22.11.2017 Views

Xây dựng phương pháp định tính một số hoạt chất bằng thiết bị đo phổ raman cầm tay

[Email Order] daykemquynhonebooks@gmail.com

[Email Order] daykemquynhonebooks@gmail.com

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

BỘ Y TẾ<br />

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI<br />

BÙI THỊ TÂM<br />

MÃ SINH VIÊN: 1201522<br />

XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP<br />

ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ HOẠT CHẤT<br />

BẰNG THIẾT BỊ ĐO PHỔ RAMAN<br />

CẦM TAY<br />

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ<br />

HÀ NỘI – 2017


BỘ Y TẾ<br />

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI<br />

BÙI THỊ TÂM<br />

MÃ SINH VIÊN: 1201522<br />

XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP<br />

ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ HOẠT CHẤT<br />

BẰNG THIẾT BỊ ĐO PHỔ RAMAN<br />

CẦM TAY<br />

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ<br />

Người hướng dẫn:<br />

Ths. Đặng Thị Ngọc Lan<br />

Nơi thực hiện:<br />

1. Bộ môn Hóa phân tích và Độc <strong>chất</strong><br />

– Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội<br />

2. Khoa kiểm nghiệm nguyên liệu –<br />

Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung<br />

ƣơng<br />

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN<br />

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS.<br />

Đặng Thị Ngọc Lan đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn<br />

thành khóa luận.<br />

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ ở Khoa Kiểm nghiệm nguyên<br />

liệu - Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã hướng dẫn tận tình trong thời gian<br />

tôi làm thực nghiệm, hoàn chỉnh nghiên cứu này tốt nhất.<br />

Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Hóa phân tích và Độc <strong>chất</strong> đã tạo<br />

điều kiện cung cấp cho tôi các tài liệu, trang <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> cần <strong>thiết</strong> để hoàn thành khóa<br />

luận này.<br />

Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban, các thầy cô giáo và cán<br />

bộ nhân viên Trường Đại học Dược Hà Nội - những người đã dạy bảo và trang <strong>bị</strong><br />

cho tôi những kiến thức khoa học nền tảng suốt thời gian học dưới mái trường.<br />

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn thân thương nhất đến gia đình, bạn bè đã<br />

luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện khóa luận.<br />

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2017<br />

Sinh viên<br />

Bùi Thị Tâm


MỤC LỤC<br />

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />

DANH MỤC CÁC BẢNG<br />

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ<br />

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1<br />

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2<br />

1.1. Tổng quan về thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng ............................................ 2<br />

1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 2<br />

1.1.2. Tình hình thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng trên thế giới và Việt Nam .. 2<br />

1.1.3. Các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> phát hiện thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng................ 6<br />

1.2. Phương <strong>pháp</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman .................................................................... 7<br />

1.2.1. Lịch sử phát triển .................................................................................... 7<br />

1.2.2. Nguyên lý ................................................................................................ 7<br />

1.2.3. Thiết <strong>bị</strong> .................................................................................................... 8<br />

1.2.4. Ứng dụng .............................................................................................. 10<br />

1.2.5. Tình hình nghiên cứu về <strong>phổ</strong> Raman trong ngành Dược tại Việt<br />

Nam….. .............................................................................................................. 12<br />

1.3. Tổng quan về các dược <strong>chất</strong> nghiên cứu ..................................................... 12<br />

1.3.1. Isoniazid ................................................................................................ 12<br />

1.3.2. Ethambutol hydroclorid ........................................................................ 12<br />

1.3.3. Lamivudin ............................................................................................. 13<br />

1.3.4. Ibuprofen ............................................................................................... 13<br />

1.3.5. Sildenafil citrat ...................................................................................... 13<br />

1.3.6. Tình hình nghiên cứu về thuốc giả của 5 dược <strong>chất</strong> ............................. 14<br />

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 16


2.1. Nguyên vật liệu, <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong>.................................................................................. 16<br />

2.1.1. Nguyên vật liệu ........................................................................................ 16<br />

2.1.2. Thiết <strong>bị</strong> ..................................................................................................... 17<br />

2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 18<br />

2.3. Phương <strong>pháp</strong> thực nghiệm .............................................................................. 19<br />

2.3.1. Chế tạo viên mô hình ............................................................................... 19<br />

2.3.2. <strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> quy trình <strong>định</strong> <strong>tính</strong> các dược <strong>chất</strong> ............................................ 19<br />

2.3.2.1. Nguyên tắc ......................................................................................... 19<br />

2.3.2.2. <strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> quy trình phân tích ............................................................ 20<br />

2.3.3. Thẩm <strong>định</strong> quy trình phân tích ................................................................. 20<br />

2.3.3.1. Độ đặc hiệu ........................................................................................ 20<br />

2.3.3.2. Độ lặp lại ............................................................................................ 21<br />

2.3.3.3. Giới hạn phát hiện .............................................................................. 21<br />

2.3.4. Ứng dụng phân tích <strong>một</strong> <strong>số</strong> chế phẩm trên thị trường.............................. 22<br />

2.3.5. Phương <strong>pháp</strong> xử lý <strong>số</strong> liệu ........................................................................ 22<br />

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN .................................. 23<br />

3.1. Chế tạo viên mô hình ...................................................................................... 23<br />

3.2. <strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> quy trình <strong>định</strong> <strong>tính</strong> các dược <strong>chất</strong> .................................................. 25<br />

3.2.1. Lựa chọn điều kiện phân tích ................................................................... 25<br />

3.2.1.1. Khảo sát công suất nguồn .................................................................. 26<br />

3.2.1.2. Lựa chọn dải <strong>đo</strong>.................................................................................. 26<br />

3.2.2. Quy trình phân tích chung ........................................................................ 34<br />

3.3. Thẩm <strong>định</strong> quy trình phân tích ....................................................................... 34<br />

3.3.1. Độ đặc hiệu và độ lặp lại .......................................................................... 34<br />

3.3.2. Giới hạn phát hiện .................................................................................... 36<br />

3.4. Ứng dụng phân tích <strong>một</strong> <strong>số</strong> chế phẩm trên thị trường .................................... 39


3.5. Bàn luận .......................................................................................................... 43<br />

3.5.1. <strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> các viên mô hình ...................................................................... 43<br />

3.5.2. Quy trình phân tích xây <strong>dựng</strong> được và ứng dụng phân tích <strong>một</strong> <strong>số</strong> chế<br />

phẩm trên thị trường ........................................................................................... 43<br />

