02.04.2013 Views

Chương 1 - Trang chủ

Chương 1 - Trang chủ

Chương 1 - Trang chủ

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

11<br />

CHƯƠNG 1<br />

TỔNG QUAN


1.1 Cây long não<br />

1.1.1 Phân loại<br />

1.1.1.1 Phân loại thực vật [5,45]<br />

Lớp: Song tử diệp<br />

Họ: Lauraceae<br />

Thực vật: Đa niên<br />

12<br />

Tên thông thường: Long não, Chương não,<br />

Triều não, Não tử,<br />

Hon-Sho, camphor tree.<br />

Giới Plantae<br />

Giới phụ Tracheobionta - Thực vật có mạch<br />

Trên ngành Spermatophyta - Thực vật có hạt<br />

Hình 1.1 Cây long não ở Nhật Bản [46]<br />

Ngành Magnoliophyta - Thực vật có hoa<br />

Lớp Magnoliopsida - Thực vật hai lá mầm<br />

Lớp phụ Magnoliidae<br />

Bộ Laurales<br />

Họ Lauraceae - Long não<br />

Giống Cinnamomum<br />

Loài camphora (L.) Presl<br />

Năm 1753, Long não được Carl Linnaeus tìm ra đầu tiên và đặt tên là Laurus<br />

camphora L.. Năm 1825, J. Presl đặt tên lại cho cây là Cinnamomum camphora (L.)<br />

Presl cho phù hợp hơn và được thế giới công nhận. Năm 1831, C. H. Eberm và T.<br />

Nees đặt tên cây là Cinnamomum camphora ( L.) Nees & Eberm. Do tên thực vật<br />

Cinnamomum camphora (L.) Presl được công bố sớm nên được công nhận là tên<br />

chính thức. [48]<br />

Ngoài hai tên chính thức vừa nêu, trong quá trình nghiên cứu tài liệu, chúng<br />

tôi thấy có một số tên gọi khác, thí dụ như Cinnamomum camphora Sieb. [15] ,


13<br />

Cinnamomum camphora (L.) Sieb. var. linaloolifera [20] do một số tác giả đặt ra<br />

nhưng chưa được công nhận.<br />

1.1.1.2 Đồng nghĩa [46]<br />

Ngôn ngữ Đồng nghĩa<br />

Tiếng Anh Camphor tree, camphor, Japanese camphor<br />

Tiếng Pháp Camphre, camphrier<br />

Tiếng Đức Campher, Kampferbaum<br />

Tiếng Hindi<br />

Kapoor, Kapur, Karpur, Karpuram, Karpoora, Mushkapur,<br />

Pacchakarpuram<br />

Tiếng Ý Albero della canfora, Canfora, Canforo, Lauro canforo<br />

Tiếng Hoa Xiang zhang shu, Zhang, Zhang shu<br />

Tiếng Miến Điện Payok, Payuk<br />

Tiếng Nhật Kusunoki<br />

Tiếng Kannada Karpura<br />

Tiếng Hàn Nok na mu<br />

Tiếng Malayalam Cutakkarpuram, Karpuram, Subhramsu<br />

Tiếng Nepal Kapuur<br />

Tiếng Bồ Đào Nha Arvore da camphora (árvore-da-camphora).<br />

Камфорный лавр Kamfornii lavr, Камфорное<br />

Tiếng Nga дерево Kamfornoe derevo, Коричник<br />

Tiếng Tamil<br />

камфорный Korichnik kamfornii.<br />

Karpuram.<br />

Tiếng Telugu Karpuramu, Pacca karpuram<br />

Tiếng Thái<br />

การบูร Karabun, อบเชยญวน Op choei yuan (Central<br />

Thailand), พรมเส็ง Phrom seng (Shan - Northern Thailand)<br />

Tiếng Urdu Kafur, Patckafur<br />

Medieval Latin Camphora<br />

Tiếng Ả Rập k f r<br />

Tiếng Malaysia kapur, kāpūr chalk


14<br />

1.1.1.3 Phân loại theo thành phần hóa học của tinh dầu<br />

Những nghiên cứu sâu về tinh dầu long não cho thấy camphor là một cấu<br />

phần chính của cây long não, song không phải là duy nhất. Các cây long não có thể<br />

giống nhau về mặt hình thái, song lại có thành phần hóa học trong tinh dầu rất khác<br />

nhau. Từ đó người ta đã phải áp dụng cách phân loại dựa trên thành phần hóa học<br />

(chemotaxonomy) để phân loại chúng, bổ sung cho những hạn chế của cách phân<br />

loại dựa trên hình thái thực vật.<br />

Năm 1951, Hirota đề nghị sự phân chia thành các thứ dựa trên thành phần<br />

hoá học của tinh dầu [27]<br />

1. Subspecies eucamphor Hirota<br />

2. Subspecies formosana Hirota<br />

Var. occidentalis Hirota<br />

Subvar. eucamphor<br />

Subvar. cineol<br />

Subvar. safrol<br />

Subvar. sesquiterpen<br />

Subvar. linalol<br />

Subvar. linaloid<br />

Var. orientalis Hirota<br />

Subvar. eucamphor<br />

Subvar. cineol<br />

Subvar. safrol<br />

Subvar. sesquiterpen<br />

Subvar. linalol<br />

Subvar. linaloid<br />

Subvar. borneol<br />

3. Subspecies newzealandia Hirota<br />

Var. eucamphor<br />

Var. cineol


15<br />

Theo Guenther ở Nhật Bản chỉ thấy một chemotype long não C. camphora<br />

Sieb. [15,49] gọi là cây Hon-Sho có tinh dầu chứa chủ yếu là camphor. Tuy nhiên cây<br />

này xuất hiện dưới hai dạng được phân biệt bởi màu của các chồi non ở thời gian<br />

các cây mọc chồi mới:<br />

Dạng 1 (khoảng 80%): các chồi non có màu đỏ.<br />

Dạng 2 (khoảng 20%): các chồi non có màu xanh.<br />

Các cây dạng 2 mọc nhanh và chứa nhiều camphor hơn dạng 1. Song<br />

khi chồi đã trưởng thành, thì màu của dạng 1 biến thành màu xanh và sự khác nhau<br />

không còn nhận ra nữa. [24]<br />

Ở Đài Loan, cây long não có 2 chemotype khác nhau. Một trong số đó (cây<br />

Kusunoki) lại chia nhỏ thành 3 dạng tùy thuộc vào thành phần hoá học tinh dầu.<br />

Các chemotype là: [16]<br />

1. Kusunoki (C. camphora) gồm 3 dạng:<br />

a. Hon-Sho : (Hon = thật, Sho = cây long não) là chemotype<br />

long não quan trọng nhất ở Đài Loan. Về mặt hình thái, cây này giống hệt cây Hon-<br />

Sho ở Nhật Bản. Cấu phần chính trong tinh dầu cây Hon-Sho là camphor.<br />

b. Ho-Sho : (Ho = thơm ngát, Sho = long não) cấu phần chính<br />

của cây là linalol. Y. Furita phân loại cây Ho-Sho là C. camphora var.<br />

linaloolifera. [22]<br />

c. Yu-Sho : (Yu = dầu) cấu phần chính của cây là cineol.<br />

2. Rau-Kusu (C. camphora var. nominale Hayata) là chemotype long<br />

não đặc biệt về mặt hình thái, xuất hiện dọc bờ biển phía đông của Đài Loan. Cây<br />

Rau-Kusu có 5 chemotype khác nhau:<br />

- Chemotype 1: Tinh dầu chứa 78% camphor.<br />

- Chemotype 2: Tinh dầu chứa 59% cineol.<br />

- Chemotype 3: Tinh dầu chứa 87% safrol.<br />

- Chemotype 4: Tinh dầu chứa 85% linalol.<br />

- Chemotype 5: Tinh dầu chứa toàn sesquiterpen.


16<br />

Ở Trung Quốc có 3 chemotype long não: long não dầu (chủ yếu cineol), long<br />

não thật (chủ yếu camphor) và long não thơm (chủ yếu linalol). Khoảng 90% số cây<br />

là long não dầu, chỉ có 2-3% long não thật, từ 4-5% là long não thơm. [16]<br />

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Phạm Văn Khiển có thể chia cây long não<br />

thành 6 chemotype dựa trên thành phần hóa học như sau: [1]<br />

74%).<br />

Chemotype 1: Cấu phần chính tinh dầu từ gỗ thân và lá là camphor (67%-<br />

Chemotype 2: Cấu phần chính tinh dầu từ gỗ thân là camphor, nhưng tinh<br />

dầu lá là sesquiterpen (50%-70%).<br />

Chemotype 3: Cấu phần chính tinh dầu từ gỗ thân là camphor (khoảng<br />

43%) và cineol (khoảng 25%), nhưng tinh dầu lá là sesquiterpen (55% - 75%).<br />

Chemotype 4: Cấu phần chính tinh dầu từ gỗ thân là cineol (khoảng 42%)<br />

và camphor (khoảng 27%), nhưng tinh dầu lá là cineol (khoảng 53%).<br />

Chemotype 5: Cấu phần chính tinh dầu từ gỗ thân và lá là linalol (khoảng<br />

60% - 90%).<br />

Chemotype 6: Cấu phần chính tinh dầu từ lá là phelandren (khoảng 70%).<br />

1.1.2 Mô tả thực vật [5,6]<br />

Long não là loại cây gỗ lớn, thường xanh, có mùi thơm, cao 15 - 30 m. Đoạn<br />

thân không phân cành cao từ 3-8 m, có khi tới 10 m, đường kính thân 40 - 60 cm, có<br />

khi đạt tới 90 cm.<br />

Hệ thống rễ không ăn sâu nhưng lại phát triển mạnh theo chiều rộng, bạnh<br />

gốc thấp và mập. Vỏ ngoài màu nâu xám, thường nứt dọc thành rãnh sâu. Tán cây<br />

rậm và to, đường kính tán đạt từ 10 - 30 cm.<br />

Cành thường nhẵn, màu nâu, cành non có màu vàng nhạt hoặc hồng nhạt.<br />

Chồi có dạng hình trứng, mập, phủ lông mềm, có nhiều vảy nhỏ sắp xếp lên nhau.<br />

