Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - IUCN

Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - IUCN Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - IUCN

cmsdata.iucn.org
from cmsdata.iucn.org More from this publisher
02.03.2013 Views

80 Hướng dẫn quản KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 7.3. Lập quy hoạch DLST Quốc gia, Vùng và Địa phương 7.3.1. Các bước thực hiện quy hoạch Khi Chính phủ quyết tâm phát triển DLST trên quy mô quốc gia, một quy trình quy hoạch hoạch cần được áp dụng bao gồm ít nhất bảy bước. • Chuẩn bị nghiên cứu • Xác định mục tiêu • Điều tra cơ bản về DLST • Phân tích và tổng hợp • Hình thành quy hoạch • Đề xuất dự án • Thực hiện và giám sát Chuẩn bị nghiên cứu Đầu tiên cần xác định rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Thông thường chính phủ giao cho cơ quan chuyên ngành về du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khác thực hiện với sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chuyên gia du lịch quốc tế (thường là từ các quốc gia khác có trình độ cao về DLST). Phương pháp tiếp cận theo nhóm đa ngành là cần thiết cho cuộc nghiên cứu này. Các thành viên của một nhóm hoạt động cho một dự án quốc gia (vùng) cần bao gồm các chuyên gia về: lập kế hoạch du lịch, tiếp thị du lịch, nhân lực và tập huấn du lịch, lập kế hoạch giao thông, kinh tế, xã hội học hoặc nhân chủng học, bảo tồn đa dạng sinh học và lập kế hoạch vui chơi giải trí. Các thành viên của nhóm nghiên cứu hạ tầng cơ sở du lịch thường bao gồm kiến trúc sư, kiến trúc sư cảnh quan, cán bộ lập kế hoạch vùng… Một số nghiên cứu lập kế hoạch có thể cần đến các chuyên ngành khác như sinh thái biển, du lịch biển, bảo tồn di tích lịch sử, thiết kế bảo tàng, pháp , tiêu chuẩn phương tiện du lịch. Xác định mục tiêu Xác định mục tiêu là nền tảng cho việc thiết lập quy hoạch. Mục tiêu du lịch nên phản ánh chính sách và chiến lược phát triển tổng thể của chính phủ. Các mục tiêu cần được phân chia thành mục tiêu cơ bản, lâu dài và trước mắt và liên hệ mật thiết với nền kinh tế của đất nước. Mục tiêu của một quy hoạch du lịch quốc gia có thể là: phát triển từng phần tới một mức nhất định; tạo công ăn việc làm; thu hút nguồn ngoại tệ; phát triển vùng một cách cân đối, bảo tồn di sản tự nhiên và văn hoá, và phát huy thế mạnh của các địa điểm có tiềm năng lớn về du lịch… Điều tra cơ bản về DLST Nghiên cứu điều tra và đánh giá về sự hấp dẫn du lịch hiện hữu cũng như tiềm năng là trọng tâm của giai đoạn này. Nhóm nghiên cứu cần tập trung vào các tài nguyên độc đáo và hấp dẫn, phản ánh bản chất tự nhiên và văn hoá của khu vực; lập danh sách các điểm hấp dẫn theo từng thể loại, đánh giá chúng một cách có hệ thống và xác định điểm hấp dẫn chính. Các đánh giá cần liên hệ các điểm hấp dẫn được chọn với thị trường du lịch tiềm năng. Việc điều tra và đánh giá các điểm hấp dẫn cũng sẽ giúp cho các nhà lập quy hoạch xác định khu vực thích hợp nhất cho phát triển du lịch.

Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên Đối với DLST tại các khu BTTN có thể sử dụng mẫu sau để điều tra cơ bản: • Tiềm năng gì về tự nhiên và văn hoá hấp dẫn du khách. Ví dụ: Các loài quý hiếm hoặc đặc hữu, loài thú lớn (hổ, voi, cá mập), sinh cảnh hấp dẫn (rạn san hô, rừng nhiệt đới), đa dạng sinh học, thắng cảnh hùng vĩ, di tích lịch sử hoặc đương đại được quốc gia và quốc tế công nhận, công trình văn hoá đặc sắc. • Khả năng tiếp cận của du khách. • Bảo vệ khỏi những tác động của du khách nhằm duy trì mức độ bảo tồn. • Các vấn đề liên quan đến an ninh mà chính quyền và cán bộ địa phương không thể kiểm soát hiệu quả. • Năng lực của khu BTTN trong quản việc xây dựng và giám sát chương trình DLST. • Mong muốn được tài trợ phát triển DLST hợp . • Giám đốc khu BTTN, công ty điều hành du lịch và cộng đồng có sẵn lòng thay đổi theo yêu cầu của DLST không, ví dụ như ít tác động, hoạt động theo nhóm nhỏ, giám sát tác động, làm việc và liên kết với cộng đồng? • Tổ chức tham quan du lịch có cải thiện công tác bảo tồn không? • Nếu những câu hỏi trên nhận được các câu trả lời tích cực, chúng ta có thể tiếp tục tiến hành DLST tại khu vực đó và tiến hành bước tiếp theo. Phân tích và tổng hợp Giai đoạn này bao gồm các nội dung hiện trạng phát triển DLST và lịch sử phát triển của nó, các lực cản chính đối với phát triển du lịch, triển vọng, và tiềm năng cho phát triển DLST. Giai đoạn này cũng nên mô tả đặc tính chung của du lịch, các quy định và pháp luật các khuyến khích tài chính và thuế hiện hành có liên quan. Các chính sách và biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của quốc gia, và các phương tiện liên quan nên được phân tích. Các vấn đề khác cần được cân nhắc bao gồm: ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của du lịch, DLST lên tổng thu nhập quốc gia, nguồn ngoại tệ, công ăn việc làm, môi trường thiên nhiên, công nghiệp, giữ gìn các bản sắc văn hoá, v..v... Phân tích thị trường DLST thông qua tiến hành điều tra thị trường đối với các đặc điểm của du khách (nếu đã có du khách), khoảng cách và chi phí đi lại từ các thị trường, và ảnh hưởng của các điểm du lịch cạnh tranh cũng rất quan trọng. Dựa trên bức tranh về du khách, các nhà lập quy hoạch có thể dự báo các nhu cầu về nơi ăn nghỉ và các yêu cầu liên quan đến các phương tiện và dịch vụ du lịch khác, đi lại, nhân lực, và có thể các tác động kinh tế. Trong phân tích cũng nên xác định các biện pháp để kết hợp DLST vào các chính sách phát triển và chiến lược của các ngành khác, như giao thông vận tải. Việc phân tích do đó phải tính đến các xu hướng về dân số, kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường, đất sử dụng, và sở hữu đất bởi các xu hướng này có ảnh hưởng tới và bị ảnh hưởng bởi du lịch. Nhóm lập quy hoạch cần tổng hợp, phân tích các kết quả điều tra để đặt nền móng vững chắc cho kế hoạch phát triển DLST. Nhóm nghiên cứu cũng cần phải nêu tóm tắt các thuận lợi và hạn chế của phát triển DLST. Hình thành quy hoạch Quy hoạch phát triển du lịch cần cân nhắc tới tất cả các yếu tố được điều tra và phân tích của nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu nên chuẩn bị nhiều phương án quy hoạch khác nhau, 81