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 46<br />

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 46<br />

KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 46<br />

TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />

STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt<br />

1 AAS<br />

Atomic Absorption<br />

Spectroscopy<br />

Phổ hấp thụ nguyên tử<br />

2 CCD Charge Coupled Device Thiết <strong>bị</strong> tích điện kép<br />

3 CTPT Công thức phân tử<br />

4 EU European Union Liên minh châu Âu<br />

5 FT-IR Fourier Transform – Infrared<br />

Hồng ngoại chuyển dạng<br />

fourier<br />

6 FT-Raman Fourier Transform – Raman Raman chuyển dạng fourier<br />

7 GC Gas Chromatography Sắc ký khí<br />

8 GC-FID<br />

Gas Chromatography – Sắc ký khí với detector ion<br />

Flame Ionization Detector hóa ngọn lửa<br />

9 GC-MS<br />

Gas Chromatography –<br />

Mass Spectrometry<br />

Sắc ký khí – Khối <strong>phổ</strong><br />

10 HD Hạn dùng<br />

11 HIV<br />

Human Immunodeficiency Virus gây suy giảm miễn<br />

Virus<br />

dịch ở người<br />

12 HPLC<br />

High Performance Liquid<br />

Chromatography<br />

Sắc ký lỏng hiệu năng cao<br />

13 HPMC<br />

Hydroxypropyl Methyl Hydroxypropyl Methyl<br />

Cellulose<br />

Cellulose<br />

14 HQI Hit Quality Index Hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong><br />

15 IR Infrared Hồng ngoại<br />

16 IRMS<br />

Isotope Ratio Mass<br />

Spectrometry<br />

Khối <strong>phổ</strong> đồng vị<br />

17 Kl/kl Khối lượng/khối lượng<br />

18 KLPT Khối lượng phân tử


19 LC-DAD-MS<br />

Liquid Chromatography –<br />

Sắc ký lỏng với detector<br />

Diode Array Detector –<br />

mảng diod – Khối <strong>phổ</strong><br />

Mass Spectrometry<br />

20 LC-MS<br />

Liquid Chromatography –<br />

Mass Spectrometry<br />

Sắc ký lỏng – Khối <strong>phổ</strong><br />

21 MC-ICP-MS<br />

Multicollector Inductively<br />

Khối <strong>phổ</strong> plasma cảm ứng,<br />

Coupled Plasma Mass<br />

thu nhiều lần<br />

Spectrometry<br />

22 MS Mass Spectrometry Khối <strong>phổ</strong><br />

23 NIR Near infrared Cận hồng ngoại<br />

24 NSAIDs<br />

Non-steroidal Antiinflammatory<br />

Drugs viêm không steroid<br />

Thuốc giảm đau, chống<br />

25 NSX Ngày sản xuất<br />

26 PDE-5 Phosphodiesterase type 5<br />

Enzym phosphodiesterase<br />

tuýp 5<br />

27 PE Polyethylen<br />

28 PVP – K30 Polyvinylpyrrolidone K30<br />

Polyvinylpyrrolidon K30<br />

(Ký hiệu K30 thể hiện khối<br />

lượng phân tử và độ nhớt)<br />

29 RSD Relative Standard Deviation Độ lệch chuẩn tương đối<br />

30 TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng<br />

31 TLTK Tài liệu tham khảo<br />

32 UPLC<br />

Ultra Performance Liquid<br />

Chromatography<br />

Sắc ký lỏng siêu hiệu năng<br />

33 UV Ultra Violet Tử ngoại<br />

34 WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG<br />

STT Bảng Nội dung Trang<br />

1 Bảng 1.1<br />

2 Bảng 1.2<br />

3 Bảng 1.3<br />

Số lượng các nhóm thuốc được phát hiện là thuốc<br />

giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng trong <strong>số</strong> các mẫu kiểm tra<br />

Các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> đã xây <strong>dựng</strong> được dùng để kiểm tra<br />

thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng<br />

Một <strong>số</strong> dược phẩm <strong>bị</strong> phát hiện giả mạo <strong>bằng</strong> <strong>phổ</strong><br />

Raman<br />

4 Bảng 1.4 CTPT và KLPT của sildenafil và sildenafil citrat 14<br />

5 Bảng 1.5 Một <strong>số</strong> nghiên cứu về thuốc giả của các dược <strong>chất</strong> 15<br />

6 Bảng 2.1 Các <strong>chất</strong> chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 16<br />

7 Bảng 2.2 Các nguyên liệu dược <strong>chất</strong> sử dụng trong nghiên cứu 16<br />

8 Bảng 2.3 Các tá dược sử dụng trong nghiên cứu 17<br />

9 Bảng 2.4 Ký hiệu các viên mô hình xây <strong>dựng</strong> trong nghiên cứu 19<br />

5<br />

6<br />

11<br />

10 Bảng 3.1<br />

Hàm lượng phần trăm dược <strong>chất</strong> (kl/kl) của các viên<br />

mô hình<br />

23<br />

11 Bảng 3.2 Kết quả <strong>định</strong> lượng các viên mô hình <strong>bằng</strong> HPLC 25<br />

12 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát công suất nguồn cho các dược <strong>chất</strong> 26<br />

13 Bảng 3.4<br />

14 Bảng 3.5<br />

15 Bảng 3.6<br />

Hệ <strong>số</strong> HQI so sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và các mẫu<br />

viên với <strong>phổ</strong> chuẩn của sildenafil citrat theo vùng <strong>phổ</strong><br />

được chọn<br />

Hệ <strong>số</strong> HQI so sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và các mẫu<br />

viên với <strong>phổ</strong> chuẩn của ibuprofen theo vùng <strong>phổ</strong><br />

được chọn<br />

Hệ <strong>số</strong> HQI so sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và các mẫu<br />

viên với <strong>phổ</strong> chuẩn của isoniazid theo vùng <strong>phổ</strong> được<br />

chọn<br />

29<br />

30<br />

30


STT Bảng Nội dung Trang<br />

16 Bảng 3.7<br />

Hệ <strong>số</strong> HQI so sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và các mẫu<br />

viên với <strong>phổ</strong> chuẩn của ethambutol HCl theo vùng 31<br />

<strong>phổ</strong> được chọn<br />

17 Bảng 3.8<br />

Hệ <strong>số</strong> HQI so sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và các mẫu<br />

viên với <strong>phổ</strong> chuẩn của lamivudin theo vùng <strong>phổ</strong> 32<br />

được chọn<br />

18 Bảng 3.9 Kết quả khảo sát khoảng <strong>đo</strong> cho các dược <strong>chất</strong> 33<br />

19 Bảng 3.10<br />

Kết quả thẩm <strong>định</strong> độ đặc hiệu và độ lặp lại của quy<br />

trình phân tích <strong>định</strong> <strong>tính</strong> ethambutol HCl và 35<br />

ibuprofen <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

20 Bảng 3.11<br />

Kết quả thẩm <strong>định</strong> độ đặc hiệu và độ lặp lại của quy<br />

trình phân tích <strong>định</strong> <strong>tính</strong> isoniazid và lamivudin <strong>bằng</strong> 35<br />

<strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

21 Bảng 3.12<br />

Kết quả thẩm <strong>định</strong> độ đặc hiệu và độ lặp lại của quy<br />

trình phân tích <strong>định</strong> <strong>tính</strong> sildenafil citrat <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> 36<br />

<strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

22 Bảng 3.13<br />

Kết quả khảo sát giới hạn phát hiện của quy trình<br />

phân tích <strong>định</strong> <strong>tính</strong> các dược <strong>chất</strong> <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> 37<br />

Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

23 Bảng 3.14 Giới hạn phát hiện của các dược <strong>chất</strong> 39<br />

24 Bảng 3.15<br />

Kết quả phân tích thuốc trên thị trường <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong><br />

<strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

39


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ<br />

STT Hình Nội dung Trang<br />

1 Hình 1.1<br />

2 Hình 1.2<br />

Bản đồ mật độ các vụ phát hiện thuốc giả trên thế giới<br />

trong vòng 36 tháng (2009-2011)<br />

Hình ảnh thuốc Coartem (artemether/lumefantrin) <strong>bị</strong> giả<br />

mạo.<br />

3 Hình 1.3 Sơ đồ cấu tạo máy quang <strong>phổ</strong> Raman 8<br />

4 Hình 1.4<br />

5 Hình 1.5<br />

6 Hình 1.6<br />

Máy quang <strong>phổ</strong> Raman để bàn hãng Renishaw và máy<br />

quang <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> NanoRam hãng B&W Tek<br />

Đầu <strong>đo</strong> kéo dài giúp <strong>đo</strong> mẫu bên trong các bao bì đựng<br />

lớn, trong môi trường độc hại và đầu <strong>đo</strong> nhanh giúp <strong>đo</strong><br />

trực tiếp các mẫu đơn giản<br />

Bộ phận đựng mẫu hỗ trợ <strong>đo</strong> các mẫu dạng lỏng, mẫu<br />

viên<br />

7 Hình 2.1 Máy quang <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> hãng B&W Tek 18<br />

8 Hình 3.1<br />

9 Hình 3.2<br />

10 Hình 3.3<br />

11 Hình 3.4<br />

12 Hình 3.5<br />

13 Hình 3.6<br />

Phổ Raman của <strong>chất</strong> chuẩn và các viên mô hình của<br />

sildenafil citrat <strong>đo</strong> trên máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