Lá đơn mọc cách, có mùi thơm, cuống lá mảnh, dài 1,5 - 3,0 cm; phiến lá<br />

mỏng, hình bầu dục hay hình mác, kích thước 5 - 12 x 2 - 7 cm, gốc lá tù, chóp lá<br />

nhọn hoặc vuông nhọn, mép lá nguyên hoặc hơi gợn sóng, xanh đậm, bóng và nhẵn<br />

ở mặt trên, nhẵn hoặc rải rác có lông mịn ở mặt dưới; có mùi thơm; có ba gân chính


17<br />

ở gốc nổi rõ trên cả hai mặt lá, các gân bên hình lông chim, có hai tuyến xen kẽ ở<br />

gốc giữa ba gân chính.<br />

Hình 1.2 Cấu tạo hoa long não<br />

1. Cành mang hoa long não; 2. Hoa; 3. Mặt cắt dọc của hoa;<br />

4. Nhị đực với hai tuyến gốc; 5. Quả [16]<br />

Cụm hoa hình chùy mọc ở nách lá hay ở tận cùng, dài tới 7 cm; cuống hoa<br />

dài 1 - 1.5 mm, nhẵn, hoa lưỡng tính; bao hoa hình ống ngắn, sáu thùy, có lông màu<br />

nâu nhạt; có 9 nhị, sắp xếp theo ba vòng, tuyến vòng 1 và 2 có bao phấn hình<br />

vuông, dài 0.5 mm, hướng vào trong; vòng 3 hầu như không có, tuyến hình trứng tại<br />

các bao phấn nền tảng và hướng ngoại; bầu hình trứng, nhẵn, vòi nhụy hình trụ<br />

ngắn.<br />

Quả mọng, nhỏ, có hình cầu đường kính 7 - 10 mm, khi non có màu xanh<br />

lục, khi chín có màu tím đen; một hạt, hạt có kích thước 6 - 7 mm.<br />

1.1.3 Phân bố [5,6]<br />

Long não mọc nhiều nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan.<br />

Long não phân bố tự nhiên trong các khu rừng nguyên sinh, nhưng chúng<br />

vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường trên đất trồng, đồi núi trọc. Trong tự nhiên,


18<br />

long não phân bố tới độ cao 3000 m trên mặt biển, nhưng thích hợp nhất là từ 1000<br />

m trở xuống.<br />

Ở nước ta, long não sinh trưởng rất tốt trên nhiều khu vực, từ đồng bằng đến<br />

miền núi cao (1500 m). Nhiều quần thể long não với những cây rất lớn, lâu năm đã<br />

được thiết lập rải rác bởi người Pháp trước đây tại nhiều nơi ở nước ta (miền núi<br />

phía Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ).<br />

Ở Việt Nam, long não được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Hà Giang,<br />

Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn. Ngay tại nhiều đường<br />

phố Hà Nội cũng trồng để lấy bóng mát.<br />

Long não ưa đất tốt, lớp đất mặt sâu, dày, nhiều mùn, ẩm, nhưng vẫn có thể<br />

sinh trưởng bình thường trên các vùng đồi, đất feralite nghèo dinh dưỡng, cằn cỗi<br />

hoặc đất bạc màu. Long não chịu lạnh khỏe, nhưng chịu sương muối và gió lào<br />

kém. Các loại đất alkaline từ nhẹ tới trung bình với độ pH 5-8 rất thích hợp cho việc<br />

gây trồng long não thành những khu rừng thuần.<br />

Nhìn chung thì long não sinh trưởng tốt và thích hợp nhất với điều kiện ấm,<br />

ở các vùng có khí hậu cận nhiệt đới, nhưng vẫn sinh trưởng bình thường ở các khu<br />

vực núi cao trong vùng nhiệt đới. Những cây long não trưởng thành có thể chịu<br />

được điều kiện lạnh giá tới -5 o C, còn các cây nhỏ thường bị chết rét.<br />

1.1.4 Trồng trọt, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh [16]<br />

Long não hiện vẫn được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Cũng có thể nhân<br />

giống long não bằng biện pháp sinh sản vô tính như trồng bằng các hom lấy từ cành<br />

hoặc rễ, hoặc những chồi non mọc lên từ rễ.<br />

Sau khi thu hái, quả long não chín cần ngâm nước, chà xát, loại bỏ hết thịt<br />

quả, rửa sạch, chọn những hạt chắc, mập và hong khô nhẹ trong bóng mát 1-2 ngày<br />

rồi bảo quản trong cát, trấu hoặc mùn cưa ẩm (tốt nhất là trong cát ẩm 60-70%).<br />

Hạt long não nhỏ, khối lượng của 1000 hạt thường vào khoảng 160-180 g.<br />

Hàm lượng nước trong hạt long não cao, để mất nước thì sức nảy mầm kém, tỷ lệ<br />

nảy mầm của hạt thấp và sức sống kém. Có thể gieo ngay hoặc bảo quản trong thời<br />

gian ngắn, nếu để lâu thì hạt sẽ mất khả năng nảy mầm. Vì sức sống của hạt kém, ở


19<br />

điều kiện bảo quản thuận lợi, hạt long não có thể giữ được sức nảy mầm trong vòng<br />

6 tháng.<br />

Tốt nhất là lấy hạt và gieo ngay trong mùa đông hoặc cất giữ để gieo vào đầu<br />

mùa xuân. Sau khi gieo cần che phủ bằng rơm, rạ hay cỏ khô và tưới đều, bảo đảm<br />

cho đất đủ ẩm. Mỗi m 2 chỉ gieo 130-150 hạt, khi cây đạt độ cao 10 cm thì phải tỉa<br />

bớt, chỉ để lại chừng 50-60 cây/m 2 . Các cây con thời kỳ 12-24 tháng tuổi là có thể<br />

đem trồng trên diện tích đại trà. Mật độ trồng trung bình 2000-2500 cây/ha. Long<br />

não sinh trưởng nhanh, khép tán sớm nên có thể trồng cây dày hơn rồi tỉa thưa dần.<br />

Trong 4-7 năm đầu, cần quan tâm làm cỏ, xới đất, vun đất, bón phân, đặc<br />

biệt là năm thứ nhất và thứ hai. Trường hợp gieo hạt thẳng thì số lần chăm sóc cần<br />

nhiều hơn. Các quần thể long não trồng để lấy lá cần hạn chế chiều cao, nên cắt<br />

ngọn khi cây đạt độ cao 1.5-2 m.<br />

Long não nói chung thường ít bị bệnh. Trong vùng nhiệt đới châu Á mới gặp<br />

từng cây long não riêng biệt có thể bị bệnh thối rễ do nấm Clitocybe tabescens gây<br />

ra. Bệnh xém lá cũng có thể xuất hiện do nấm Glomerella cingalata. Sử dụng các<br />

loại thuốc diệt nấm quen thuộc như “benlate” cũng có tác dụng tốt.<br />

Tại hầu hết các khu vực trồng long não ở vùng nhiệt đới châu Á thường gặp<br />

các loại sâu ăn lá như Acrocercops ordinatella, Attacus atlas, Euproctis lunata,<br />

Suana concolor và Dictyoploca japonica. Sâu trưởng thành và ấu trùng của bọ da<br />

(Leucopholis pingus) đã gây hại những cây long não non ở vườn ươm tại một số<br />

khu vực châu Á. Mọt lúa (Cratopus punctum) là loại côn trùng ăn lá nguy hiểm đã<br />

gặp ở Mauritus.<br />

1.1.5 Thu hái và sử dụng [5,16]<br />

Trước kia, người ta thường thu hái lá và gỗ đồng thời với việc chặt hạ cây<br />

long não trong rừng tự nhiên. Trong trồng trọt để lấy tinh dầu, các quần thể long<br />

não cũng được khai thác theo từng đợt, cách nhau 16-20 năm. Sau khi chặt hạ, các<br />

chồi mới từ gốc lại mọc ra và sinh trưởng rất nhanh.<br />

Thường khi dùng gỗ long não để chưng cất tinh dầu, người ta thường đốn hạ<br />

các cây trên 25 năm tuổi. Các bộ phận của cây như rễ, thân, nhánh sẽ được chặt


20<br />

thành từng đoạn rồi đem về nhà máy sản xuất. Khi nguyên liệu được đem về nhà<br />

máy, sẽ được bào nhỏ rồi mới cho vào nồi chưng cất.<br />

Thu hái lá để chưng cất tinh dầu được tiến hành hằng năm. Tại Nhật Bản,<br />

người ta thường thu hái lá long não vào thời gian giữa tháng 10 và tháng 3, thu hái 2<br />

lần trong năm. Những nơi trồng long não lấy lá để chưng cất tinh dầu như Ấn Độ,<br />

Sri-Lanka thường thu hoạch đều đặn 4 lần trong một năm.<br />

Việc thu hái lá long não chủ yếu vẫn bằng tay và các công cụ đơn giản (dao,<br />

kéo…). Nhiều thiết bị cơ khí cũng đã được thử nghiệm, song vẫn còn những hạn<br />

chế cần được cải tiến.<br />

Hầu hết khắp nơi trên thế giới, cây long não được xem như là một cây cảnh<br />

cho bóng mát. Một loài cây long não, có tên gọi là Majestic Beauty, là loại cây mọc<br />

thẳng, có lá lớn và màu xanh đậm, là một loại cây trồng cho bóng mát trên những<br />

đại lộ.<br />

Gỗ long não Trung Quốc có giá trị lớn vì không bị nứt nẻ và hư hỏng, và<br />

ngăn chặn được sự tấn công của sâu bọ, chống sâu bướm. Chính vì vậy, loại gỗ này<br />

chủ yếu được dùng để làm tủ gỗ hay những sản phẩm như rương cất giữ đồ đạc,<br />

quần áo. Gỗ này còn được dùng để lót sàn, nhưng ngày nay nó rất đắt tiền.<br />

Ngoài ra, người ta còn sử dụng các bộ phận của cây long não (rễ, thân, gỗ,<br />

vỏ, lá, hạt) đem chưng cất hơi nước để thu lấy tinh dầu long não và chưng cất phân<br />

đoạn để thu được các phân đoạn khác nhau của dầu long não như: camphor tinh thể,<br />

tinh dầu long não trắng (chứa nhiều 1,8-cineol), tinh dầu long não nâu (chứa chủ<br />

yếu là safrol), tinh dầu long não xanh (chủ yếu là các sesquiterpen, sesquiterpen<br />

alcol, và azulen).<br />

1.1.6 Tác dụng dược lý và công dụng<br />

1.1.6.1 Theo y học cổ truyền [6]<br />

Long não có vị cay, tính nóng, quy kinh Tâm Tỳ; có tác dụng: trừ thấp sát<br />

trùng, ôn tán hàn chỉ thống, khai khiếu trừ uế; chủ trị các chứng ghẻ lở, cước khí<br />

sưng đau, đau răng, té ngã đau.


