Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - IUCN

Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - IUCN Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - IUCN

cmsdata.iucn.org
from cmsdata.iucn.org More from this publisher
02.03.2013 Views

Ảnh: Vườn Quốc gia Ba Bể

Sự tham gia của cộng đồng địa phương và người bản địa: Nguyên tắc và hướng dẫn Sự tham gia của tất cả các bên có liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương và người bản địa trong quy hoạch và quản khu BTTN là yếu tố tiên quyết cho thành công của các khu BTTN. Chương này trình bày các nguyên tắc chính cần tuân thủ khi tiến hành lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng và người bản địa vào các hoạt động quản như xây dựng và thực hiện KHQL, chiến lược tài chính, du lịch sinh thái được trình bày trong các Chương khác của Tài liệu này. Nguyên tắc 1 Cộng đồng địa phương, người dân bản địa đã gắn bó lâu đời với tự nhiên và thấu hiểu sâu sắc tự nhiên. Họ đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ các hệ sinh thái của trái đất thông qua sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững và tôn trọng tự nhiên dựa trên nền tảng bản sắc dân tộc. Chính vì vậy mà xung đột giữa mục tiêu bảo tồn với sự tồn tại của người dân địa phương sống trong và xung quanh ranh giới khu BTTN đã không xẩy ra. Hơn thế, họ phải được coi là những đối tác bình đẳng và được hưởng lợi trong quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược bảo tồn có những tác động đến đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, duyên hải và các nguồn lợi khác, đặc biệt tác động đến quá trình xây dựng và quản các khu BTTN. Hướng dẫn 1.1. Trong trường hợp nếu các khu BTTN nằm trong đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, duyên hải và các nguồn tài nguyên khác của đồng bào dân tộc hay địa phương thì cần phải có sự thoả thuận giữa các cộng đồng với các cơ quan bảo tồn sao cho không trái với các qui định và luật pháp hiện hành có liên quan đến đồng bào dân tộc và người dân địa phương. Những thoả thuận trên phải bao gồm việc xây dựng các mục tiêu chung và các cam kết bảo vệ các khu BTTN; xác định trách nhiệm bảo tồn và sử dụng bền vững tính đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên đồng thời còn là cơ sở để xây dựng các mục tiêu quản , các chuẩn mực, quy chế…Các thoả thuận phải hạn chế tối đa tính quan liêu, điều này rất cần để bảo đảm đồng quản nguồn tài nguyên một cách hiệu quả. 1.2. Việc xây dựng các thoả thuận này phải được thực hiện theo mục tiêu, kế hoạch và chính sách bảo tồn quốc gia, trong khuôn khổ luật pháp và các qui định của Nhà nước. Việc làm này là cần thiết để bảo đảm rằng các thoả thuận đó phù hợp với các mục tiêu và cam kết của quốc gia về bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hoá của mỗi nước, bao gồm cả các nghĩa vụ quốc tế (các công ước quốc tế). 1.3. Xây dựng các KHQL khu BTTN cần kết hợp chặt chẽ với kiến thức bản địa, kinh nghiệm và thực tiễn sử dụng bền vững về mặt sinh thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương, những đóng góp và công cụ xây dựng trên cơ sở hệ thống các kiến thức, gồm cả kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; 1.4. Cơ chế theo dõi giám sát lãnh thổ, các vùng duyên hải, biển và vùng nước ngọt trong khu BTTN cũng phải kết hợp với kiến thức, thực tiễn và truyền thống có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; các công cụ quản cần xây dựng trên cơ sở các hệ kiến thức khác nhau. 1.5. Cần hài hoà một cách tốt nhất giữa hệ thống các văn bản pháp qui về bảo tồn của quốc gia với hệ thống phân hạng các khu BTTN của IUCN. Áp dụng đầy đủ các nguyên tắc và hướng dẫn này sẽ mang lại nhiều lựa chọn có lợi cho cộng đồng địa phương, người bản địa và giải quyết được các tranh cãi liên quan đến các khu BTTN. 69

Sự tham gia của cộng đồng địa phương và người bản địa: Nguyên tắc và hướng <strong>dẫn</strong><br />

Sự tham gia của tất cả các bên có liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương và người bản địa<br />

trong quy hoạch và <strong>quản</strong> <strong>lý</strong> khu BTTN là yếu tố tiên quyết cho thành công của các khu BTTN.<br />

Chương này trình bày các nguyên tắc chính cần tuân thủ khi tiến hành lôi cuốn sự tham gia của<br />

cộng đồng và người bản địa vào các hoạt động <strong>quản</strong> <strong>lý</strong> như xây dựng và thực hiện KHQL, chiến<br />

lược tài chính, du lịch sinh thái được trình bày trong các Chương khác của Tài liệu này.<br />