Phổ Raman của <strong>chất</strong> chuẩn và các viên mô hình của<br />

ibuprofen <strong>đo</strong> trên máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

Phổ Raman của <strong>chất</strong> chuẩn và các viên mô hình của<br />

isoniazid <strong>đo</strong> trên máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

Phổ Raman của <strong>chất</strong> chuẩn và các viên mô hình của<br />

ethambutol HCl <strong>đo</strong> trên máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

Phổ Raman của <strong>chất</strong> chuẩn và các viên mô hình của<br />

lamivudin <strong>đo</strong> trên máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

Kết quả HQI so sánh <strong>phổ</strong> viên Carveta trên thị trường<br />

với <strong>phổ</strong> <strong>chất</strong> chuẩn và <strong>phổ</strong> các viên mô hình trong thư<br />

viện <strong>phổ</strong> Raman<br />

3<br />

4<br />

9<br />

9<br />

9<br />

28<br />

29<br />

31<br />

32<br />

33<br />

45


ĐẶT VẤN ĐỀ<br />

Hiện nay, con người không còn xa lạ gì với cụm từ “hàng giả”, mọi loại hàng<br />

hóa trên thị trường đều xuất hiện hàng giả và thuốc không phải <strong>một</strong> ngoại lệ. Thuốc<br />

giả không chỉ dẫn đến thất bại điều trị mà còn có thể gây biến chứng và tử vong cho<br />

bệnh nhân. Theo WHO, thuốc giả đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu [77] vì vậy<br />

các biện <strong>pháp</strong> kiểm soát thuốc giả cần được thực hiện có hiệu quả hơn bao giờ hết.<br />

Trong công tác kiểm tra giám sát <strong>chất</strong> lượng thuốc, phép <strong>định</strong> <strong>tính</strong> là bước kiểm tra<br />

đầu tiên và quan trọng trước khi đưa vào phân tích các chỉ tiêu khác như <strong>định</strong><br />

lượng, độ rã, độ hòa tan,… Các phép <strong>định</strong> <strong>tính</strong> truyền thống như làm phản ứng hóa<br />

học (bộ kit, mini-lab), TLC,… cho kết quả chính xác nhưng tốn nhiều thời gian. Vì<br />

vậy, các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> phân tích dụng cụ như <strong>phổ</strong> cận hồng ngoại (NIR) [24], <strong>phổ</strong><br />

Raman [44],… ngày càng được phát triển và áp dụng rộng rãi, đặc biệt các <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong><br />

phân tích có xu hướng được chế tạo dưới dạng <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> cho kết quả nhanh chóng tại<br />

hiện trường.<br />

Phổ tán xạ Raman được phát hiện cách đây rất lâu nhưng gần đây, nhờ sự<br />

phát triển của khoa học công nghệ, các <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> Raman mới được phát triển và ứng<br />

dụng trong nhiều lĩnh vực. Đối với ngành Dược, <strong>phổ</strong> Raman có ưu điểm là có thể<br />

phân tích trực tiếp, phân tích trên lượng mẫu nhỏ, thời gian phân tích nhanh, sử<br />

dụng dễ dàng nên đang được nghiên cứu để sàng lọc nhanh thuốc giả [8].<br />

Như vậy, nhằm đáp ứng cho nhu cầu phân tích nhanh các sản phẩm thuốc<br />

trên thị trường, giúp công tác kiểm tra, giám sát <strong>chất</strong> lượng thuốc thực hiện dễ dàng<br />

và hiệu quả chúng tôi thực hiện đề tài: “<strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>định</strong> <strong>tính</strong> <strong>một</strong> <strong>số</strong><br />

<strong>hoạt</strong> <strong>chất</strong> <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>” với các mục tiêu như sau:<br />

1. <strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> và thẩm <strong>định</strong> quy trình phân tích <strong>định</strong> <strong>tính</strong> 5 dược <strong>chất</strong> ethambutol<br />

hydroclorid, ibuprofen, isoniazid, lamivudin, sildenafil citrat ở dạng bào chế<br />

viên nén <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>.<br />

2. Ứng dụng quy trình phân tích kiểm tra <strong>một</strong> <strong>số</strong> chế phẩm viên nén trên thị trường<br />

chứa 5 dược <strong>chất</strong> nghiên cứu.<br />

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN<br />

1.1. Tổng quan về thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lƣợng<br />

1.1.1. Định nghĩa<br />

Thuốc không đạt tiêu chuẩn <strong>chất</strong> lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn <strong>chất</strong><br />

lượng đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.<br />

Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc <strong>một</strong> trong các trường hợp sau đây: a)<br />

Không có dược <strong>chất</strong>, dược liệu; b) Có dược <strong>chất</strong> không đúng với dược <strong>chất</strong> ghi trên<br />

nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;<br />

c) Có dược <strong>chất</strong>, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng<br />

đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu<br />

chuẩn <strong>chất</strong> lượng trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối; d) Được sản xuất,<br />

trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước<br />

xuất xứ [12].<br />

1.1.2. Tình hình thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng trên thế giới và Việt Nam<br />

Tình trạng thuốc giả, thuốc không đạt <strong>chất</strong> lượng ngày càng nở rộ, gây khó<br />

khăn cho các cơ quan quản lý và đặc biệt gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe<br />

người sử dụng. Theo WHO, đã có sự bùng nổ thuốc giả trên phạm vi toàn cầu.<br />

Thuốc giả chiếm tới 10% thị trường dược phẩm thế giới với doanh thu 45 tỉ<br />

euro/năm, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong do thuốc giả [13],<br />

[33]. Doanh <strong>số</strong> bán thuốc giả trên toàn thế giới cũng tăng lên nhanh chóng từ<br />

khoảng 35 t USD năm 2005) lên đến 75 t USD năm 2010), tăng 90% trong<br />

vòng 5 năm [19], [77].<br />

Các loại thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng phần nhiều là thuốc tân dược như:<br />

thuốc điều trị <strong>số</strong>t rét, thuốc chống lao, thuốc kháng virus viêm gan và thuốc kháng<br />

HIV [31], [32], [54]; <strong>một</strong> <strong>số</strong> thuốc thông thường tiêu thụ nhiều như hạ nhiệt giảm<br />

đau, kháng sinh) [32], [43]; những thuốc hay được đặt mua qua mạng internet như:<br />

thuốc điều trị rối loạn cương dương, rụng tóc, thuốc giảm cân; thuốc chống ung thư<br />

[31], [33]. Đặc biệt ở các nước đang phát triển như vùng Mỹ La-tinh, châu Phi,<br />

Châu Á, t lệ thuốc giả cao hơn hẳn so với các nước phát triển [43], [54]. T lệ<br />

2


thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng ở các nước phát triển (ví dụ như Mỹ, EU,<br />

Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand) thấp, chỉ khoảng 1%. Trong khi đó, ở<br />

các nước Mỹ La-tinh, châu Á, châu Phi con <strong>số</strong> này lên đến 30%; đặc biệt, ở liên<br />

bang Nga là trên 20% và khoảng 50% <strong>số</strong> thuốc được bán bất hợp <strong>pháp</strong> qua mạng là<br />

giả [43]. Mật độ các vụ phát hiện thuốc giả trên thế giới từ năm 2009 – 2011 được<br />

thể hiện qua hình 1.1.<br />

Hình 1.1. Bản đồ mật độ các vụ phát hiện thuốc giả trên thế giới trong vòng<br />

36 tháng (2009-2011) [53].<br />

Trong vòng 5 tháng của năm 2009, khoảng 20 triệu viên thuốc, chai lọ, túi<br />

thuốc giả và thuốc bất hợp <strong>pháp</strong> đã <strong>bị</strong> bắt giữ bởi tổ chức “International Criminal<br />

Police Organization” ở Trung Quốc và 7 nước Đông Nam Á; 33 người đã <strong>bị</strong> bắt và<br />