1.1.6.2 Theo y dược hiện đại [7,16]<br />

21<br />

Long não cho nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng cao như camphor, tinh dầu<br />

long não, gỗ và ngay cả khi cây đang tồn tại đã có giá trị rất lớn về môi trường.<br />

Camphor được dùng ngoài da làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, kích thích (dưới<br />

dạng cồn hay dầu 5-10%). Dùng trong cơ thể dưới dạng thuốc tiêm dầu (pha trong<br />

dầu thảo mộc) hay nước (dạng muối camphorsulfonat natrium) để hồi tĩnh cơ tim,<br />

chữa trụy tim mạch hay suy nhược, hoặc dùng để uống chữa đau bụng.<br />

Camphor và tinh dầu long não là một trong những thành phần chính của<br />

phần lớn các loại dầu xoa, cao xoa và được dùng trong nhiều chế phẩm khác. Trong<br />

danh mục thuốc thống nhất toàn ngành của Bộ Y Tế (in lần thứ 2, năm 1982) có ghi<br />

14 chế phẩm có chứa camphor, trong đó có 5 (trong số 8) loại cao xoa, dầu xoa, 5<br />

loại thuốc điều trị bệnh ỉa chảy, 2 loại thuốc trợ tim, 1 loại thuốc xoa bóp và 1 loại<br />

thuốc đau răng.<br />

Camphor còn được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chất<br />

dẻo, làm ngà voi nhân tạo, công nghiệp cao su, công nghiệp quốc phòng (làm thuốc<br />

súng không khói…), trong nông nghiệp dùng để kích thích hạt nảy mầm.<br />

Tinh dầu long não (phần đã lấy hết camphor) được dùng làm nguyên liệu cho<br />

công nghiệp hương liệu (nước hoa, xà phòng…)<br />

1.2 Vài nét về vi sóng [28]<br />

1.2.1 Lí thuyết về vi sóng<br />

Khái niệm vi sóng: Vi sóng (microwave, micro-onde) là sóng cực ngắn, hay<br />

gọi là sóng siêu tần, hay sóng UHF (Ultra High Frequence wave).<br />

Trong phổ điện từ (Electromagnetic Spectrum) vi sóng nằm ở khoảng giữa<br />

phổ, từ tần số 0.3 GHz (300 MHz hay 3.10 8 Hz) đến 300 GHz (hay 3.10 11 Hz) tương<br />

ứng độ dài sóng trong khoảng 100 cm đến 1 cm, do đó vi sóng còn được gọi là sóng<br />

cm.


Hình 1.3 Biểu diễn đường truyền của vi sóng trong điện trường<br />

trong đó:<br />

E: cường độ điện trường<br />

Ң : cường độ từ trường<br />

22<br />

: chiều dài sóng (12.2 cm - 2450 MHz)<br />

c: vận tốc ánh sáng trong chân không 300000 km/s<br />

Biểu thức tính bước sóng của sóng điện từ:<br />

c<br />

<br />

f<br />

f: tần số (Hertz), tần số f càng lớn thì độ dài sóng càng nhỏ<br />

f (MHz) (cm)<br />

27.12 11.05<br />

915 37.24<br />

2450 12.22<br />

Trong lĩnh vực ISM (Industrielles Scientifiques et Médicales) qui ước chỉ sử<br />

dụng các loại vi sóng có tần số 27.12; 915; 2450 MHz. Trong các tần số trên, tần số<br />

2450 MHz được sử dụng rộng rãi nhất. Tần số 915 MHz được ISM cho phép sử<br />

dụng ở Mỹ, còn ở Pháp cũng có thể được dùng nhưng phải có giấy phép.<br />

Lò vi sóng gia dụng, phòng thí nghiệm thường sử dụng f = 2450 MHz, f này<br />

còn được dùng trong kỹ nghệ nông sản, thực phẩm. Sự giới hạn tần số nhằm ngăn<br />

ngừa sự gây trở ngại những tần số dành cho ngành truyền thông.


23<br />

- Những thiết bị vi sóng (theo ISM) không cho phép một sự thất thoát về vi sóng<br />

vượt quá 40 db V/m đo ở khoảng cách 30 m bên ngoài vách nơi chứa.<br />

- Năng lượng của vi sóng là năng lượng điện từ.<br />

Năng lượng của photon vi sóng rất thấp, tại 2450 MHz năng lượng của<br />

photon của vi sóng vào khoảng 0.00001 eV (0.037 kcal/mol).<br />

Trong khi đó năng lượng của một nối hóa học vào khoảng 80-120 kcal/mol.<br />

Thí dụ: H-OH là 4.8 eV; CH3-CH3 là 3.61 eV; nối hidrogen là 0.04-0.44 eV<br />

Do đó vi sóng không ảnh hưởng đến cơ cấu phân tử hợp chất hữu cơ (cắt đứt<br />

nối). Vi sóng kích thích phân tử hữu cơ thuần túy về động học (quay phân tử).<br />

1.2.2 Đặc tính của vi sóng<br />

- Xuyên qua được không khí, gốm sứ, thủy tinh, polimer…<br />

- Phản chiếu trên bề mặt kim loại.<br />

- Lan truyền được trong chân không, áp suất cao.<br />

Hình 1.4 Đặc tính của vi sóng đối với nước, kim loại và teflon<br />

- Vô hại đối với sinh vật, vi sóng chỉ có tác dụng làm tăng nhiệt độ. Chẳng<br />

hạn khi nghiên cứu tác động của enzim dưới sự hỗ trợ của vi sóng người ta nhận<br />

thấy rằng ảnh hưởng của vi sóng tương tự như các sự cung cấp nhiệt khác (vi sóng<br />

không ảnh hưởng làm thay đổi cơ cấu sinh vật nhưng trong cơ thể sinh vật có nước,<br />

nước hấp thu vi sóng dẫn tới làm nóng lên, do đó vi sóng ảnh hưởng gián tiếp).


24<br />

- Khi vi sóng chạm tới vật liệu, một phần năng lượng của nó bị phản xạ trở<br />

lại, một phần đáng kể hơn sẽ bị vật liệu hấp thu. Năng lượng này chuyển hóa thành<br />

nhiệt lượng và giảm dần khi nó truyền đi trong vật liệu.<br />

1.2.3 Nguyên tắc làm nóng vật chất của vi sóng<br />

- Sự đun nóng bằng vi sóng là một tiến trình làm tăng nhiệt của vật chất một<br />

cách đặc biệt. Tiến trình làm nóng này không phụ thuộc vào sự dẫn nhiệt của bình<br />

chứa và vật chất. Sự tăng nhiệt độ của vật chất cục bộ tức thời là do sự quay lưỡng<br />

cực và sự dẫn truyền ion . Đó là 2 cơ chế cơ sở của sự chuyển năng lượng từ vi sóng<br />

sang vật chất được đun.<br />

- Nhiệt sinh ra do sự dẫn truyền ion là kết quả của sự tăng trở kháng của môi<br />

trường chống lại sự dịch chuyển của các ion trong trường điện từ.<br />

- Cơ chế quay lưỡng cực là quá trình thay đổi hướng của phân tử phân cực<br />

theo chiều của điện trường.<br />

Thí dụ: f = 2450 MHz, điện trường E của vi sóng đổi chiều 4,9.10 9 lần.<br />

Dưới tác động của điện trường, các phân tử lưỡng cực có khuynh hướng sắp<br />

xếp theo chiều điện trường. Do đó trong điện trường xoay chiều, f rất lớn (MHz) sẽ<br />

gây ra sự xáo trộn ma sát với vận tốc lớn giữa các phân tử, đó là nguồn gốc sự nóng<br />

lên của vật chất, nhiệt độ tăng lên rất nhanh (khoảng 10 o C/phút).<br />

Hình 1.5 Cách sắp xếp của phân tử trong điện trường.<br />

- Ưu điểm của đun nóng bằng vi sóng:<br />

1. Không có quán tính nhiệt.<br />

2. Năng lượng sạch, dễ tạo ra, dễ kiểm soát.<br />

3. Nhanh chóng.


25<br />

4. Có tác dụng đặc biệt với các phân tử phân cực (càng phân cực càng<br />

mau nóng).<br />

5. Chọn lọc, nhanh chóng, trực tiếp<br />

→ Sự đun nóng bằng vi sóng chọn lọc, nhanh chóng, đồng đều.<br />

Việc này có liên quan đến hằng số điện môi của hợp chất đó.<br />

- Vi sóng kích hoạt những phân tử phân cực, đặc biệt là nước. Với một cơ<br />

cấu có độ bất đối xứng cao, phân tử nước có độ phân cực mạnh, do đó nước là một<br />

chất lý tưởng dễ đun nóng bằng vi sóng.<br />

- Nước bị đun nóng bởi sự hấp thu vi sóng và bốc hơi, tạo ra áp suất cao tại<br />

nơi bị tác dụng, việc này làm cho nước di chuyển từ tâm của vật chất ra đến bề mặt<br />

của nó. Nguyên tắc này được áp dụng trong sự sấy, sự chưng cất hơi nước dưới sự<br />

chiếu xạ vi sóng.<br />

- Ngoài ra các nhóm định chức phân cực như -OH, -COOH, -NH2,…trong<br />

các hợp chất hữu cơ cũng là những nhóm chịu tác động mạnh của trường điện từ.<br />

