt động của họ, tức là thương hiệu và truyền thông.<br />

Trong khi đó quản trị kênh đối với các công ty nầy cũng là một kho tàng nghệ<br />

thuật, rất công phu, rất hiệu quả và rất đáng học hỏi. Kênh giúp chuyển sản phẩm<br />

từ các nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Nó làm tăng hiệu quả của quá trình cung<br />

cấp. Kênh cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn trong cùng loại sản phẩm, hoặc<br />

cung cấp đi kèm những sản phẩm phụ thuộc. Vậy nên:<br />

Bài học rút ra là không có hệ thống phân phối và tổ chức bán hàng tốt thì không<br />

thể biến các cơ hội do marketing đem lại thành bàn thắng, do đó doanh nghiệp cần<br />

xây dựng hệ thống phân phối “đi trước một bước” trước khi tiến hành chiến dịch<br />

marketing hợp nhất..Muốn tiếp thị thành công, quảng cáo phải đi đôi với xây dựng<br />

hệ thống kênh phân phối. Vì nếu quảng cáo rầm rộ mà không có hàng để bán thì<br />

chỉ là hành động “ném tiền qua cửa sổ”. Tân Hiệp Phát đã vấp phải sai lầm này.<br />

Trước khi tung ra bia tươi Laser, công ty này đã phát đi 4 mẫu quảng cáo với<br />

thông điệp “thử mới tin”. Nhưng oái oăm thay, khi người tiêu dùng muốn thử thì<br />

lại không biết thử ở đâu vì tất cả các cửa hàng lúc đó đều phân phối độc quyền cho<br />

bia Tiger. Sai lầm của Laser là bài học đắt giá mà các chuyên gia marketing luôn<br />

nhập tâm. Đó là việc xây dựng chiến lược marketing bài bản phải chú trọng<br />

phát triển kênh phân phối<br />

Ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát không ngại<br />

ngần thổ lộ, ông đã có bài học thất bại đối với bia Laser khi không nắm được kênh<br />

phân phối vào thời điểm tung hàng ra thị trường. Từ kinh nghiệm đó, chuẩn bị cho<br />

trà xanh Không Độ ra mắt, ngoài nghiên cứu sản phẩm, đầu tư cho thương hiệu,<br />

ông đã xây dựng hệ thống phân phối phủ rộng, sẵn sàng để sản phẩm tiếp cận<br />

- 24 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

người tiêu dùng khắp mọi nơi. Vào bất cứ tiệm tạp hóa nào, ghé bất cứ quán nước<br />

nào, người tiêu dùng cũng có thể mua được một chai trà xanh Không Độ.<br />

Quả vậy, trước khi VN bước vào sân chơi lớn thì DN phải đủ vững mạnh<br />

trên sân nhà và kênh phân phối chính là một trong những yếu tố làm nên sự thành<br />

bại đó. Câu chuyện bán lẻ giờ đây không chỉ dành cho nhà môi giới, cho những<br />

DN “cò con” nữa mà chính các “đại gia” phải tự giữ lấy khách hàng. Kinh<br />

nghiệm: Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân phối đi trước một bước<br />

trước khi tung các chiến dịch marketing đồng bộ. Những biện pháp sau giúp<br />

doanh nghiệp chủ động kênh phân phối:<br />

Căn cứ vào năng lực của công ty.<br />

Nếu doanh nghiệp có đủ năng lực quản lý, khả năng tài chính, danh tiếng và uy<br />

tín thì doanh nghiệp có thể mở nhiều kênh, nhiều đại lý. Tăng cường bán lẻ là<br />

cần thiết : Đến những lúc “dầu sôi lửa bỏng” DN mới “thấm thía” cảnh “phụ<br />

thuộc”, nhiều DN đã không chịu ngồi yên, dường như đã đến lúc DN chủ động<br />

nắm giữ kênh phân phối của riêng mình. Doanh nghiệp cần xây dựng các điểm<br />

trưng bày và bán lẻ các sản phẩm mới và cao cấp nhất của riêng mình. DN sản<br />

xuất thực phẩm, nước giải khát, hàng tiêu dùng hiện nay rất coi trọng vai trò<br />

của chợ, tiệm tạp hóa. Đưa hàng vào siêu thị chứng tỏ chất lượng sản phẩm<br />

đáng tin cậy, nhưng với người tiêu dùng, bên cạnh việc chọn hàng phù hợp nhu<br />

cầu, họ còn xem nơi nào thuận tiện nhất cho việc mua hàng. Hai kênh phân phối<br />

truyền thống - chợ, tiệm tạp hóa - vẫn nằm trong lựa chọn của người tiêu dùng<br />

vì hàng hóa trưng bày ở trong tầm mắt, tầm tay và DN đang tận dụng lợi thế<br />

này.<br />

- 25 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: Việc thiết kế kênh cũng chịu ảnh hưởng bởi<br />

các đường dây của hãng cạnh tranh .Trên cơ sở những phân tích các đối thủ<br />

cạnh tranh, marketer thiết kế kênh marketing tối ưu nhất cho mình, so sánh<br />

những mặt ưu và khuyết của những kênh hiện hữu. Và đây là cơ sở để chọn<br />

một mô hình kênh đã có tiền lệ hoặc sáng tạo một kênh mới.<br />

Căn cứ vào đặc điềm các sản phẩm: Ví dụ: Đối với các sản phẩm của tân<br />

hiệp phát là những sản phẩm dễ bảo quản và cần bán rộng rãi cho mọi<br />

người....thì phải sử dụng nhiều kênh và nhiều trung gian......<br />

3.Một số nguyên nhân khác<br />

- mặc dù ngay từ đầu khi tung ra sản phẩm, Tân Hiệp Phát đã định vị Laser<br />

như một sản phẩm bia tươi đóng chai cao cấp, tuy nhiên sự thiếu chủ động về kênh<br />