100 cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa [77].<br />

Việt Nam là <strong>một</strong> nước đang phát triển, tình hình thuốc giả và thuốc kém <strong>chất</strong><br />

lượng rất đáng lo ngại. Trong tháng 12/2011, Công an Hà Nội bắt giữ khoảng 400<br />

hộp Viagra giả. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cũng cảnh báo 68% thuốc<br />

trị <strong>số</strong>t rét ở các nước Lào, Việt Nam, Campuchia là giả [13].<br />

3


Từ năm 2011 - 2013, theo kết quả <strong>một</strong> nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới<br />

WHO, ở Việt Nam, trong 700 mẫu thuốc nghi ngờ được kiểm tra hàng năm có chứa<br />

47 mẫu thuốc kém <strong>chất</strong> lượng (chiếm 6,7%) và 2 mẫu thuốc giả (chiếm 0,3%) [25].<br />

Ngày 11/3/2014, Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang 60 hộp thuốc<br />

giả đang trên đường tiêu thụ. Theo cáo trạng, từ tháng 6/2013, nhóm đối tượng đã<br />

mua những loại thuốc rẻ tiền, trộn bột mì, bột kết dính, sau đó cho vào khuôn dập<br />

thuốc viên, in nhãn hàng thuốc ngoại đắt tiền mang đi tiêu thụ [14].<br />

Tháng 12/2015, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ra quyết <strong>định</strong> thu hồi và<br />

cảnh báo trên toàn quốc khi phát hiện thuốc Amoxicillin viên nang 500 mg giả, <strong>số</strong><br />

đăng ký lưu hành YD-4682-08; <strong>số</strong> lô 0090409; NSX 12-2014, HD 12-2017, do<br />

Công ty Cổ phần dược phẩm Trung ương Vidipha sản xuất, mẫu thuốc này không<br />

cho phản ứng <strong>định</strong> <strong>tính</strong> của <strong>hoạt</strong> <strong>chất</strong> amoxicillin [15].<br />

Tháng 9/2016, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (C74 – Bộ<br />

Công an) cảnh báo nạn mua bán thuốc tây giả đang âm thầm diễn ra trên mạng.<br />

Nhóm đối tượng thường xuyên sản xuất, đóng gói thuốc tây giả, thực phẩm chức<br />

năng giả có xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Mỹ như: Omega 3, collagen,<br />

thuốc đặc trị ung thư, thuốc trị viêm gan B [16].<br />

Về hình thức, thuốc giả được sản xuất rất tinh vi và khó phân biệt với thuốc<br />

chính hãng nên người tiêu dùng rất dễ mua phải hàng giả. Hình 1.2 là <strong>một</strong> ví dụ về<br />

<strong>một</strong> thuốc giả mạo so với thuốc chính hãng.<br />

Hình 1.2. Hình ảnh thuốc Coartem (artemether/lumefantrin)<br />

<strong>bị</strong> giả mạo [77].<br />

4


Theo <strong>một</strong> nghiên cứu được WHO tiến hành từ năm 2011 - 2013 tại 39 quốc<br />

gia, các nhóm thuốc hay xuất hiện thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng được thể hiện<br />

trong bảng 1.1.<br />

Bảng 1.1. Số lượng các nhóm thuốc được phát hiện là thuốc giả, thuốc kém<br />

<strong>chất</strong> lượng trong <strong>số</strong> các mẫu kiểm tra (n=23) [25]<br />

Nhóm thuốc<br />

Số lƣợng mẫu<br />

phát hiện<br />

Tên dƣợc <strong>chất</strong><br />

Amoxicillin, ampicillin, cotrimoxazol,<br />

Kháng sinh 12<br />

penicillin, erythromycin, chloramphenicol,<br />

ciprofloxacin, meropenem, cefotaxim,<br />

tetracyclin, cloxacillin, cefuroxim, imipenem<br />

Chất ức chế<br />

PDE-5<br />

11 Sildenafil, tadalafil, vardenafil, dapoxetin<br />

Tiêu hóa 9<br />

Sibutramin, diethylpropion, fenproporex,<br />

orlistat, pantoprazol, omeprazol.<br />

Sốt rét 9<br />

Artesunat, pyrimethamin, artemether, quinin,<br />

mefloquin, chloroquin phosphat, sulfadoxin,<br />

dihydroartemisinin, piperaquin, lumefantrin,<br />

amodiaquin, primaquin<br />

G ả ,<br />

Paracetamol, natri diclofenac, aspirin, acid<br />

9<br />

ốn ê<br />

mefenamic<br />

Hormon<br />

sinh dục<br />

4 Testosteron, cyproteron<br />

Kháng virus 4 không xác <strong>định</strong> được)<br />

Chống lao 4<br />

Ripampicin, isoniazid, pyrazinamid,<br />

ethambutol<br />

Nội tiết 2 Metformin, insulin, glibenclamid<br />

Hormon<br />

tăng trưởng<br />

1 Somatropin<br />

Khác 10<br />

Độc tố botulinum, cilastatin, aminophylin,<br />

diazepam, mebendazol, phenobarbital,<br />

misoprostol, propofol, acid folic, lidocain,<br />

vecuronium bromid, clopheniramin, minoxidil.<br />

5


1.1.3. Các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> phát hiện thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng<br />

Về nguyên tắc thuốc giả có thể được phát hiện theo các cách sau:<br />

- Mang mẫu về phòng thí nghiệm: sử dụng <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> hóa học (các phản<br />

ứng đặc trưng) hay <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> lý hóa: sắc ký (HPLC, TLC, GC,…), <strong>phổ</strong> (IR, UV,<br />

MS,…). Cách này chủ yếu sử dụng cho phân tích <strong>định</strong> lượng, phát hiện thuốc không<br />

đủ hàm lượng dược <strong>chất</strong> hay phân tích kỹ hơn những mẫu nghi ngờ sau khi đã phân<br />

tích tại hiện trường, cho kết quả chính xác nhưng cần trang <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> phức tạp, thời<br />

gian phân tích lâu, không phù hợp với phân tích nhanh sàng lọc nhiều mẫu.<br />

- Phân tích ngay tại hiện trường: sử dụng các bộ kit hoặc mini-lab có sẵn ống<br />

nghiệm, thuốc thử hoặc bản mỏng sắc ký. Tuy nhiên, các bộ kit hay mini-lab vẫn<br />

phức tạp, cồng kềnh và cần cán bộ chuyên môn thực hiện. Để tiến hành sàng lọc<br />

nhanh, tiện lợi; ngày nay, nhiều <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> phân tích được chế tạo dạng xách <strong>tay</strong> như:<br />

<strong>phổ</strong> Raman, <strong>phổ</strong> IR, NIR [36], [52]; <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> điện di mao quản [41].<br />

Trong <strong>một</strong> nghiên cứu được WHO tiến hành từ năm 2011-2013 tại 39 quốc<br />

gia, các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> sử dụng để phát hiện thuốc giả, thuốc kém <strong>chất</strong> lượng được<br />

thể hiện trong bảng 1.2.<br />

Bảng 1.2. Các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> đã xây <strong>dựng</strong> được dùng để kiểm tra thuốc giả, thuốc<br />

kém <strong>chất</strong> lượng (n=26) [25]<br />

P ƣơn p áp/Kỹ thuật<br />

Số lƣợng<br />

HPLC 25<br />

TLC 21<br />

Sắc ký<br />

LC-MS 7<br />

GC-MS 6<br />

GC-FID 5<br />

UPLC 3<br />

UV 17<br />

FT-IR 16<br />

Quang <strong>phổ</strong> NIR 3<br />

Raman 1<br />

AAS 1<br />

Hóa học 4<br />

Khác<br />

Chuẩn độ 3<br />

Soi kính hiển vi 2<br />

Vi sinh 2<br />

6


1.2. P ƣơn p áp q n p ổ Raman<br />

1.2.1. Lịch sử phát triển<br />

Năm 1928, Chandrasekhra Venkata Raman khám phá ra <strong>một</strong> hiện tượng tán<br />

xạ ánh sáng yếu và hiện tượng này được gọi theo tên ông – tán xạ Raman. Ông chỉ<br />

sử dụng các công cụ thô sơ để quan sát: lấy ánh sáng mặt trời làm nguồn kích thích,<br />

kính hiển vi làm bộ phận hội tụ ánh sáng tán xạ và “detector” là mắt thường.<br />