1.3 Tinh dầu long não<br />

1.3.1 Lịch sử khai thác và sử dụng long não [16]<br />

Theo Gildemeister và Hoffmann, tinh dầu long não được chế biến và sử dụng<br />

ở Trung Quốc từ thời thượng cổ (khoảng 300 năm trước Công Nguyên). Ở thế kỷ<br />

thứ VI, cây long não được sử dụng như là một vị thuốc. Nó đã được ghi chép bởi<br />

hoàng tử Ả rập Imru-I-Kais và trong cuốn sách thánh của những người theo đạo Hồi<br />

gọi là kinh Koran, trong đó long não được coi là một chất nước giải khát cho những<br />

người ở thiên đường. Vào thế kỷ thứ VII, các thương gia và thầy thuốc Ả rập đã biết<br />

nhiều chemotype long não, có loại từ Trung Quốc, có loại từ Sumatra.<br />

Ở Nhật Bản, người ta cho rằng chính người Nhật đã học cách chế biến long<br />

não của người Triều Tiên. Tại Đài Loan, người ta chưa biết là đã bắt đầu khai thác<br />

long não từ khi nào. Klaproth là người đã tham quan đảo này vào đầu thế kỷ trước<br />

cho rằng việc chế biến long não là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu ở<br />

đây và đã không ngừng phát triển sau khi người Nhật chiếm đóng Đài Loan.


26<br />

Đầu tiên, long não được dùng trong y học do những người Ả rập, sau đó đến<br />

người Ý (thế kỷ XI) và người Đức (thế kỷ XII), tinh dầu long não được nhập khẩu<br />

vào châu Âu từ năm 1884.<br />

Do nhu cầu về camphor trên thị trường rất lớn, nên sau chiến tranh Nhật -<br />

Trung, chính phủ Nhật tuyên bố độc quyền về sản xuất camphor ở toàn bộ Đài Loan<br />

vào năm 1903.<br />

Theo Guenther rất khó để xác định ngày xuất hiện camphor trên thế giới vì<br />

trong các tài liệu trước đây, camphor dường như bị nhầm lẫn với borneol. “Kamfur”<br />

được đề cập tới trong nhiều tài liệu của Ả rập vào thế kỷ thứ VI, được sản xuất ở<br />

Sumatra hoặc ở các vùng khác của Malaysia có khả năng là borneol. Theo Marco<br />

Polo vào thế kỷ XIII, camphor đã được biết một cách rộng rãi như là một sản phẩm<br />

kỳ diệu của phương Đông. Kể từ lúc đó, camphor trở nên có một vị trí quan trọng<br />

trong thương mại.<br />

Cùng với sự gia tăng về nhu cầu, việc sản xuất camphor được bắt đầu ở<br />

Trung Quốc, nơi mà từ xa xưa, long não đã phát triển rất dồi dào.<br />

Tác phẩm khoa học đáng tin cậy của Trung Quốc có tên là “Honzo-Komoku”<br />

xuất bản vào năm 1596 đã mô tả camphor được ly trích từ gỗ long não ở Trung<br />

Quốc ngay từ thế kỷ XVI, nhưng dường như camphor thiên nhiên đã được sản xuất<br />

từ thời gian sớm hơn nhiều, có khả năng từ thế kỷ XIII. Những nhà nghiên cứu<br />

Trung Quốc đã quan sát và ghi chép lại tinh thể camphor có màu trắng, là kết quả<br />

của sự thăng hoa tự nhiên, hình thành do sự lắng tụ trong các khe gỗ của long não.<br />

Những tài liệu nói về camphor ở Nhật Bản thì liên quan đến một sản phẩm<br />

được nhập khẩu từ Trung Quốc. Người Nhật đã biết đến cây long não từ thời xa<br />

xưa, đó là loại cây phát triển dồi dào tại khu vực Kyu-Shu, và trong thời gian dài,<br />

cây long não được sử dụng làm gỗ xây dựng và gỗ đóng tàu. Với sự thiết lập mối<br />

quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, thì quy trình tách camphor từ<br />

cây đã được đưa vào Nhật (từ khoảng giữa năm 1688 và 1703).


27<br />

Ở Đài Loan, chính phủ Trung Quốc dưới triều Ma-Ching chiếm hòn đảo Đài<br />

Loan vào năm 1683, đã bắt đầu một chính sách bảo hộ cây long não làm nguồn<br />

cung cấp camphor cho Trung Quốc.<br />

Ở thế kỷ XVIII, ngành sản xuất camphor đã bắt đầu thịnh vượng và camphor<br />

sản xuất trên hòn đảo này đã trở nên nổi tiếng trên thế giới. Năm 1869, chính quyền<br />

Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận với các công ty Anh, Mỹ, Đức về xuất<br />

khẩu camphor. Song năm 1895, Nhật Bản chiếm Đài Loan lập chế độ độc quyền về<br />

ngành sản xuất camphor với mục đích chống sự cạnh tranh và để phát triển ngành<br />

công nghiệp này.<br />

Lúc đầu, việc chưng cất cây long não chỉ vì mục đích lấy camphor nên<br />

không có bình ngưng. Thực chất là quá trình thăng hoa. Công nghệ này được gọi là<br />

“phương pháp đun sôi” tồn tại khoảng 300 năm. Từ thời Tempo (1830-1843) các<br />

bình ngưng bằng nước lạnh mới được sáng chế ở Nhật Bản. Lúc đầu tinh dầu bị vứt<br />

bỏ hoặc được dùng làm dầu đốt. Mãi tới năm 1879, người Nhật Bản phát hiện ra là<br />

trong tinh dầu long não còn chứa một lượng camphor có thể thu lại bằng chưng cất<br />

phân đoạn. Từ đây ngành sản xuất camphor bước sang một giai đoạn mới.<br />

Vào những năm 1940-1950, khi Nhật Bản bị mất độc quyền về sản xuất<br />

camphor do việc xuất hiện camphor tổng hợp, và cả hai sản phẩm quan trọng của<br />

ngành sản xuất tinh dầu long não là “tinh dầu long não nâu” và “dầu Hô” cũng bị<br />

cạnh tranh bởi các sản phẩm của Brazil, chính phủ Nhật Bản đã quyết định phải<br />

tăng cường trồng rừng trên diện tích lớn và sử dụng tất cả các thành phần của tinh<br />

dầu long não một cách khoa học, để trong tương lai, thế giới có thể dựa vào nguồn<br />

cung cấp liên tục về camphor và tinh dầu long não từ Nhật Bản.<br />

Ngày nay thì Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc là ba nước sản xuất và<br />

cung cấp camphor tự nhiên lớn nhất thế giới.


1.3.2 Phân loại tinh dầu long não<br />

Gỗ<br />

28<br />

Chưng cất hơi nước<br />

2.0 - 2.5% tinh dầu camphor thô<br />

(lẫn tinh thể camphor)<br />

Lọc<br />

35 - 40% 60 - 55%<br />

Camphor thô Tinh dầu long não thô<br />

‘B’ Camphor Chưng cất phân đoạn<br />

50% 46%<br />

Camphor thô Tinh dầu long não<br />

(‘B’ camphor)<br />

Tinh dầu trắng 20%<br />

Thăng hoa Tinh dầu nâu 22%<br />

Camphor tinh chế Tinh dầu xanh 1%<br />

(loại 2 - BB) Nhựa dầu 3%<br />

Thăng hoa lần nữa<br />

Camphor tinh chế (loại 1)<br />

Sơ đồ 1.1 Qui trình chưng cất tinh dầu gỗ long não và các sản phẩm ở Nhật [26]


29<br />

Sơ đồ 1.1 cho thấy khi chưng cất tinh dầu gỗ long não không những thu<br />

được camphor mà còn thu được những sản phẩm khác của tinh dầu long não bằng<br />

chưng cất phân đoạn như: tinh dầu long não trắng (chứa nhiều cineol), tinh dầu long<br />

não nâu (chứa chủ yếu là safrol), tinh dầu long não xanh (chủ yếu là các<br />

sesquiterpen, sesquiterpen alcol, và azulen). [16]<br />

0.998.<br />

Tinh dầu camphor thô có màu từ vàng đậm đến nâu, tỷ trọng từ 0.950 -<br />

Tinh dầu camphor nhẹ là phân đoạn tinh dầu có nhiệt độ sôi thấp nhất và<br />

thường chỉ chứa các terpen. Tỷ trọng của tinh dầu này thường nằm trong khoảng<br />

0.870 - 0.910. Tinh dầu thường không màu.<br />

Tinh dầu camphor nặng, hay tinh dầu camphor đen, hoặc tinh dầu camphor<br />

nâu là phân đoạn tinh dầu có nhiệt độ sôi cao nhất, giàu safrol và chứa nhiều<br />

serquiterpen và một lượng nhỏ các hợp chất phenol. Tỷ trọng trung bình của tinh<br />

dầu nặng thường nằm trong khoảng 1.000 - 1.040.<br />

Những phân đoạn tinh dầu có nhiệt độ sôi rất cao, gần như không màu, thu<br />

được bằng cách chưng cất lại, có tỷ trọng từ 1.065 - 1.075, được bán như là “dầu<br />

sassafras nhân tạo”.<br />

Tinh dầu luôn có góc quay cực sang phải, thay đổi từ +12 o với dầu nặng đến<br />