Nguyên tắc 1<br />

Cộng đồng địa phương, người dân bản địa đã gắn bó lâu đời với tự <strong>nhiên</strong> và thấu hiểu sâu<br />

sắc tự <strong>nhiên</strong>. Họ đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ các hệ sinh thái của trái đất thông<br />

qua sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững và tôn trọng tự <strong>nhiên</strong> dựa trên nền tảng<br />

bản sắc dân tộc. Chính vì vậy mà xung đột giữa mục tiêu <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> với sự <strong>tồn</strong> tại của người<br />

dân địa phương sống trong và xung quanh ranh giới khu BTTN đã không xẩy ra. Hơn thế,<br />

họ phải được coi là những đối tác bình đẳng và được hưởng lợi trong quá trình xây dựng<br />

và thực hiện các chiến lược <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> có những tác động đến đất đai, lãnh thổ, nguồn nước,<br />

duyên hải và các nguồn lợi khác, đặc biệt tác động đến quá trình xây dựng và <strong>quản</strong> <strong>lý</strong> các<br />

khu BTTN.<br />

<strong>Hướng</strong> <strong>dẫn</strong><br />

1.1. Trong trường hợp nếu các khu BTTN nằm trong đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, duyên<br />

hải và các nguồn tài nguyên khác của đồng bào dân tộc hay địa phương thì cần phải<br />

có sự thoả thuận giữa các cộng đồng với các cơ quan <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> sao cho không trái với<br />

các qui định và luật pháp hiện hành có liên quan đến đồng bào dân tộc và người dân<br />

địa phương. Những thoả thuận trên phải bao gồm việc xây dựng các mục tiêu chung<br />

và các cam kết <strong>bảo</strong> vệ các khu BTTN; xác định trách nhiệm <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> và sử dụng bền<br />

vững tính đa dạng sinh học và tài nguyên <strong>thiên</strong> <strong>nhiên</strong> đồng thời còn là cơ sở để xây<br />

dựng các mục tiêu <strong>quản</strong> <strong>lý</strong>, các chuẩn mực, quy chế…Các thoả thuận phải hạn chế tối<br />

đa tính quan liêu, điều này rất cần để <strong>bảo</strong> đảm đồng <strong>quản</strong> <strong>lý</strong> nguồn tài nguyên một<br />

cách hiệu quả.<br />

1.2. Việc xây dựng các thoả thuận này phải được thực hiện theo mục tiêu, kế hoạch và<br />

chính sách <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> quốc gia, trong khuôn khổ luật pháp và các qui định của Nhà<br />

nước. Việc làm này là cần thiết để <strong>bảo</strong> đảm rằng các thoả thuận đó phù hợp với các<br />

mục tiêu và cam kết của quốc gia về <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> các di sản <strong>thiên</strong> <strong>nhiên</strong> và văn hoá của mỗi<br />

nước, bao gồm cả các nghĩa vụ quốc tế (các công ước quốc tế).<br />

1.3. Xây dựng các KHQL khu BTTN cần kết hợp chặt chẽ với kiến thức bản địa, kinh nghiệm<br />

và thực tiễn sử dụng bền vững về mặt sinh thái các nguồn tài nguyên <strong>thiên</strong> <strong>nhiên</strong> của<br />

địa phương, những đóng góp và công cụ xây dựng trên cơ sở hệ thống các kiến thức,<br />

gồm cả kiến thức về khoa học tự <strong>nhiên</strong> và khoa học xã hội;<br />

1.4. Cơ chế theo dõi giám sát lãnh thổ, các vùng duyên hải, biển và vùng nước ngọt trong<br />

khu BTTN cũng phải kết hợp với kiến thức, thực tiễn và truyền thống có liên quan đến<br />

<strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên <strong>thiên</strong> <strong>nhiên</strong>; các công<br />

cụ <strong>quản</strong> <strong>lý</strong> cần xây dựng trên cơ sở các hệ kiến thức khác nhau.<br />

1.5. Cần hài hoà một cách tốt nhất giữa hệ thống các văn bản pháp qui về <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> của<br />

quốc gia với hệ thống phân hạng các khu BTTN của <strong>IUCN</strong>. Áp dụng đầy đủ các nguyên<br />

tắc và hướng <strong>dẫn</strong> này sẽ mang lại nhiều lựa chọn có lợi cho cộng đồng địa phương,<br />

người bản địa và giải quyết được các tranh cãi liên quan đến các khu BTTN.<br />

69

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!