Sau đó, các bộ phận của <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> tán xạ Raman dần dần được cải tiến, đầu<br />

tiên là nguồn kích thích. Nhiều loại đèn được sử dụng như: đèn heli, bismuth, chì,<br />

kẽm,…nhưng không đạt yêu cầu vì cường độ thấp. Sau đó, đèn thủy ngân cũng<br />

được nghiên cứu nhưng kết quả cũng chưa tốt. Đến năm 1962, đèn laser được đưa<br />

vào làm nguồn kích thích đánh dấu bước ngoặt lớn cho công nghệ Raman. Những<br />

năm 1990, các bộ phận khác như bộ lọc quang, detector được cải tiến cùng với tích<br />

hợp công nghệ phần mềm khiến <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> Raman được sử dụng rộng rãi [34], [62].<br />

1.2.2. Nguyên lý<br />

Khi chùm ánh sáng đơn sắc chứa các photon với tần <strong>số</strong> v 0 va chạm với phân<br />

tử mẫu phân tích sẽ phát ra <strong>một</strong> <strong>số</strong> bức xạ.<br />

Hầu hết các bức xạ có cùng tần <strong>số</strong> với ánh sáng tới do các photon va chạm<br />

đàn hồi với phân tử và không thay đổi năng lượng, gọi là hiện tượng tán xạ<br />

Rayleigh.<br />

Một <strong>số</strong> ít các bức xạ không cùng tần <strong>số</strong> với ánh sáng tới do các photon va<br />

chạm không đàn hồi và trao đổi năng lượng với phân tử, gọi là hiện tượng tán xạ<br />

Raman. Khi photon tới va chạm với phân tử ở trạng thái cơ bản, <strong>một</strong> phần năng<br />

lượng hv của nó sẽ chuyển sang phân tử; photon tán xạ có năng lượng h(v 0 -v) và<br />

phân tử chuyển sang trạng thái kích thích. Nếu photon tới va chạm với phân tử ở<br />

trạng thái kích thích, nó sẽ nhận <strong>một</strong> phần năng lượng hv từ phân tử; photon tán xạ<br />

có năng lượng h(v 0 +v) và phân tử sẽ chuyển về trạng thái cơ bản. Các tán xạ có tần<br />

<strong>số</strong> v 0 -v và v 0 +v trên được gọi là “tán xạ Stockes” và “tán xạ đối Stockes” [26], [46].<br />

Cũng như các phép <strong>đo</strong> quang <strong>phổ</strong> khác, khi <strong>đo</strong> tán xạ Raman, người ta khảo<br />

sát sự thay đổi các mức năng lượng trong phân tử. Nhưng với quang <strong>phổ</strong> Raman,<br />

7


thường chỉ khảo sát năng lượng dao động phân tử, cụ thể là dao động dọc theo trục<br />

của các liên kết [29], [34], [48].<br />

Trong quang <strong>phổ</strong> Raman, “Raman shift” tạm gọi là độ dịch chuyển Raman)<br />

là <strong>một</strong> đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi tần <strong>số</strong> trong hiệu ứng Raman. Vị trí và<br />

cường độ của các đỉnh trên <strong>phổ</strong> Raman đặc trưng cho từng <strong>chất</strong>. Đồng thời mỗi<br />

nhóm chức cho đỉnh <strong>phổ</strong> ở <strong>số</strong> sóng khác nhau. Vì vậy, phân tích <strong>phổ</strong> Raman, chúng<br />

ta có thể xác <strong>định</strong> được cấu trúc của <strong>chất</strong> nghiên cứu.<br />

1.2.3. Thiết <strong>bị</strong><br />

Về cơ bản, máy quang <strong>phổ</strong> Raman có các bộ phận chính là: nguồn laser, bộ<br />

phận đựng mẫu và đầu <strong>đo</strong>, hệ quang, quang <strong>phổ</strong> kế, detector [29], [34]. Sơ đồ cấu<br />

tạo máy quang <strong>phổ</strong> Raman được thể hiện trong hình 1.3.<br />

Mẫu phân tích sau khi được kích thích bởi bức xạ laser sẽ phát ra ánh sáng<br />

tán xạ. Tán xạ Raman được thu lại cùng với các bức xạ khác được đưa vào hệ<br />

quang. Hệ quang sẽ phân tách và loại bỏ các bức xạ tạp (ví dụ tia Rayleigh), chọn<br />

lọc và đưa tín hiệu Raman vào quang <strong>phổ</strong> kế, quang <strong>phổ</strong> kế phân tách ánh sáng dựa<br />

theo bước sóng và truyển tín hiệu đến dectector. Detector ghi lại các tín hiệu<br />

Raman, sau đó thông qua bộ phận xử lý <strong>số</strong> liệu, các tín hiệu quang được biến đổi<br />

thành tín hiệu điện tử và cho ra hình ảnh <strong>phổ</strong> Raman của mẫu phân tích [29].<br />

Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo máy quang <strong>phổ</strong> Raman [23]<br />

8


Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman được chế tạo<br />

và sản xuất dưới nhiều hình thức và các thông <strong>số</strong> kỹ thuật khác nhau. Hình 1.4 là<br />

hình ảnh 2 loại <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> Raman được thương mại hóa thông dụng trên thị trường.<br />

Hình 1.4. Máy quang <strong>phổ</strong> Raman để bàn hãng Renishaw (a) và máy quang <strong>phổ</strong><br />

Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> NanoRam hãng B&W Tek (b).<br />

Đi kèm với các máy quang <strong>phổ</strong> Raman có <strong>một</strong> <strong>số</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> hỗ trợ <strong>đo</strong> mẫu như<br />

trong hình 1.5 và 1.6.<br />

Hình 1.5. Đầu <strong>đo</strong> kéo dài giúp <strong>đo</strong> mẫu bên trong các bao bì đựng lớn, trong môi<br />

trường độc hại (a) và đầu <strong>đo</strong> nhanh giúp <strong>đo</strong> trực tiếp các mẫu đơn giản (b)<br />

Hình 1.6. Bộ phận đựng mẫu hỗ trợ <strong>đo</strong> các mẫu dạng lỏng, mẫu viên.<br />

9


1.2.4. Ứng dụng<br />

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, quang<br />

<strong>phổ</strong> Raman không chỉ được sử dụng trong phòng thí nghiệm mà còn được ứng dụng<br />

trong nhiều ngành khoa học và các lĩnh vực đời <strong>số</strong>ng khác nhau. Trong khoa học<br />

vật liệu, quang <strong>phổ</strong> Raman giúp <strong>định</strong> danh vật liệu, xác <strong>định</strong> cấu trúc vật liệu, xác<br />

<strong>định</strong> thành phần cấu tạo trong hỗn hợp rắn [27]. Trong điều tra tội phạm, quang <strong>phổ</strong><br />