+20 o đến +32 o trong tinh dầu nhẹ.<br />

Với từng giai đoạn chưng cất, hàm lượng tinh dầu camphor nhẹ là:<br />

175 o - 180 o : 25 - 35%<br />

180 o - 185 o : 30 - 45%<br />

185 o - 190 o : 10 - 15%


30<br />

Bảng 1.1 Đặc tính của những phân đoạn khác nhau của tinh dầu long não [16]<br />

Tinh dầu Trắng Nâu Xanh Vàng<br />

Tỉ trọng (15 o C) 0.870 - 0.880 1.000 - 1.035


31<br />

Bảng 1.2 Hàm lượng tinh dầu long não và camphor thu được khi chưng cất từng bộ<br />

phận của cây long não ở Nhật Bản [16]<br />

Bộ phận Lá Nhánh Thân Gốc Rễ<br />

Camphor (%) 1.0 0.3 0.8 1.3 0.8<br />

Tinh dầu long não (%) 0.3 0.6 1.4 1.8 2.5<br />

Tổng cộng 1.3 0.9 2.2 3.1 3.3<br />

Bảng 1.3 Hàm lượng tinh dầu long não và camphor thu được khi chưng cất từng bộ<br />

phận của cây long não Hon-Sho ở Đài Loan [16]<br />

Bộ phận Rễ Thân Cành Lá Toàn cây<br />

Camphor (%) 1.02 0.67 0.47 0.7 0.80<br />

Tinh dầu long não (%) 1.87 1.53 1.07 0.4 1.60<br />

Tổng 2.89 2.20 1.54 1.10 2.40<br />

- Từng bộ phận của cây long não, tinh dầu có thành phần khác nhau:<br />

Bảng 1.4 Hàm lượng các cấu phần chính trong tinh dầu lá và rễ ở các chemotype<br />

long não ở Trung Quốc [44]<br />

Chemotype<br />

Camphor<br />

Linalol<br />

Cineol<br />

Bộ<br />

phận<br />

Hàm lượng<br />

tinh dầu<br />

(%)<br />

Hàm lượng các cấu phần chính trong tinh dầu (%)<br />

Camphor Linalol Cineol -Terpineol Safrol<br />

Lá 1.70 72.0 1.3 3.3 3.5 0.7<br />

Rễ 1.86 33.6 1.2 10.1 4.6 38.3<br />

Lá 2.05 0.7 80.2 4.8 2.1 0.8<br />

Rễ 1.15 5.8 8.9 0.5 0.5 78.8<br />

Lá 2.22 1.4 0.5 48.1 15.9 0.3<br />

Rễ 1.52 12.2 2.1 10.6 5.5 60.7


32<br />

Bảng 1.5 So sánh hàm lượng và thành phần hoá học tinh dầu vỏ và lá long não ở<br />

Cấu phần<br />

Pháp [35]<br />

Hàm lượng (%)<br />

Vỏ Lá<br />

1,8-Cineol 6.8 1.0<br />

Camphor 59.2 84.1<br />

-Terpineol 1.5 -<br />

Borneol - 1.0<br />

Terpinen-4-ol 0.1 1.2<br />

-Terpineol - 2.0<br />

Safrol 4.5 -<br />

-Santalen 4.2 -<br />

cis--Bergamoten 2.2 -<br />

-Humulen 1.0 1.5<br />

-Santalen 2.5 -<br />

N.I. (M=204) 1.8 0.2<br />

Biciclogermacren - 2.0<br />

Spatulenol - 2.6<br />

-Cadinol 1.0 0.3<br />

Các nghiên cứu về tinh dầu long não cho thấy:<br />

- Rễ long não là bộ phận có hàm lượng tinh dầu nhiều nhất.<br />

- Từng bộ phận của cây long não, tinh dầu có hàm lượng và thành phần hóa học<br />

khác nhau.<br />

1.3.3.2 Tinh dầu gỗ long não<br />

1.3.3.2.1 Cấu tạo lớp màng tế bào gỗ [5]<br />

Lớp màng tế bào gỗ có tới ba lớp. Điều này khác hẳn với màng tế bào ở các<br />

bộ phận khác, chúng thường chỉ có hai lớp. Ba lớp này bao gồm:


- Lớp chung: cấu tạo bởi các pectin<br />

33<br />

- Lớp sơ lập: dày hơn lớp chung, hình thành bởi các celuloz và pectin<br />

- Lớp hậu lập: do các tế bào già chuyển hóa thành. Ở lớp này celuloz thường<br />

bị tẩm mộc tố, nên rất dày và chắc chắn.<br />

1.3.3.2.2 Tính chất hoá lý và thành phần hoá học của tinh dầu gỗ<br />

Bảng 1.6 Tính chất hóa lý của tinh dầu gỗ long não ở một số quốc gia<br />

Quốc gia Đài Loan [16] Ấn Độ [18] Trung Quốc [44] Kenya [15]<br />

Chemotype Hon-Sho Ho-Sho Hon-Sho Yu-Sho<br />

Tỉ trọng<br />

(25 o C)<br />

Chỉ số khúc xạ<br />

(25 o C)<br />

Góc quay cực<br />

(25 o C)<br />

0.9543<br />

1.4806<br />

+32 o 24’<br />

0.9231 -<br />

0.9306<br />

1.4692 -<br />

1.4702<br />

+17 o 14’<br />

- +22 o<br />

0.9428 -<br />

0.9436<br />

1.4713 -<br />

1.4727<br />

+26 o -<br />

-29 o<br />

0.9101 a<br />

1.4751 b<br />

+31 o 23’<br />

0.9270 -<br />

0.9337<br />

1.4704 -<br />

1.4735<br />

+7 o 48’ -<br />

-18 o 48’<br />

0.9460 a<br />

1.4910 a<br />

IA 1.1 - 2.5 - 3.1 - 0.6 - 0.9 -<br />

IE 4.1 - 4.0 - 5.0 - 1.4 - 2.2 -<br />

Chỉ số acetil 23.3 - 21.6 - 36.4 - 47.9 -<br />

Alcol (%) 6.5 - - - - -<br />

Camphor (%) 50.5<br />

với a 20 o C; b 30 o C<br />

39.6 -<br />

44.0<br />

+31 o<br />

- 51.5 27.0 - 34.2 87.29


34<br />

Bảng 1.7 Thành phần hóa học tinh dầu gỗ long não ở một số quốc gia<br />

Cấu phần<br />

Australia<br />

[35]<br />

Việt Nam<br />

-Pinen 2.2 1.81-2.59 -<br />

Limonen 2.5 0.00-2.91 -<br />

1,8-Cineol 11.5 2.73-4.13 -<br />

[1]<br />

Kenya<br />

Camphor 51.3 75.60-83.50 87.29<br />

Citronelol 3.2 - -<br />

Safrol 11.0 0.00-0.23 1.10<br />

-Terpineol - 0.35-1.36 2.44<br />

Eugenol - - 1.15<br />

trans-1,2,3-Trimetil-4-propenilnaptalen - - 4.01<br />

Camphen - 1.54-1.98 -<br />

1.3.3.2.3 Sơ lược về việc trồng rừng long não, sản xuất camphor, tinh dầu<br />

long não và bán tổng hợp camphor ở một số nước trên thế giới [16]<br />

Theo Gildemeister, ngày xưa ở Nhật Bản có tới 10 triệu ha cây long não. Lúc<br />

đầu người ta thường chưng cất tinh dầu từ những cây long não rất lớn, có chu vi gốc<br />

cây từ 7-12 m. Cùng với sự phát triển của ngành sản xuất camphor và tinh dầu long<br />

não, nguồn cây long não mọc tự nhiên bị khai thác cạn dần. Để tạo nguồn nguyên<br />

liệu cho ngành sản xuất đang phát triển này, người ta đã phải tổ chức trồng cây long<br />

não trên qui mô lớn. Khoảng từ năm 1906-1913, chính phủ Nhật Bản đã tổ chức<br />

trồng được một lượng rất lớn cây long não và tới những năm 1950, phần lớn số cây<br />

được khai thác là những cây được trồng vào thời gian này. Tới năm 1947, Nhật Bản<br />

có khoảng 12 triệu cây, phủ trên khoảng 18000 ha, tương ứng với 2 triệu tấn gỗ, có<br />

thể thu được khoảng 40000 tấn camphor và tinh dầu long não, đủ đáp ứng cho nhu<br />

cầu sản xuất trong khoảng 15 năm. Do sự kiệt quệ của các rừng long não, chính phủ<br />

Nhật Bản lại phải tiến hành một kế hoạch trồng rừng long não, mỗi năm trồng 2750<br />

ha để sau 5 năm sẽ có 13750 ha rừng long não do nhà nước quản lí. Sau đại chiến<br />

[15]


35<br />

thứ II, do việc mất Đài Loan, chính phủ Nhật Bản đã có một cố gắng rất lớn để<br />

trồng rừng long não, để trong tương lai thế giới có thể dựa vào nguồn cung cấp liên<br />

tục về camphor và tinh dầu long não từ Nhật Bản.<br />

Ở Đài Loan: năm 1900, chính phủ Đài Loan đã bắt đầu một chương trình<br />

trồng rừng long não trên qui mô lớn và có hệ thống. Tới những năm 1950, Đài Loan<br />