80 <strong>Hướng</strong> <strong>dẫn</strong> <strong>quản</strong> <strong>lý</strong> KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN<br />

7.3. Lập quy hoạch DLST Quốc gia, Vùng và Địa phương<br />

7.3.1. Các bước thực hiện quy hoạch<br />

Khi Chính phủ quyết tâm phát triển DLST trên quy mô quốc gia, một quy trình quy hoạch<br />

hoạch cần được áp dụng bao gồm ít nhất bảy bước.<br />

• Chuẩn bị nghiên cứu<br />

• Xác định mục tiêu<br />

• Điều tra cơ bản về DLST<br />

• Phân tích và tổng hợp<br />

• Hình thành quy hoạch<br />

• Đề xuất dự án<br />

• Thực hiện và giám sát<br />

Chuẩn bị nghiên cứu<br />

Đầu tiên cần xác định rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Thông thường chính phủ giao cho cơ<br />

quan chuyên ngành về du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khác thực hiện<br />

với sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chuyên gia du lịch quốc tế (thường là từ các quốc gia khác có<br />

trình độ cao về DLST).<br />

Phương pháp tiếp cận theo nhóm đa ngành là cần thiết cho cuộc nghiên cứu này. Các thành<br />

viên của một nhóm hoạt động cho một dự án quốc gia (vùng) cần bao gồm các chuyên gia<br />

về: lập kế hoạch du lịch, tiếp thị du lịch, nhân lực và tập huấn du lịch, lập kế hoạch giao thông,<br />

kinh tế, xã hội học hoặc nhân chủng học, <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> đa dạng sinh học và lập kế hoạch vui chơi<br />

giải trí. Các thành viên của nhóm nghiên cứu hạ tầng cơ sở du lịch thường bao gồm kiến trúc<br />

sư, kiến trúc sư cảnh quan, cán bộ lập kế hoạch vùng… Một số nghiên cứu lập kế hoạch có<br />

thể cần đến các chuyên ngành khác như sinh thái biển, du lịch biển, <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> di tích lịch sử,<br />

thiết kế <strong>bảo</strong> tàng, pháp <strong>lý</strong>, tiêu chuẩn phương tiện du lịch.<br />

Xác định mục tiêu<br />

Xác định mục tiêu là nền tảng cho việc thiết lập quy hoạch. Mục tiêu du lịch nên phản ánh chính<br />

sách và chiến lược phát triển tổng thể của chính phủ. Các mục tiêu cần được phân chia thành<br />

mục tiêu cơ bản, lâu dài và trước mắt và liên hệ mật thiết với nền kinh tế của đất nước. Mục tiêu<br />

của một quy hoạch du lịch quốc gia có thể là: phát triển từng phần tới một mức nhất định; tạo<br />

công ăn việc làm; thu hút nguồn ngoại tệ; phát triển vùng một cách cân đối, <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> di sản tự<br />

<strong>nhiên</strong> và văn hoá, và phát huy thế mạnh của các địa điểm có tiềm năng lớn về du lịch…<br />

Điều tra cơ bản về DLST<br />

Nghiên cứu điều tra và đánh giá về sự hấp <strong>dẫn</strong> du lịch hiện hữu cũng như tiềm năng là trọng<br />

tâm của giai đoạn này. Nhóm nghiên cứu cần tập trung vào các tài nguyên độc đáo và hấp<br />

<strong>dẫn</strong>, phản ánh bản chất tự <strong>nhiên</strong> và văn hoá của khu vực; lập danh sách các điểm hấp <strong>dẫn</strong> theo<br />

từng thể loại, đánh giá chúng một cách có hệ thống và xác định điểm hấp <strong>dẫn</strong> chính. Các đánh<br />

giá cần liên hệ các điểm hấp <strong>dẫn</strong> được chọn với thị trường du lịch tiềm năng. Việc điều tra và<br />

đánh giá các điểm hấp <strong>dẫn</strong> cũng sẽ giúp cho các nhà lập quy hoạch xác định khu vực thích<br />

hợp nhất cho phát triển du lịch.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!