02.03.2013 Views

Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - IUCN

Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - IUCN

Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - IUCN

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Giá trị kinh tế của khu <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> <strong>thiên</strong> <strong>nhiên</strong><br />

4.1 Giới thiệu và cách tiếp cận mới đối với khu BTTN<br />

4.1.1 Giới thiệu<br />

Trước đây một số người chưa hoàn toàn ủng hộ việc hỗ trợ phát triển hệ thống các khu BTTN,<br />

mặc dù các khu BTTN có thể cung cấp nhiều dịch vụ môi trường và là địa điểm <strong>lý</strong> tưởng cho<br />

các dịch vụ du lịch và giải trí. Tuy <strong>nhiên</strong>, hiện nay nhận thức về vấn đề này đã thay đổi. Đa số<br />

các quốc gia đã cho rằng khu BTTN là một hình thức dịch vụ xã hội cũng như dịch vụ y tế, giáo<br />

dục, quốc phòng, và cung cấp hỗ trợ cho các khu BTTN một cách tương xứng.<br />

Các nước đang phát triển, nơi có nhiều vùng có giá trị đa dạng sinh học cao, thường eo hẹp<br />

về ngân sách. Vì vậy đầu tư ngân sách của chính phủ cho các khu BTTN thường không đầy đủ<br />

và không ổn đinh. Vì vậy, việc đổi mới và đa dạng hoá các nguồn tài chính cho các khu BTTN<br />

là một vấn đề quan trọng.<br />

Ngoài nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, có thể tìm kiếm các nguồn hỗ trợ khác trong xã<br />

hội và của các thể chế, tổ chức, chương trình quốc tế như Công ước quốc tế về đa dạng sinh<br />

học (CBD), Công ước về di sản quốc tế (WHC), Công ước Ramsar về vùng đất ngặp nước, Luật<br />

biển quốc tế, Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) của UNESCO…<br />

Tuy <strong>nhiên</strong> để có thể huy động được các nguồn tài chính, cần đánh giá và nhận thức được giá<br />

trị kinh tế của các khu BTTN.<br />

4.1.2 Cách tiếp cận mới đối với các khu <strong>bảo</strong> <strong>tồn</strong> <strong>thiên</strong> <strong>nhiên</strong><br />

Tại Hội nghị thượng đỉnh năm 1992, chính phủ các nước đã đồng ý cần có một diễn đàn mới<br />

về phát triển bền vững. Diễn đàn mới này bao gồm cả Công ước quốc tế về đa dạng sinh học<br />

(CBD). Diễn đàn kêu gọi các chính phủ thành lập và hỗ trợ phát triển hệ thống các khu BTTN.<br />

Các chính phủ đã công nhận các khu BTTN là các đơn vị kinh tế đóng vai trò quan trọng<br />

trong xoá đói giảm nghèo, duy trì hệ sinh thái và hỗ trợ môi trường sống của các cộng đồng<br />

trên thế giới. Quan điểm mới này về khu BTTN đòi hỏi phải có nhận thức đúng và hiểu rõ giá<br />

trị kinh tế của các khu BTTN.<br />

Nếu biết <strong>quản</strong> <strong>lý</strong> và khai thác, các khu BTTN cũng có thể là các đơn vị tạo ra thu nhập, đóng<br />

góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Ví dụ, các nghiên cứu gần đây cho thấy tại Canada các<br />

hoạt động tại các khu BTTN đã đem lại khoảng 6,5 tỷ đô la Canada/năm, tạo ra 159.000 chỗ<br />

làm, và đóng góp 2,5 triêu đô la Canada tiền thuế cho chính phủ.<br />

Tại Úc, 8 vườn quốc gia đã thu được 2 tỷ đô la Úc/năm và đóng 60 triệu đô la Úc/năm thuế cho<br />

Chính phủ. Hàng năm, chính phủ Costa Rica đã đầu tư cho các vườn quốc gia khoảng 12 triệu<br />

đô la Mỹ; du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia là ngành có doanh thu đứng thứ 2 tại Costa<br />

Rica. Năm 1991, đã có 500.000 du khách quốc tế tới thăm và thu đuợc 330 triệu đô la Mỹ.<br />

Một số nơi cho thấy khu BTTN có tác động kinh tế tới đời sống dân cư. Ví dụ tại Tanzania, việc<br />

săn bắt trộm voi lấy ngà tại phía đông nam VQG Tarangire đã làm giảm đàn voi, kết quả là các<br />

45

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!