phân phối khiến cho Laser không thể chen chân vào những nhà hàng hay quán ăn<br />

nơi mà Heineken và Tiger đã ký kết hợp đồng. Điều đó khiến cho Laser buộc phải<br />

tìm tới những quán ăn bình dân, điều này hoàn toàn bất hợp lý khi mà một sản<br />

phẩm cao cấp lại được phân phối tại những nơi như vậy.<br />

- Laser đã có một quảng cáo thu hút được sự chú ý của người xem truyền<br />

hình, điều đó tốt, hiển nhiên rồi. Nhưng sau đó thì người uống bia không thể gọi<br />

được bia Laser khi ngồi trong quán. Quảng cáo chỉ tồn tại được nơi tâm trí người<br />

tiêu dùng mục tiêu trong một khoảng thời gian nào đó, sau đó sẽ biến mất rất<br />

nhanh. Đến gần thời điểm tung, Laser vẫn loay hoay tìm nhân viên và quản lý.<br />

Việc huy động luôn cả nhân viên Number One va Bến Thành trợ giúp tuy hay<br />

nhưng nhìn kỹ lại đó là sự bế tắc vì kênh bán của họ hoàn toàn khác với kênh bán<br />

Laser nhắm tới .Mỗi một kênh sbán là một cứ điểm. Kênh bán của Laser muốn<br />

nhắm đến đều bị hùng cứ bởi Tiger & Heineken (ràng buộc bởi hợp đồng không<br />

hề phạm luật vì luật không cấm). Vậy muốn đánh bật địch thủ Laser phải đối mặt<br />

với 3 thứ: một là tiền tài trợ phải cao hơn, hai là, phải thuyết phục điểm bán là<br />

- 26 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

Laser sẽ bán được và ba là, chủ điểm bán sẽ phá vỡ hợp đồng với VBL. Về tiền tài<br />

trợ có thể giải quyết, song rõ ràng Laser khó giải quyết được (hãy đặt địa vị của<br />

chủ điểm bán, liệu chúng ta có dám đặt cược từ bỏ một con cá to, để nhận một con<br />

cá nhỏ và được hứa hẹn một ngày nào đó nó sẽ lớn không). Do đó, chuyện thỏa<br />

hiệp bán chung đã xảy ra. Và như thế là chủ điểm bán đã vi phạm hợp đồng. Đây<br />

thực sự là sai lầm mang tính chiến lược của laser.<br />

- dù slogan của Laser là “ thử mới tin” tuy nhiên với sự cạnh tranh và chiêu<br />

bài ký kết hợp đồng độc quyền về việc bán và trưng bày sản phẩm của Heineken<br />

và Tiger với hệ thống các đại lý nhà hàng thì người tiêu dùng quả thật khó có thể<br />

tìm được Laser để uống thử.<br />

- sau khi chi quá nhiều cho việc mua dây chuyền sản xuất cũng như quảng bá<br />

sản phẩm, Tân Hiệp Phát dường như không còn đủ tiềm lực về kinh tế để có thể<br />

hoàn thiện hệ thống phân phối riêng cho Laser. Chính điều này đã đẩy Laser vào<br />

các quán ăn bình dân.<br />

- 27 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

KẾT LUẬN<br />

---<strong>o0o</strong>---<br />

Thất bại của Laser trên thị trường bia Việt Nam đã cho thấy ý nghĩa đặc biệt<br />

quan trọng trong việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm nhất là đối với<br />

các sản phẩm mới hoàn toàn. Việc làm thế nào để một sản phẩm mới có thể tồn tại<br />

trên thị trường không hề đơn giản, đây quả thực luôn là một trong những vấn đề<br />

khiến cho các nhà marketing phải đau đầu. Thất bại của bia Laser có thể nói là thất<br />

bại đau đớn nhất của Tân Hiệp Phát trên thị trường bia Việt Nam, từ thất bại này ta<br />

có thể thấy được những sai lầm nghiêm trọng trong qui trình marketing cho sản<br />

phẩm không chỉ ở việc nghiên cứu thị trường mà ngay cả trong khâu phân phối.<br />

Đây cũng có thể coi là một bài học kinh nghiệm xương máu cho các doanh nghiệp<br />

khác cùng ngành.<br />

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

1. Giáo trình “Marketing lý thuyết” – tập thể tác giả Trường ĐH Ngoại Thương<br />

NXB Giáo dục – xuất bản năm 2000<br />

2. Bí quyết để có một thương hiệu mạnh – Những thương hiệu mạnh trong<br />

nước ( tập 1 ) - NXB Tri thức<br />

3. http://vi.wikipedia.org/wiki/marketing_mix<br />

4. http://tuoitre.vn/Kinh-te/27815<br />

- 28 -


Nhóm 7<br />

Phân tích thất bại trong chiến lược Marketing cho sản phẩm bia Laser của tập đoàn Tân Hiệp Phát<br />

5. http://my.opera.com/tranvulinh/giai-cuu-bia-laser<br />

6. http://vietbao.vn/kinh-te/vi-sao-bia-laser-bi-tu-choi/40027815/87/<br />

7. http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2004/04/59118<br />

8. http://phongmarketing.com/web/laser-chet-vi-di-truoc-mot-buoc<br />

- 29 -

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!