Raman được sử dụng để xác <strong>định</strong> các <strong>bằng</strong> chứng phạm tội như: sợi vải quần áo,<br />

mực viết, các <strong>chất</strong> nổ, các vệt sơn,… [20], [28], [58], [74]. Trong khai thác khoáng<br />

sản và khảo cổ học, người ta dùng <strong>phổ</strong> Raman để tìm ra các loại quặng kim loại, đá<br />

quý; xác <strong>định</strong> nguồn gốc các cổ vật, nghiên cứu các dấu tích hóa thạch như xương,<br />

răng,… của người và động vật [22], [28]. Trong hải quan, <strong>phổ</strong> Raman dùng để kiểm<br />

tra nhanh, phát hiện các <strong>chất</strong> cấm như ma túy, <strong>chất</strong> gây nghiện, hướng thần, <strong>chất</strong><br />

kích thích,… [39]. Trong hóa học, thường sử dụng để xác <strong>định</strong> cấu trúc hóa học của<br />

các <strong>chất</strong> [6], [7], [45]. Trong lĩnh vực nghệ thuật, <strong>phổ</strong> Raman giúp kiểm tra các màu<br />

vẽ, thuốc nhuộm, <strong>chất</strong> keo dính,… để xác <strong>định</strong> các sản phẩm giả mạo [22], [28].<br />

Ứng dụng trong ngành Dược<br />

Phân tích <strong>định</strong> <strong>tính</strong><br />

Phổ Raman là <strong>phổ</strong> dao động phân tử nên thể hiện được các đặc trưng của các<br />

nhóm chức trong phân tử [48]; vì vậy, có thể áp dụng để <strong>định</strong> <strong>tính</strong> mẫu phân tích:<br />

- Đo <strong>phổ</strong> Raman kết hợp <strong>phổ</strong> IR xác <strong>định</strong> các nhóm chức đặc trưng từ đó xác<br />

<strong>định</strong> cấu trúc hóa học của <strong>chất</strong> phân tích [49], [68].<br />

- Đo <strong>phổ</strong> Raman, so sánh với <strong>phổ</strong> chuẩn (lập thư viện <strong>phổ</strong> chuẩn) và kết luận<br />

sự có mặt hay không có mặt của <strong>chất</strong> phân tích [59], [69].<br />

Phân tích <strong>định</strong> lượng<br />

Cơ sở của phép <strong>định</strong> lượng là cường độ tín hiệu Raman từ mẫu phân tích sẽ<br />

tăng tương ứng với sự tăng lên của lượng <strong>chất</strong> cần phân tích trong mẫu, trong khi<br />

các yếu tố khác không thay đổi cường độ tăng khi nồng độ <strong>chất</strong> phân tích tăng lên).<br />

Vì vậy, có thể xác <strong>định</strong> nồng độ <strong>chất</strong> phân tích trong mẫu thông qua việc <strong>đo</strong> tín hiệu<br />

Raman của đỉnh đặc trưng của <strong>chất</strong> ấy. Tuy nhiên, việc giữ cho các yếu tố khác<br />

10


(công suất nguồn, khoảng cách từ vị trí đặt mẫu đến nguồn,…) không thay đổi qua<br />

từng lần <strong>đo</strong> là rất khó. Các tín hiệu tuyệt đối giữa các lần <strong>đo</strong> của cùng <strong>một</strong> mẫu <strong>đo</strong><br />

sẽ <strong>bị</strong> thay đổi ít nhất vài phần trăm dẫn đến độ lặp lại của phép <strong>đo</strong> không ổn <strong>định</strong><br />

nên ít sử dụng <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> này trong <strong>định</strong> lượng [62].<br />

Một <strong>số</strong> dược <strong>chất</strong> đã được <strong>định</strong> lượng <strong>bằng</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman: aspirin (viên<br />

nén), paracetamol (viên nén) [64]; captopril (viên nén), prednisolon (viên nén) [65];<br />

natri diclofenac (dung dịch tiêm), aminophyllin (dung dịch tiêm) [66]; paracetamol<br />

(hỗn dịch) [55].<br />

Phát hiện thuốc giả<br />

Trong phát hiện thuốc giả, <strong>phổ</strong> Raman có ưu điểm nổi bật là có thể <strong>đo</strong> trực<br />

tiếp mẫu rắn hay lỏng; mẫu rắn không cần nghiền, hòa tan, siêu âm, lọc, chiết<br />

tách,…và có thể <strong>đo</strong> thông qua màng vỉ, màng gelatin trong suốt; mẫu lỏng có thể <strong>đo</strong><br />

thông qua chai lọ thủy tinh trong suốt nên không làm hỏng cấu tạo của thành phẩm;<br />

thời gian cho kết quả nhanh [8].<br />

Ứng dụng <strong>phổ</strong> Raman trong phân tích sàng lọc nhanh thuốc giả có thể phát<br />

hiện các loại thuốc giả không chứa dược <strong>chất</strong>, chứa dược <strong>chất</strong> khác, chứa dược <strong>chất</strong><br />

trộn trái phép, thuốc không đúng thành phần đã đăng ký như: khác thành phần tá<br />

dược hoặc khác dạng muối của dược <strong>chất</strong>. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu<br />

tập trung vào phát hiện thuốc giả không chứa dược <strong>chất</strong>. Bảng 1.3 là ví dụ <strong>một</strong> <strong>số</strong><br />

dược phẩm đã được phát hiện <strong>bị</strong> giả mạo <strong>bằng</strong> <strong>phổ</strong> Raman.<br />

Bảng 1.3. Một <strong>số</strong> dược phẩm <strong>bị</strong> phát hiện giả mạo <strong>bằng</strong> <strong>phổ</strong> Raman<br />

Tên dược <strong>chất</strong> Dạng bào chế Loại thuốc giả TLTK<br />

Artesunat Viên nén Không chứa dược <strong>chất</strong> [71]<br />

Không đủ hàm lượng dược <strong>chất</strong>,<br />

Atorvastatin Viên nén (Lipitor)<br />

[56]<br />

chứa dược <strong>chất</strong> khác (lovastatin)<br />

Oseltamivir Viên nang (Tamiflu) Không chứa dược <strong>chất</strong> [50]<br />

Sildenafil Viên nén (Viagra) Không đúng thành phần tá dược [70]<br />

Không đúng hàm lượng dược<br />

Tadalafil Viên nén (Cialis)<br />

[47]<br />

<strong>chất</strong> và thành phần tá dược<br />

11


1.2.5. Tình hình nghiên cứu về <strong>phổ</strong> Raman trong ngành Dược tại Việt Nam<br />

Một <strong>số</strong> nghiên cứu về <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman trong phát hiện nhanh<br />

thuốc giả tại Việt Nam đã được công bố. Các nghiên cứu này thực hiện <strong>thiết</strong> lập bộ<br />

<strong>phổ</strong> chuẩn cho các dược <strong>chất</strong>, xây <strong>dựng</strong> quy trình kiểm tra <strong>chất</strong> lượng thuốc viên<br />

nén và viên nang trên <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> để bàn và <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> [10], xác <strong>định</strong> bộ dịch<br />

chuyển Raman cơ bản của các dược <strong>chất</strong> sử dụng <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> để bàn [9], [11].<br />

Đề tài “<strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>định</strong> <strong>tính</strong> <strong>một</strong> <strong>số</strong> <strong>hoạt</strong> <strong>chất</strong> <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong><br />

<strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>” tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu phát hiện nhanh thuốc<br />

giả, tuy nhiên, tập trung vào <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> và dạng bào chế viên nén để phân tích<br />

nhanh thuốc tại hiện trường, lựa chọn điều kiện để xây <strong>dựng</strong> quy trình phân tích<br />

chung cho các dược <strong>chất</strong>, thẩm <strong>định</strong> quy trình và mở rộng <strong>số</strong> lượng mẫu phân tích<br />

trên thị trường. Như vậy, đề tài được thực hiện nhằm đóng góp thêm kết quả vào đề<br />

tài lớn nghiên cứu về <strong>phổ</strong> Raman trong phát hiện nhanh thuốc giả.<br />