đã trồng thêm được khoảng 44000 ha rừng long não, không kể 6500 ha rừng tự<br />

nhiên vẫn được bảo vệ.<br />

Ở Trung Quốc, năm 1937, nhà nước đã đưa ra những chỉ dẫn về việc giúp đỡ<br />

các vùng khác nhau xây dựng cơ sở công nghiệp sản xuất camphor, đã xây dựng các<br />

trung tâm nghiên cứu tinh dầu long não, phân bố cây con cho các trang trại, bảo vệ<br />

các cây già không bị đốn để lấy hạt làm giống.<br />

Việc trồng long não đã được chú ý phát triển ở rất nhiều nước như: Ấn Độ,<br />

Malaysia, Philippin, …có thể trồng long não bằng rễ, giâm cành hoặc ghép cành,<br />

song thông thường thì bằng phương pháp gieo hạt.<br />

Tại Nhật Bản, camphor và tinh dầu long não được chưng cất từ gỗ của các<br />

cây trên 25 năm tuổi. Khi một cây bị chặt, toàn bộ phần rễ, gốc, thân, nhánh đều<br />

được chuyển đến nhà máy. Tại nhà máy, gỗ được bào thành những mảnh nhỏ và<br />

mỏng, sau đó mới đem đi chưng cất.<br />

Thường thì phần gỗ được chưng cất từ 8-10 giờ, còn phần rễ thì cần tới 15<br />

giờ chưng cất. Điều kiện tốt nhất để chưng cất là khi 700-800 ml sản phẩm thu được<br />

trong một phút được sản xuất từ 500 kg nguyên liệu gỗ. Tỷ lệ giữa dầu và nước thu<br />

được sau khi chưng cất là 1:25. Tinh dầu long não và camphor tinh thể được lấy ra<br />

một tháng một lần, sau khoảng 40 lần chưng cất.<br />

Những nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ camphor<br />

trong cây long não phụ thuộc vào nhiều yếu tố [16]<br />

- Cây mọc tự nhiên chứa nhiều tinh dầu và camphor hơn là cây trồng.<br />

- Cây mọc riêng biệt chứa nhiều tinh dầu và camphor hơn là cây mọc tập<br />

trung.


36<br />

- Những cây phát triển tốt chứa nhiều tinh dầu và camphor hơn cây phát triển<br />

kém.<br />

- Cây già chứa nhiều camphor hơn cây non.<br />

- Cây được trồng trên đất cát, khô cằn thì cho hàm lượng camphor nhiều hơn<br />

được trồng trên các loại đất khác.<br />

- Cây mọc trên đất khô ráo chứa nhiều camphor hơn cây mọc trên đất ẩm ướt.<br />

Do nhu cầu về camphor ngày càng tăng, người ta đã tìm cách tổng hợp<br />

camphor. Việc bán tổng hợp camphor từ -pinen, thành phần chủ yếu trong tinh<br />

dầu thông, đã được thực hiện ở các phòng thí nghiệm của Nhật Bản và Đài Loan từ<br />

nhiều năm trước đây. Năm 1937, Nhật Bản đã xây dựng một kế hoạch sản xuất với<br />

qui mô 10 tấn/năm. Quá trình bán tổng hợp là:<br />

-Pinen → Acetat bornil → Camphen → Camphor<br />

Camphor tổng hợp là dạng racemic, không quang hoạt.<br />

Từ những năm 1960, ở Liên Xô, người ta đã bán tổng hợp camphor từ<br />

borneol, thành phần chính trong tinh dầu cây Linhsam Xibiri (Albies sibirica).<br />

Camphor tổng hợp thu được bằng con đường này ở dạng tả triền.<br />

1.3.3.3 Tinh dầu vỏ long não<br />

Tính chất hóa lý và thành phần hóa học của tinh dầu vỏ<br />

Bảng 1.8 Tính chất hóa lý của tinh dầu vỏ long não ở Ấn Độ [33]<br />

Chỉ số Vỏ<br />

Hàm lượng (%) 2.0-2.5<br />

Màu sắc Vàng nhạt<br />

Tỉ trọng (20 o C) 0.9423<br />

Chỉ số khúc xạ (20 o C) 1.4720


37<br />

Bảng 1.9 Thành phần hóa học tinh dầu vỏ long não ở một số quốc gia<br />

Cấu phần<br />

Hàm lượng (%)<br />

Ấn Độ [33] Pháp [35]<br />

-Pinen 2.1 0.1<br />

Camphen 1.4 -<br />

-Pinen 0.6 0.1<br />

Mircen 0.9 -<br />

p-Cimen 0.2 0.2<br />

1,8-Cineol 8.2 6.8<br />

Camphor 78.7 59.2<br />

-Terpinenol - 1.5<br />

Borneol 0.2 -<br />

Terpinen-4-ol - 3.6<br />

-Terpinenol 2.0 4.8<br />

Safrol 1.6 4.5<br />

-Cariophilen - 0.1<br />

-Santalen - 4.2<br />

cis--Bergamoten - 2.2<br />

epi--Santalen - 0.7<br />

-Humulen - 1.0<br />

(E)--Farnesen - 0.2<br />

-Santalen - 2.5<br />

(Z,E)--Farnesen - 0.1<br />

(E,E)--Farnesen - 0.1<br />

Calacoren - 0.1<br />

-Eudesmol - 0.7<br />

-Cadinol - 1.0


1.3.3.4 Tinh dầu lá long não<br />

Tính chất hóa lý và thành phần hóa học của tinh dầu lá<br />

Bảng 1.10 Tính chất hóa lý tinh dầu lá long não ở Trung Quốc [44]<br />

Chỉ số<br />

d<br />

n<br />

20<br />

20<br />

20<br />

D<br />

38<br />

Chemotype<br />

Camphor Linalol Cineol iso-Nerolidol Borneol<br />

0.945 0.874 0.935 0.991 0.987<br />

1.4806 1.4650 1.4714 1.5005 1.4541<br />

+39.5 -15.59 -20.65 +9.75 +24.5<br />

Bảng 1.11 Tính chất hóa lý tinh dầu lá long não ở 2 vùng khác nhau ở Ấn Độ [25]<br />

Đặc tính Calcutta Chunabhati<br />

Màu sắc Không màu Vàng nhạt<br />

Tỉ trọng 0.9280 29.2 0.9300 30.1<br />

Góc quay cực + 30 o 60’ + 32 o 19’<br />

Chỉ số khúc xạ 1.4786 29.5 1.3807 30<br />

IA 2.238 3.217<br />

IE 12.148 3.476<br />

Chỉ số acetil 29.8 -<br />

Độ hòa tan 1:1 (90% alcol) 1:1 (90% alcol)


39<br />

Sau đây là những nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu lá long não ở một số<br />

quốc gia:<br />

Bảng 1.12 Thành phần hóa học tinh dầu lá long não ở Ấn Độ [30]<br />

Stt Cấu phần<br />

Hàm lượng<br />

(%)<br />

Stt Cấu phần<br />

Hàm lượng<br />

1 -Pinen 1.4 17 Borneol 0.8<br />

2 Camphen 1.1 18 Terpinen-4-ol 0.6<br />

3 Sabinen 0.8 19 -Terpineol 0.9<br />

4 -Pinen vết 20 -Elemen vết<br />

5 Mircen 1.0 21 -Copaen vết<br />

6 -Phelandren 0.2 22 -Gurjunen 0.1<br />

7 -Terpinen 0.2 23 -Cariophilen 0.8<br />

8 p-Cimen 2.3 24 -Humulen 1.3<br />

9 -Phelandren vết 25 -Murolen 0.4<br />

10 1,8-Cineol 2.6 26 Germacren D 0.3<br />

11 (Z)--Ocimen 0.2 27 Curcumen 0.3<br />

12 (E)--Ocimen 0.2 28 Germacren B 0.2<br />

13 -Terpinen vết 29 Germacren D-4-ol 0.1<br />

14 Terpinolen vết 30 Oxid cariophilen 0.2<br />

15 Linalol vết 31 10-epi--Eudesmol 0.1<br />

16 Camphor 81.5 32 -Cadinol 0.3<br />

(%)


Stt Cấu phần<br />

40<br />

Bảng 1.13 Thành phần hóa học tinh dầu lá long não ở Brazil [21]<br />

Hàm lượng<br />

(%)<br />

Stt Cấu phần<br />

Hàm lượng<br />

1 -Tujen 0.20 15 Terpinen-4-ol 0.67<br />

2 -Pinen 3.15 16 -Terpineol 0.96<br />

3 Camphen 1.83 17 -Citronelol 0.08<br />

4 Sabinen 0.19 18 Neral 0.07<br />

5 -Pinen 1.16 19 Acetat isobornil 0.98<br />

6 -Mircen 1.90 20 -Cariophilen 0.66<br />

7 -Phelandren 0.56 21 -Humulen 0.27<br />

8 Limonen 3.59 22 Germacren D 0.14<br />

9 (E)--Ocimen 0.27 23 Biciclogermacren 0.56<br />

10 -Terpinen 0.21 24 Elemol 0.07<br />

11 -Terpinolen 0.61 25 (E)-Nerolidol 0.08<br />

12 Linalol 8.92 26 Spatulenol 0.14<br />

13 Camphor 68.03 27 Globulol 0.12<br />

14 l-Borneol 0.54<br />

(%)


41<br />

Bảng 1.14 Thành phần hóa học tinh dầu lá long não ở Trung Quốc [44]<br />

Stt Cấu phần<br />

Hàm lượng<br />

(%)<br />

Stt Cấu phần<br />

Hàm lượng<br />

1 -Tujen 0.14 18 Terpen-4-ol 0.02<br />

2 -Pinen 1.29 19 Acetat citronelil 0.50<br />

3 Camphen 1.55 20 -Bisabolen 0.13<br />

4 -Pinen 0.77 21 Borneol 1.10<br />

5 Sabinen 0.25 22 -Terpineol 1.29<br />

6 Mircen 0.35 23 Humulen 0.16<br />

7 -Phelandren 0.81 24 Acetat terpinil 0.11<br />

8 Limonen 0.03 25 -Citronelol 0.11<br />

9 1,8-Cineol 1.73 26 Acetat geranil 0.04<br />

10 -Terpinen 0.19 27 iso-Geraniol 0.05<br />

11 p-Cimen 0.02 28 Safrol 0.16<br />

12 Terpinolen 0.03 29 Metileugenol 0.50<br />

13 Camphor 83.87 30 iso-Nerolidol 0.51<br />

14 Linalol 0.53 31 Metiliso-eugenol 0.03<br />

15 -Copaen 0.45 32 -Eudesmol 0.14<br />

16 Acetat bornil 0.60 33 Guaiol 0.03<br />

17 Cariophilen 0.75<br />

(%)


