11.04.2013 Views

2. TỔNG QUAN

2. TỔNG QUAN

2. TỔNG QUAN

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

<strong>2.</strong> <strong>TỔNG</strong> <strong>QUAN</strong><br />

<strong>2.</strong>1. MÔ TẢ THỰC VẬT<br />

<strong>2.</strong>1.1. Giới thiệu về cây móc mèo núi [1-3]<br />

Hình 1: Hoa, quả và hạt của cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

Cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem., họ Vang (Caesalpiniaceae)<br />

còn có tên gọi khác như cây vuốt hùm, cây điệp mắt mèo, bonduc nut, cniquier,<br />

pois-quenique, yeux de chat, Caesalpinia bonduc.<br />

Cây nhỡ leo, có khi mọc rất dài, cành khoẻ mọc vươn dài, hình trụ, có nhiều<br />

gai nhỏ hình nón. Lá kép hai lần lông chim chẵn, mọc so le, có lá kèm, cuống chung<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -2- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

Cụm hoa mọc ở ngoài kẻ lá thành chùm dài 12-20 cm, có lông mềm, có gai;<br />

lá bắc hình dùi dài 1cm; đài có 5 răng nhỏ; tràng 5 cánh mỏng, 4 cánh hình trái xoan<br />

ngược, còn cánh kia gập lại ở giữa, nhị 10, nhụy ngắn có lông; bầu có cuống, có 2<br />

noãn.<br />

Quả gần hình cầu, hơi dẹt, dài 7- 8 cm, rộng 4 cm, lồi ở hai mặt, có nhiều gai<br />

nhọn; đựng 1-2 hạt, rất rắn, to 2 cm, màu xanh mắt mèo có đốm sậm.<br />

Ra hoa tháng 7-10, có quả tháng 11-3.<br />

Mùa hoa quả: mùa thu.<br />

[1,2]<br />

<strong>2.</strong>1.<strong>2.</strong> Phân bố<br />

Móc mèo núi phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông - Nam Á,<br />

bao gồm Ấn Độ, Mianma, Srilanca, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam<br />

Trung Quốc và đảo Hải Nam.<br />

Ở Việt Nam cây móc mèo núi mọc hoang dại phổ biến ở khắp nơi, phân bố<br />

rải rác khắp các tỉnh miền núi, trung du và đôi khi thấy cả ở đồng bằng. Khi mọc<br />

hoang ở bãi biển, các hạt bị sóng mài trở thành nhẵn bóng giống như viên ngọc màu<br />

trắng xám như sừng. Những tỉnh có nhiều móc mèo núi là Quảng Ninh, Lạng Sơn,<br />

Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hoà Bình, Hà<br />

Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Kiên Giang và Côn Đảo.<br />

Móc mèo núi là cây mọc dựa, thân và cành vươn dài, đặc biệt ưa sáng, cây<br />

nhỏ hơi chịu bóng; thường mọc thành bụi lớn lấn át những cây khác ở ven rừng thứ<br />

sinh, ven đồi, bờ nương rẫy hay ở những lùm bụi quanh làng bản (vùng đồng bằng,<br />

trung du). Móc mèo núi mọc chồi và lá non tập trung nhiều trong mùa xuân hè; mùa<br />

thu có hoa quả; thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, tỷ lệ đậu quả trên một cụm hoa<br />

thường chỉ đạt 5-20% . Quả già khó rụng, gặp thời tiết khô hanh, nứt dọc cho hạt<br />

phát tán ra xung quanh. Hạt nảy mầm vào vụ xuân - hè năm sau. Cây có khả năng<br />

tái sinh khoẻ sau khi bị chặt.<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -3- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

Móc mèo núi là cây mọc nhanh, có nhiều gai nên thường được trồng làm bờ<br />

rào nương rẫy, hoặc làm ranh giới phân lô trên đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.<br />

<strong>2.</strong><strong>2.</strong> NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH<br />

<strong>2.</strong><strong>2.</strong>1. Tính vị, công năng [1]<br />

Móc mèo núi có vị đắng, hơi the, tính mát, có tác dụng khử ứ, chỉ thống,<br />

thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.<br />

<strong>2.</strong><strong>2.</strong><strong>2.</strong> Tác dụng dược lý [1] :<br />