1.3. Tổng quan về á dƣợc <strong>chất</strong> nghiên cứu<br />

1.3.1. Isoniazid<br />

O<br />

Tên khoa học: pyridin-4-carbohydrazid<br />

NH 2<br />

NH<br />

CTPT: C 6 H 7 N 3 O KLPT: 137,14 N<br />

Tính <strong>chất</strong>: Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu. Dễ tan trong nước, hơi tan<br />

trong ethanol 96%, khó tan trong cloroform, rất khó tan trong ether.<br />

Định <strong>tính</strong>: Phổ IR, điểm chảy (170 - 174 o C) [1].<br />

Thuốc sử dụng trong phác đồ điều trị lao [2], [3].<br />

1.3.2. Ethambutol hydroclorid<br />

HO<br />

.2HCl<br />

Tên khoa học: 2,2’- (ethylendiimino)bis[(2S)-<br />

H<br />

N<br />

N<br />

butan-1-ol]dihydrochlorid<br />

H<br />

CTPT: C 10 H 26 Cl 2 N 2 O 2 . 2HCl KLPT: 277,2<br />

OH<br />

Tính <strong>chất</strong>: Bột kết tinh trắng. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96%, rất khó tan<br />

trong ether, cloroform.<br />

Định <strong>tính</strong>: Phổ IR, phản ứng đặc trưng của clorid [1], [5].<br />

Thuốc sử dụng trong phác đồ điều trị lao [2], [3].<br />

12


1.3.3. Lamivudin<br />

O<br />

N<br />

NH 2<br />

Tên khoa học: 4-Amino-1-[2(hydroxymethyl)-<br />

O<br />

N<br />

HO<br />

1,3-oxathiolan-5-yl]-2(1H)-pyrimidinone<br />

S<br />

CTPT: C 18 H 11 N 3 O 3 S KLPT: 229,3<br />

Tính <strong>chất</strong>: Bột màu trắng hoặc gần như trắng. Tan trong nước, hơi tan trong<br />

methanol, khó tan trong ethanol 96%.<br />

Định <strong>tính</strong>: Phổ IR, HPLC [1], [5].<br />

Lamivudin thuộc nhóm thuốc kháng virus, được chỉ <strong>định</strong> cho bệnh nhân viêm gan<br />

B, HIV [2], [3].<br />

1.3.4. Ibuprofen<br />

O<br />

Tên khoa học: Acid (2RS)-2-(4-isobutylphenyl)<br />

propionic<br />

OH<br />

CTPT: C 13 H 18 O 2 KLPT: 206,3<br />

Tính <strong>chất</strong>: Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, hay tinh thể không màu. Hầu như<br />

không tan trong nước, dễ tan trong aceton, methanol và dicloromethan. Tan trong<br />

các dung dịch hydroxyd kiềm loãng và carbonat kiềm.<br />

Định <strong>tính</strong>: Phổ IR, Điểm chảy (75 - 78°C) hay <strong>phổ</strong> UV, TLC [1], [4].<br />

Ibuprofen thuộc nhóm NSAIDs, chỉ <strong>định</strong> giảm đau các trường hợp nhẹ và vừa, giảm<br />

viêm cấp và mạn viêm xương khớp, viêm cơ,…) [2], [3].<br />

1.3.5. Sildenafil citrat<br />

Tên khoa học: 1-[[3-(6,7-Dihydro-1-methyl-7-oxo-3-propyl-1H-pyrazolo[4,3-<br />

d]pyrimidin-5-yl)-4-ethoxyphenyl]sulfonyl]-4-methylpiperazine citrate<br />

O<br />

CH 3<br />

O<br />

N<br />

S<br />

O<br />

HN<br />

N<br />

N<br />

N<br />

.HOOC<br />

COOH<br />

OH<br />

H 3 C<br />

N<br />

O<br />

CH 3<br />

COOH<br />

CH 3<br />

13


Bảng 1.4. CTPT và KLPT của sildenafil và sildenafil citrat<br />

CTPT<br />

KLPT<br />

Sildenafil C 22 H 30 N 6 O 4 S 474,58<br />

Sildenafil citrat C 22 H 30 N 6 O 4 S.C 6 H 8 O 7 666,70<br />

Tính <strong>chất</strong>: Bột kết tinh màu trắng hay trắng ngà. Tan trong dimethylsulfoxid, khó<br />

tan trong nước và methanol, rất khó tan trong ethanol 96%.<br />

Định <strong>tính</strong>: Phổ IR, phản ứng đặc trưng của citrat [68].<br />

Sildenafil thuộc nhóm <strong>chất</strong> ức chế enzym PDE-5, chỉ <strong>định</strong> cho bệnh nhân rối loạn<br />

cương dương biệt dược Viagra) hoặc tăng huyết áp động mạch <strong>phổ</strong>i (biệt dược<br />

Revatio) [63], [78].<br />

1.3.6. Tình hình nghiên cứu về thuốc giả của 5 dược <strong>chất</strong><br />

Bảng 1.5 tóm tắt <strong>một</strong> <strong>số</strong> công trình đã công bố về phát hiện thuốc giả của các<br />

dược <strong>chất</strong> được nghiên cứu.<br />

14


Bảng 1.5. Một <strong>số</strong> nghiên cứu về thuốc giả của các dược <strong>chất</strong><br />

Dược <strong>chất</strong> Ch ti u iểm tra hương <strong>pháp</strong> TLTK<br />

Phương <strong>pháp</strong> hóa học sử<br />

Định <strong>tính</strong> sàng lọc nhanh<br />

[75]<br />

Ethambutol<br />

dụng bộ kit)<br />

thuốc giả)<br />

[52]<br />

Raman, NIR, FTIR<br />

Phân tích đồng vị đa chiều [35]<br />

Phân tích cấu trúc<br />

Phổ Raman, FTIR<br />

[40], [73]<br />

Định <strong>tính</strong>, phân biệt chế<br />

Ibuprofen<br />

Phổ Raman sử dụng <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong><br />

phẩm của các nhà sản<br />

[38]<br />

<strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> TruScan)<br />

xuất khác nhau<br />

Đồng đều hàm lượng NIR [17]<br />

Isoniazid<br />

Lamivudin<br />

Sildenafil<br />

Định <strong>tính</strong>, bán <strong>định</strong> lượng<br />

Độ rã<br />

Mini-lab (TLC) [21]<br />

Định <strong>tính</strong> sàng lọc nhanh Phương <strong>pháp</strong> hóa học (bộ<br />

thuốc giả)<br />

kit)<br />

[75]<br />

Phân tích cấu trúc T-Raman và T-IR [37]<br />

Phân tích cấu trúc Phổ Raman [57]<br />

Phân biệt thuốc giả mạo NIR<br />

[51]<br />

Heptodin<br />

IRMS, MC-ICP-MS<br />

[61]<br />

Phổ Raman<br />

[60], [70]<br />

Phân biệt thuốc giả mạo Sắc ký<br />

[30]<br />

Viagra<br />

Phân tích phản xạ <strong>định</strong><br />

[76]<br />

hướng<br />

Phát hiện thuốc giả LC-MS [67]<br />

Phát hiện Sildenafil trộn<br />

trong Cialis<br />

C-D D-MS và NIR [72]<br />

Kiểm tra nguyên liệu<br />

Phổ Raman sử dụng <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong><br />

<strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>)<br />

[18]<br />

15


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

2.1. Nguyên vật liệu, <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong><br />

2.1.1. Nguyên vật liệu<br />

- Đối tượng nghiên cứu: 5 dược <strong>chất</strong> ethambutol hydroclorid, ibuprofen,<br />

isoniazid, lamivudin, sildenafil citrat.<br />

- Đối tượng phân tích: Một <strong>số</strong> chế phẩm thuốc viên nén trên thị trường chứa 5<br />

dược <strong>chất</strong> trên.<br />

- Các <strong>chất</strong> chuẩn của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương<br />

Bảng 2.1. Các <strong>chất</strong> chuẩn sử dụng trong nghiên cứu<br />

STT Chất chuẩn Số kiểm soát Hàm lượng (%)<br />

1 Sildenafil citrat WS 0110265 98,35<br />

2 Ibuprofen 0103130 100,05<br />

3 Ethambutol HCl 0212188.02 99,39<br />

4 Isoniazid 0216130.02 100,05<br />

5 Lamivudin 0312146.03 99,45<br />

- Các nguyên liệu dược <strong>chất</strong> sử dụng trong nghiên cứu<br />

Bảng 2.2. Các nguyên liệu dược <strong>chất</strong> sử dụng trong nghiên cứu<br />