42<br />

Bảng 1.15 Thành phần hóa học tinh dầu lá long não ở Australia [41]<br />

Stt Cấu phần Hàm lượng (%) Stt Cấu phần Hàm lượng (%)<br />

1 -Pinen 4.6 8 Camphor 74.1<br />

2 Camphen 2.6 9 Terpinen-4-ol


Stt Cấu phần<br />

43<br />

Bảng 1.17 Thành phần hóa học tinh dầu lá long não ở Cuba [36]<br />

Hàm lượng<br />

(%)<br />

Stt Cấu phần<br />

Hàm lượng<br />

1 Triciclen vết 21 cis-Piperitol vết<br />

2 -Pinen 0.2 22 Neral 0.1<br />

3 -Fenchen 4.6 23 2-Undecanon vết<br />

4 Camphen 3.7 24 Acetat -terpinil 0.1<br />

5 Sabinen 0.1 25 -Copaen 0.1<br />

6 -Pinen 1.7 26 -Bourbonen vết<br />

7 Mircen 1.9 27 -Elemen 0.1<br />

8 -Phelandren 0.3 28 -Cariophilen 1.7<br />

9 -3-Caren vết 29 -Elemen vết<br />

10 -Terpinen vết 30 -Humulen 0.2<br />

11 p-Cimen 0.7 31 Germacren D 1.5<br />

12 Limonen 5.0 32 Biciclogermacren 1.5<br />

13 1,8-Cineol 0.4 33 -Cadinen 0.1<br />

14 -Phelandren 0.1 34 (Z)-Nerolidol vết<br />

15 Hidrat cis-sabinen 0.1 35 Elemol 0.1<br />

16 Terpinolen 0.2 36 Germacren B 0.2<br />

17 Camphor 71.2 37 Spatulenol 1.1<br />

18 Borneol 0.9 38 Oxid cariophilen 0.4<br />

19 Terpinen-4-ol 0.9 39 14-Hidroxi-9-epi- 0.1<br />

20<br />

-Terpineol<br />

1.2<br />

(β)-cariophilen<br />

(%)


Stt Cấu phần<br />

44<br />

Bảng 1.18 Thành phần hóa học tinh dầu lá long não ở Pháp [35]<br />

Hàm lượng<br />

(%)<br />

Stt Cấu phần<br />

Hàm lượng<br />

1 -Pinen 0.1 11 -Elemen 0.1<br />

2 Mircen 0.1 12 -Cariophilen 0.2<br />

3 1,8-Cineol 1.0 13 -Humulen 1.5<br />

4 Limonen 0.6 14 Biciclogermacren 2.0<br />

5 Hidrat trans-sabinen 0.1 15 -Cadinen 0.4<br />

6 Camphor 84.1 16 Germacren B 0.1<br />

7 Borneol 1.0 17 Spatulenol 2.6<br />

8 Terpinen-4-ol 1.2 18 Oxid humulen 0.2<br />

9 -Terpinenol 2.0 19 -Cadinol 0.3<br />

10 -Elemen 0.1<br />

(%)<br />

Bảng 1.19 Thành phần hóa học tinh dầu lá long não ở Buôn Mê Thuộc [8]<br />

Stt Cấu phần<br />

Hàm lượng<br />

(%)<br />

Stt Cấu phần<br />

Hàm lượng<br />

(%)<br />

1 -Tujen 0.26 16 l-Borneol 0.55<br />

2 -Pinen 4.37 17 Terpinen-4-ol 0.80<br />

3 Camphen 2.62 18 -Terpineol 1.11<br />

4 Sabinen 0.32 19 Acetat bornil 1.51<br />

5 -Pinen 1.89 20 -Elemen 0.14<br />

6 -Mircen 2.91 21 Metilisoeugenol 0.25<br />

7 -Phelandren 0.57 22 -Cariophilen 1.42<br />

8 -Terpinen 0.12 23 -Humulen 1.80<br />

9 p-Cimen 0.32 24 Germacren D 0.57<br />

10 l-Limonen 6.68 25 Aromadendren 0.23<br />

11 -Terpinen 0.35 26 Nerolidol 0.26


12 Hidrat sabinen 0.10 27 Oxid cariophilen 0.26<br />

13 -Terpinolen 0.60 28 Humuladienon 0.17<br />

14 Linalol 0.11 29 Pentadecic-2-yl-1-ol 0.10<br />

15 Camphor 69.71 30 Oleat propil 0.15<br />

45<br />

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu<br />

long não [10]<br />

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về tinh dầu long não cho thấy: hàm<br />

lượng, chất lượng và thành phần hóa học tinh dầu long não chịu ảnh hưởng rất lớn<br />

của nhiều yếu tố: giống, nơi trồng, khí hậu, thời điểm thu hoạch, qui trình ly trích<br />

tinh dầu.<br />

Các yếu tố như nơi trồng, khí hậu đã được trình bày ở phần trên cho thấy có<br />

ảnh hưởng lớn đến hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu, trong mục này<br />

trình bày một vài yếu tố ảnh hưởng khác.<br />

1.3.4.1 Giống<br />

Phạm Văn Khiển đã nghiên cứu hàm lượng và thành phần hóa học của cây<br />

mẹ (cấu phần chính là camphor) và 4 chemotype.


46<br />

Bảng 1.20 Thành phần hóa học của cây mẹ và 4 chemotype long não [19]<br />

Cấu phần Cây mẹ 1 2 3 4<br />

-Tujen 0.1 - - - -<br />

-Pinen 0.4 - - - -<br />

-Pinen 0.2 - - - -<br />

-Phelandren 0.9 0.38-0.71 6.44-10.1 0.18-0.39 0.10-0.42<br />

1,8-Cineol 4.9 2.02-3.11 45.0-53.6 0.24-0.54 0.14-0.21<br />

Camphor 81.9 75.8-80.6 0.30-2.53 0.30-1.34 0.09-4.63<br />

Terpinen-4-ol 0.9 0.87-1.22 1.07-1.61 0.53-1.28 0.35-1.30<br />

-Terpineol 1.3 2.02-2.65 15.9-19.9 1.82-3.34 1.06-9.64<br />

Safrol 0.2 1.09-3.68 1.15-9.71 3.90-11.0 36.7-57.7<br />

(E)-Nerolidol - - - 33.2-41.6 15.2-18.9<br />

9-Oxonerolidol - - - 22.2-24.7 6.65-11.3<br />

với:<br />

1: chemotype camphor;<br />

2: chemotype 1,8-cineol và -terpineol<br />

3: chemotype (E)-nerolidol và 9-oxonerolidol;<br />

4: chemotype safrol và (E)-nerolidol.<br />

1.3.4.2 Thời điểm thu hoạch [44]<br />

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành thu hái lá long não ở các<br />

chemotype vào những tháng khác nhau và tiến hành khảo sát hàm lượng cấu phần<br />

chính có trong mẫu tinh dầu lá. Kết quả được thể hiện qua đồ thị sau:


Hàm lượng (%)<br />

47<br />

Tháng<br />

Đồ thị 1.1 Sự thay đổi cấu phần chính theo thời điểm thu hái ở các chemotype<br />

với I: chemotype linalol; II: chemotype camphor; III: chemotype cineol<br />

Nhìn vào đồ thị 1.1, có thể thấy rằng ứng với bất kỳ chemotype long não nào<br />

khi thu hái ở những thời điểm khác nhau thì hàm lượng cấu phần chính thay đổi lớn.<br />

1.3.4.3 Tuổi<br />

Bảng 1.21 Hàm lượng tinh dầu long não và camphor theo độ tuổi cây [26]<br />

Tuổi cây<br />

(năm) Camphor<br />

Hàm lượng (%)<br />

Tinh dầu long não<br />

(đã tách camphor)<br />

Tổng cộng<br />

5 - 1.00 1.00<br />

10 0.13 1.08 1.21<br />

15 0.27 1.15 1.42<br />

20 0.50 1.50 2.00<br />

25 0.63 1.50 2.13<br />

30 0.82 1.40 2.22<br />

35 0.88 1.40 2.28<br />

40 1.00 1.30 2.30


48<br />

45 1.05 1.30 2.35<br />

50 1.10 1.30 2.40<br />

55 1.14 1.30 2.44<br />

60 1.28 1.20 2.48<br />

65 1.35 1.20 2.55<br />

70 1.35 1.20 2.55<br />

75 1.42 1.20 2.62<br />

80 1.52 1.10 2.62<br />

100 1.60 1.10 2.70<br />

120 1.70 1.10 2.80<br />

Theo bảng 1.21 cho thấy, tuổi của cây càng lớn thì hàm lượng camphor càng<br />

tăng và hàm lượng tinh dầu long não càng giảm, nhưng tổng hàm lượng của cả tinh<br />

dầu long não và camphor đều tăng.<br />

1.3.4.4 Chiều cao của cây<br />

Các nhà khoa học tiến hành lấy mẫu ở những độ cao khác nhau của thân cây<br />

và khảo sát hàm lượng tinh dầu. Kết quả cho thấy có sự thay đổi về hàm lượng tinh<br />

dầu thu được.<br />

Bảng 1.22 Hàm lượng tinh dầu long não và camphor thu được ở các độ cao khác<br />