Dạng cao chiết từ lá móc mèo núi có tác dụng tăng cường sức co bóp của tử<br />

cung chuột cống trắng có chửa. Tác dụng này có thể so sánh với tác dụng của<br />

acetylcholine.<br />

Cao chiết nước và cao chiết etanol 50% từ hạt móc mèo núi được thử<br />

nghiệm trên chuột cống trắng bình thường và chuột gây tiểu đường bởi<br />

streptozotocin cho thấy có tác dụng hạ đường huyết, chống đường huyết tăng cao,<br />

hạ lipid máu. Trên chuột bình thường, cả 2 dạng cao trên với liều 100 mg/kg đều<br />

thể hiện tác dụng hạ đường huyết rõ rệt sau khi dùng thuốc 4 giờ.<br />

Dạng cao chiết nước có tác dụng hạ đường huyết kéo dài hơn so với dạng<br />

cao chiết cồn. Trên chuột cống gây tiểu đường, cả 2 dạng cao đều thể hiện tác dụng<br />

chống đường huyết tăng cao vào ngày thứ 5 sau khi dùng thuốc. Dạng cao chiết<br />

nước thí nghiệm trên chuột gây tiểu đường còn có tác dụng chống cholesterol và<br />

triglycerid tăng cao.<br />

Thành phần đắng của hạt móc mèo núi có tác dụng kháng khuẩn, thí nghiệm<br />

trên thỏ có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu và diệt giun. Thành phần đắng với dạng chiết<br />

cồn từ hạt móc mèo núi thí nghiệm trên chó có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, đối với<br />

tim ếch cô lập lại có tác dụng ức chế sức co bóp.<br />

[1,2], [5]<br />

<strong>2.</strong><strong>2.</strong>3. Công dụng<br />

Bộ phận dùng: hạt, lá, rễ.<br />

• Hạt móc mèo núi được dùng làm thuốc chữa sốt và thuốc bổ với liều 0,5-1,0<br />

g/lần; ngày uống 2-3 lần. Ngoài ra, còn dùng chữa lỵ, ho và tẩy giun, thường dùng<br />

phối hợp với hồ tiêu với lượng bằng nhau.<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -4- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

Ở Vân Nam (Trung Quốc), hạt móc mèo núi có tác dụng bổ thận, dùng trị<br />

thận hư và vi hàn. Tại Philipin, hạt được dùng để chữa bệnh dạ dày và làm thuốc tẩy<br />

nhẹ, dùng dưới dạng bột, ngoài ra còn có tác dụng chữa sốt.<br />

Người dân Madras còn dùng hạt móc mèo núi chế thành cao xoa, bôi ngoài,<br />

chữa tràn dịch tinh mạc (hydrocele) và viêm tinh hoàn. Dầu chiết từ hạt có khả năng<br />

điều trị co giật, bại liệt.<br />

• Ở Thái Lan, lá móc mèo núi là thuốc gây trung tiện, chữa bệnh đầy hơi, tiểu<br />

tiện khó khăn. Người dân Indonesia còn dùng lá để tẩy giun sán và trị ho.Ở Papua<br />

New Guinea, nước sắc lá có khả năng chữa viêm xoang, chống trầm cảm và chữa<br />

rối loạn tâm thần. Ở Ấn Độ, lá và vỏ cây được dùng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt<br />

và hạ sốt.<br />

• Tại đảo La Reunion và Madagasca, rễ được dùng để hạ sốt, trị giun và chữa<br />

bệnh lậu.<br />

Viên Bonducin đã được bác sỹ Isnard, người Pháp, dùng chữa sốt rét với liều<br />

0,1-0,2 g/ngày.<br />

<strong>2.</strong><strong>2.</strong>4. Những nghiên cứu mới về bài thuốc chữa bệnh bằng cây móc mèo núi<br />

[10-14]<br />

• Bệnh tiểu đường<br />

Caesalpinia bonducella Flem. là những cây bụi rộng mọc xung quanh vùng<br />

bờ biển Ấn Độ. Những người dân Ấn Độ đã thúc đẩy nghiên cứu chi tiết về họat<br />

tính giảm đường huyết của hạt cây này trên bệnh đái tháo đường cả type 1 và type 2<br />

ở chuột. Với liều 300 mg/kg, những ảnh hưởng hạ thấp đường máu đã được thấy<br />

trên mô hình type 2, đó là họat tính gây kích thích tiết ra insulin từ phần cô lập dịch<br />

nước và etanol của nhân hạt Caesalpinia bonducella.<br />

• Bệnh sốt và giảm đau<br />

Dịch trích từ eter dầu hỏa và etanol của hạt móc mèo núi được khẳng định là<br />

chứa flavonoid, terpenoid, đường tự do và glycoside. Chúng có tác dụng làm hạ sốt<br />

và giảm đau khi thí nghiêm trên chuột bạch trưởng thành lớn và nhỏ cùng giới tính<br />

với liều 30, 100 và 300 mg/kg (bằng đường miệng).<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -5- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

• Các loại bệnh khác<br />

Người của bộ lạc Kolli Hills, Tamil Nadu, Ấn Độ, sử dụng lá của<br />

Caesalpinia bonducella và vỏ của thân Bauhinia racemosa kết hợp với một vài thảo<br />

mộc khác để điều trị u, bướu, rối loạn gan, chứng sưng viêm và một vài bệnh khác.<br />

Chính họ đã thúc đẩy quá trình nghiên cứu về những liều dùng phù hợp khi sử dụng<br />

2 loài trên để chữa các bệnh.<br />

Phần trích bằng metanol của lá Caesalpinia bonducella (MECB) và vỏ thân<br />

Bauhinia racemosa (MEBR) được thử nghiệm trên chuột bạch. MECB và MEBR<br />

được cho vào trong bụng của chuột bạch Thụy Sĩ 2 tuần 1 lần cho đến 13 tuần. Kết<br />

quả cho thấy những nhóm điều trị bằng MECB và MEBR với liều 100 và 200<br />

mg/kg không có những biến đổi đáng kể trong máu và sinh hóa. Khi sử dụng<br />

MECB và MEBR với liều 400 mg/kg sẽ làm tăng cao enzym huyết thanh và làm<br />

thay đổi các thông số về máu. Do đó khi dùng với liều 100 và 200 mg/kg sẽ không<br />

có ảnh hưởng độc hại đến chuột nhưng sẽ có hại nếu dùng với liều 400 mg/kg.<br />

[1,2], [6-9], [13-16], [29,30]<br />

<strong>2.</strong>3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC<br />

<strong>2.</strong>3.1. Thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi<br />

− Hạt móc mèo núi có dầu béo 23,920%; nhựa đắng 1,888%; đường 5,452%;<br />

muối vô cơ 4,521% chất đạm (albumin) hoà tan 3,412%; chất đạm không hoà tan<br />

18,200%; tinh bột 37,795%; 50% độ ẩm [1] .<br />

− Các acid béo: acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, lignoceric,<br />

octadeca-4-enoic và octadeca-2,4-dienoic [7] .<br />

− Các amino acid [18] : arginin, cystin, histidine, leucine, isoleucin, lysin,<br />

methionin, phenylalanin, threonin, tryptophan, valin, aspartic [7] và citrullin [7] .<br />

− Các triterpen [9],[15] : α-amyrin, β-amyrin, lupeol, lupeol acetat, friedelin [20] .<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -6- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

HO<br />

-Amyrin<br />

AcO<br />

Lupeol acetat<br />

HO<br />

-Amyrin<br />

− Sterol: β-sitosterol [7] , stigmasterol [20]<br />

− Homoisoflavone: Bonducellin [7] .<br />

O<br />

Friedelin<br />

HO<br />

Lupeol<br />

− Nhựa là thành phần hoạt chất đắng dưới dạng bột vô định hình, trắng, đắng,<br />

tan trong các dung môi thông thường nhưng ít tan trong eter dầu hỏa. Có tác giả gọi<br />

nhựa này là bonducin và cho rằng đây là hoạt chất của hạt [2], [16] .<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -7- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

− Các furanoditerpen: α-, β-, δ-, ε-caesalpin [2] ; caesalpin F [7] , 14(17)-<br />

dehydrocaesalpin F [19] ; caesalpinin C, I, K, P [19] ; caesalmin B, D, E [19] ; bonducellpin<br />

E-G [19] ; 2-acetoxycaesaldekarin E [19] ; caesalpinolide C-E [20] ; 6-β-acetoxy-17-<br />

methylvoucapane-8(14),9(11)-diene [20] .<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -8- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

<strong>2.</strong>3.<strong>2.</strong> Thành phần hóa học rễ cây móc mèo núi<br />

Rễ chứa các furanoditerpen là caesalpinin, α-caesalpin, caesalpin F,<br />

caesalpin G, caesalpin H [6] , bonducellpin A-D [20] , caesaldekarin C, caesaldekarin F,<br />

caesaldekarin G [8] , caesaldekarin A, caesaldekarin H, caesaldekarin C,<br />

caesaldekarin I, caesaldekarin J, caesaldekarin K, caesaldekarin L và caesalpinin<br />

B [25] .<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -9- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

OH OAc<br />

O<br />

Caesaldekarin A<br />

O<br />

OH<br />

H3CO2C Caesaldekarin C<br />

<strong>2.</strong>3.3. Thành phần hóa học lá cây móc mèo núi<br />

H<br />

H<br />

O<br />

OH<br />

HOOC<br />

Demetylcaesaldekarin C<br />

Lá chứa brazilin, bonducin và caesalpin F [13] .<br />

H<br />

H<br />

H<br />

O<br />

H<br />

OH<br />

H3CO2C Caesaldekarin F<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -10- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân


Khảo sát thành phần hóa học hạt cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem.<br />

<strong>2.</strong>3.4. Thành phần hóa học quả móc mèo núi<br />

Quả chứa D-(+)-Pinitol, D-(+)-Ononitol [1]<br />

HO<br />

HO<br />

OH<br />

OH<br />

OH<br />

D- (+) - Pinitol<br />

OH<br />

HO OH<br />

HO OH<br />

OMe<br />

D-(+)-Ononitol<br />

Học viên cao học: Vũ Thị Thúy Dung -11- GVHD: TS. Nguyễn Trung Nhân

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!