nhau của thân cây Hon-Sho 120 tuổi [24]<br />

Chiều cao cây<br />

(m)<br />

Đường kính thân<br />

(cm)<br />

Camphor<br />

(%)<br />

Tinh dầu long não<br />

(%)<br />

0.30 107.3 1.73 2.24<br />

3.03 80.6 1.11 1.61<br />

6.67 71.8 0.82 1.26<br />

12.12 54.5 0.48 0.81<br />

15.76 40.0 0.17 0.58<br />

19.39 24.2 0.06 0.34<br />

21.21 23.0 0.02 0.22


49<br />

23.03 21.2 - -<br />

26.66 11.2 - -<br />

Theo bảng 1.22 càng lên cao thì hàm lượng tinh dầu long não và hàm lượng<br />

camphor càng giảm.<br />

Bảng 1.23 Hàm lượng tinh dầu long não và camphor thu được khi khảo sát<br />

vòng sinh trưởng của thân cây Hon-Sho (5 năm 1 lần) [26]<br />

Vòng sinh trưởng<br />

(năm)<br />

Camphor<br />

(%)<br />

Tinh dầu long não<br />

1-5 - -<br />

(%)<br />

11-15 - 0.083<br />

21-25 0.007 0.346<br />

31-35 0.133 0.616<br />

41-45 0.303 0.796<br />

51-55 0.473 0.909<br />

61-65 0.622 1.000<br />

71-75 0.755 1.090<br />

81-85 0.855 1.166<br />

91-95 0.948 1.240<br />

101-105 1.043 1.329<br />

111-115 1.135 1.430<br />

1.4 Vài nét về tổn thương bỏng ở da [11]<br />

1.4.1 Các mức độ bỏng<br />

Bỏng là tên gọi chung các tổn thương tế bào dưới tác dụng trực tiếp của<br />

nhiệt, điện, hóa chất, phóng xạ…<br />

Bệnh bỏng: cả quá trình từ khi bị bỏng đến khi khỏi (hoặc tử vong) có thể<br />

phát sinh ra những rối loạn chức năng toàn thân và những biến đổi tại vết bỏng này


50<br />

biểu hiện bằng các hội chứng bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật được xem là<br />

bệnh bỏng<br />

Có thể chia bệnh bỏng ra thành nhiều cấp độ:<br />

- Bỏng nông: bị bỏng lớp biểu bì và một phần trung bì, sự lành hóa<br />

theo hướng tái tạo da hoặc tạo sẹo<br />

- Bỏng sâu: khi bỏng toàn bộ lớp da hoặc tổn thương tới gân, cơ,<br />

xương, khớp, tạng. Việc chữa trị cần sự ghép da hay phẫu thuật tạo hình. Những<br />

trường hợp bỏng sâu nhưng đường kính nhỏ hơn 5 cm thì có thể tự liền sẹo.<br />

Bảng 1.24 Phân loại mức độ bỏng<br />

Bỏng nông Bỏng sâu<br />

Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Độ 5<br />

Viêm da<br />

cấp, đỏ da<br />

do bỏng<br />

Bỏng<br />

biểu bì,<br />

còn lớp<br />

đáy<br />

Nông Sâu<br />

Tổn thương<br />

lớp nhú, còn<br />

ống và gốc<br />

lông, tuyến<br />

mồ hôi<br />

Tổn thương<br />

lớp lưới,<br />

còn phần<br />

sâu tuyến<br />

mồ hôi<br />

Bỏng toàn<br />

bộ da<br />

Bỏng da và<br />

các lớp<br />

dưới da<br />

1.4.2 Các thời kỳ của bệnh bỏng<br />

Tùy mức độ tổn thương, vị trí cơ thể bị bỏng và trạng thái cơ thể mà xuất<br />

hiện trạng thái bệnh lý khác nhau.<br />

+ Thời kỳ thứ nhất<br />

Từ 2-3 ngày đầu tiên sau bỏng. Còn được gọi là thời kỳ của các đáp ứng và<br />

các biến đổi bệnh lý cấp hoặc đáp ứng viêm cấp mang tính hệ thống sau bỏng. Nếu<br />

chấn thương bỏng nghiêm trọng sẽ xảy ra sốc bỏng. Các biến chứng cấp: suy thận<br />

cấp, thủng loét cấp ống tiêu hóa, chảy máu cấp ống tiêu hóa, tràn huyết phế nang.<br />

+ Thời kỳ thứ hai<br />

Từ ngày 3-4 đến ngày thứ 30-45-60 sau bỏng, thường xem là tháng đầu tiên<br />

của chấn thương bỏng.


51<br />

Nếu bỏng nông, đây là giai đoạn liền sẹo và khỏi bệnh.<br />

Nếu bỏng sâu, mức độ tổ chức hoại tử lớn, sưng mủ… sẽ phóng thích vào cơ<br />

thể lượng lớn các chất độc từ mô tế bào bị phân rã như histamin, leucotoxin, các<br />

proteinase… gây hội chứng nhiễm độc bỏng cấp. Nhiễm khuẩn tại chỗ, biến chứng<br />

nhiễm khuẩn vùng lân cận và trạng thái nhiễm khuẩn toàn thân là bệnh lâm sàng<br />

chính của thời kỳ này. Nếu vết thương bỏng không được cải thiện, hệ quả trực tiếp<br />

sẽ là suy mòn bỏng, tạo thành vòng bệnh lý. Đây là thời kỳ có độ tử vong cao nhất<br />

trong bệnh bỏng.<br />

+ Thời kỳ thứ 3<br />

Trạng thái suy mòn bỏng hoặc xuất hiện rõ rệt hoặc không phát triển rõ nét.<br />

Biểu hiện rõ nét là các rối loạn về chuyển hóa và dinh dưỡng của cơ thể,<br />

hoặc là sự cải thiện vết bỏng nhờ điều trị tốt tại chỗ và toàn thân.<br />

thường.<br />

+ Thời kỳ thứ 4<br />

Là thời kỳ lành hóa vết thương, các rối loạn trong cơ thể dần trở về mức bình<br />

1.4.3 Cơ chế xâm nhập của vi khuẩn khi bỏng<br />

Các loài vi sinh vật gây nhiễm khuẩn huyết - nhiễm khuẩn toàn thân trong<br />

bỏng thường là các vi khuẩn gây nhiễm mủ tại vết bỏng. Chúng bao gồm:<br />

- Vi khuẩn Gram dương: thường là một số loại vi khuẩn như: Staphylococcus<br />

aureus, Streptococcus viridans, Streptococci nhóm B, Streptococci không tan huyết,<br />

Enterococci nhóm D, Staphylococcus epidermidis…<br />

- Vi khuẩn Gram âm: các trực khuẩn trú ở ruột như Escherichia coli,<br />

Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter, Serratia… và các chủng khác như<br />

Acinobacter, Morganella, Pseudomonas aeruginosa<br />

- Các vi khuẩn khác: các nấm huyết gồm Candida albicans, Candida<br />

parapsilosis, Candida tropicalis, Aspergillus mucor, Alternaria, Geotrichum,<br />

Rhizopus…


52<br />

Các loài vi khuẩn sinh trưởng tại vết thương bỏng phụ thuộc vào: các thời kỳ<br />

tiến triển của vết thương bỏng, tính chất hoại tử bỏng, diện tích bỏng sâu, vị trí của<br />

vết thương bỏng, cách chữa trị tại chỗ và toàn thân.<br />

Trong thời gian đầu, vi khuẩn có ở bề mặt vết bỏng và trong những ống nang<br />

tuyến, gốc lông, rồi chúng có trong đám hoại tử bỏng và xâm nhập xuống tận viền<br />

ranh giới giữa phần mô chết và phần mô lành. Chúng tiếp tục xâm nhập sâu vào<br />

vùng mô lành và từ đó vào thành các vi mạch gây hiện tượng viêm và gây huyết tắc<br />

các vi mạch tiến triển mà hậu quả là hoại tử thứ phát tiến triển trên các mô. Với một<br />

lượng lớn vi khuẩn trên 10 6 vi khuẩn/g mô và sự xâm nhập sâu tới thành mạch bắt<br />

đầu cho trạng thái nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn toàn thân.<br />

Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và lưu hành trong máu, sinh trưởng và tiết ra<br />

các độc tố, men và một số sản phẩm phụ để kích hoạt và gây hại cho mô - tế bào,<br />

các cơ quan của cơ thể.<br />

1.4.4 Điều trị bỏng<br />

Tùy theo tính chất và thời gian tiến triển của vết thương bỏng mà có những<br />

phương pháp điều trị khác nhau.<br />

Các loại thuốc dùng tại vết thương bỏng:<br />

o Thuốc làm rụng hoại tử bỏng: các men phân hủy protein, các thuốc hóa chất,<br />

acid không mạnh.<br />

o Các thuốc làm bớt phù nề mô hạt: nước muối sinh lý ưu trương, dung dịch<br />

hydrocostison.<br />

o Các thuốc kháng khuẩn, sát khuẩn: acid boric, acid acetic, nitrat bạc,<br />

cosilin…<br />

o Các thuốc ảnh hưởng tốt đến quá trình tái tạo vết bỏng: thuốc mỡ như dầu<br />

gan cá thu, thuốc mỡ Madecassol…<br />

o Các thuốc làm se khô và tạo màng che phủ vết thương bỏng mới: phổ biến là<br />

dùng Tanin, cao đặc của vỏ sơn trà, cao đặc lá sim…<br />

o Các thuốc có tác dụng sinh học điều trị tại chỗ vết bỏng, vết thương: Biafine,<br />

Chitosan…


53<br />

o Các vật liệu sinh học có tác dụng che phủ tạm thời vết thương: màng nhau,<br />

da tử thi, da dị loại (như da ếch, da lợn), màng sinh học (như Biobrane,<br />

Integra, Collagen, vải carbon).

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!