STT Nguyên liệu Nhà sản xuất Lô<br />

Hàm<br />

lượng (%)<br />

1 Ethambutol HCl Vista Organics (Ấn Độ) 30082013 99,7<br />

2 Ibuprofen Shangyujingxin (Trung Quốc) HC020714 99,6<br />

3 Isoniazid Vista Organics (Ấn Độ) 50112014 99,9<br />

4 Lamivudin Hetero (Ấn Độ) LV1640811 99,9<br />

5 Sildenafil citrat SMS Phar Ltd (Ấn Độ) SLC0170415 99,8<br />

16


- Các tá dược sử dụng trong nghiên cứu<br />

Bảng 2.3. Các tá dược sử dụng trong nghiên cứu<br />

STT T n tá dược Xuất xứ<br />

1 Lactose Việt Nam<br />

2 Dicalci phosphat Trung Quốc<br />

3 Natri croscarmellose Trung Quốc<br />

4 PVP – K30 Trung Quốc<br />

5 Natri lauryl sulfat Việt Nam<br />

6 Talc Trung Quốc<br />

7 Magnesi stearat Trung Quốc<br />

8 Aerosil Trung Quốc<br />

9 HPMC Trung Quốc<br />

10 Tinh bột sắn Việt Nam<br />

11 Tinh bột mì Việt Nam<br />

12 Avicel Trung Quốc<br />

13 Natri starch glycolat Trung Quốc<br />

14 Tabletose Trung Quốc<br />

15 Ethanol Việt Nam<br />

2.1.2. Thiết <strong>bị</strong><br />

Máy quang <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> (Khoa Kiểm nghiệm nguyên liệu, Viện Kiểm<br />

nghiệm thuốc Trung ương).<br />

* Tên <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong>: Máy quang <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> NanoRam ® (Hình 2.1), model:<br />

BWS456-785, nước sản xuất: Mỹ.<br />

* Thông <strong>số</strong> kỹ thuật:<br />

- Nguồn laser kích thích: 785 nm<br />

- Detector: CCD làm lạnh <strong>bằng</strong> pin Peltier<br />

- Dải <strong>đo</strong>: 176 – 2900 cm -1<br />

- Công suất: 300 mW, thay đổi được<br />

17


- Thấu kính: phóng đại 20 lần<br />

- Đường kính điểm <strong>đo</strong>: 5 µm<br />

- Độ phân giải: 9 cm -1<br />

- Phầm mềm xử lý <strong>phổ</strong>: Nano Ram OS.<br />

Hình 2.1. Máy quang <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> hãng B&W – Tek<br />

* Hiệu chuẩn và kiểm <strong>định</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong><br />

Thiết <strong>bị</strong> được hiệu chuẩn <strong>định</strong> k theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, có<br />

quy trình hiệu chuẩn cụ thể. Về cơ bản <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> sẽ được hiệu chuẩn về các chỉ tiêu:<br />

nguồn laser và độ đúng thang <strong>đo</strong>.<br />

- Nguồn laser: để kiểm tra bước sóng kích thích và công suất nguồn, có dụng<br />

cụ riêng đi kèm <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong>.<br />

- Độ đúng thang <strong>đo</strong>: sử dụng chuẩn polystyren đi kèm <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> để hiệu chuẩn<br />

về các chỉ tiêu: vị trí đỉnh và cường độ đỉnh.<br />

2.2. Nội dung nghiên cứu<br />

- Chế tạo các viên mô hình chứa 5 dược <strong>chất</strong> nghiên cứu và các viên placebo.<br />

- Đo <strong>phổ</strong> của nguyên liệu dược <strong>chất</strong> và các viên mô hình để khảo sát, <strong>thiết</strong> lập<br />

điều kiện phân tích từ đó xây <strong>dựng</strong> quy trình <strong>định</strong> <strong>tính</strong> các dược <strong>chất</strong> nghiên cứu.<br />

- Thẩm <strong>định</strong> quy trình phân tích về độ đặc hiệu, độ lặp lại, khảo sát giới hạn<br />

phát hiện của các dược <strong>chất</strong>.<br />

- Ứng dụng <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> để <strong>định</strong> <strong>tính</strong> <strong>một</strong> <strong>số</strong> chế phẩm trên thị trường.<br />

18


2.3. P ƣơn <strong>pháp</strong> thực nghiệm<br />

2.3.1. Chế tạo viên mô hình<br />

Chế tạo các viên mô hình chứa 5 dược <strong>chất</strong> nghiên cứu trên các nền tá dược<br />

cơ bản, mỗi dược <strong>chất</strong> xây <strong>dựng</strong> 5 công thức (ký hiệu: CT1, CT2, CT3, CT4, CT5)<br />

trên các nền tá dược khác nhau:<br />

- Các viên chứa dược <strong>chất</strong> ở hàm lượng <strong>phổ</strong> biến trên thị trường – viên 100%<br />

hàm lượng dự kiến<br />

- Các viên chứa 50% hàm lượng dự kiến<br />

- Các viên placebo chỉ chứa nền tá dược<br />

Như vậy, ta có các viên mô hình chế tạo được như sau:<br />

Bảng 2.4. Ký hiệu các viên mô hình xây <strong>dựng</strong> trong nghiên cứu<br />

100% hàm lượng 50% hàm lượng Placebo<br />

Viên nén<br />

BT1, BT2, BT3, BT4, PT1, PT2, PT3, PT4,<br />

T1, T2, T3, T4, T5<br />

(CT1 – CT5)<br />

BT5<br />

PT5<br />

Viên mô hình bào chế ra chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, nên chỉ cần<br />

đảm bảo ổn <strong>định</strong> về hình thể, độ đồng đều và đạt các tiêu chuẩn <strong>định</strong> <strong>tính</strong>, <strong>định</strong><br />

lượng.<br />

Các viên chế tạo xong được kiểm tra <strong>chất</strong> lượng <strong>bằng</strong> các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> phân<br />

tích thông thường. Yêu cầu: trừ các viên placebo, các viên phải dương <strong>tính</strong> với dược<br />

<strong>chất</strong> và hàm lượng của dược <strong>chất</strong> khi <strong>định</strong> lượng phải đạt từ 90,0% đến 110,0% căn<br />

cứ theo yêu cầu trong DĐVN IV) so với hàm lượng mong muốn chế tạo được.<br />

2.3.2. <strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> quy trình <strong>định</strong> <strong>tính</strong> các dược <strong>chất</strong><br />

2.3.2.1. Nguyên tắc<br />

Để xác <strong>định</strong> có hay không <strong>một</strong> dược <strong>chất</strong> trong mẫu thuốc cần phân tích<br />

<strong>định</strong> <strong>tính</strong>) phải so sánh <strong>phổ</strong> mẫu thuốc với <strong>phổ</strong> dược <strong>chất</strong> và xác <strong>định</strong> xem trong<br />

<strong>phổ</strong> của mẫu ấy có các đặc trưng để nhận dạng ra dược <strong>chất</strong> hay không, các đặc<br />

trưng này đánh giá thông qua sự tương đồng về vị trí và tỉ lệ cường độ các đỉnh đặc<br />

trưng.<br />

19


Đối với <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman, <strong>phổ</strong> dược <strong>chất</strong> có nhiều đỉnh, các<br />

đỉnh rất đặc trưng, so với cường độ tín hiệu <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> thì cường độ tín hiệu<br />

<strong>phổ</strong> của nền mẫu không đáng kể. Sự ảnh hưởng của tá dược thể hiện trên <strong>phổ</strong> đồ<br />

của dược <strong>chất</strong> là không nhiều. Do đó, có thể so sánh trực tiếp <strong>phổ</strong> đồ của dược <strong>chất</strong><br />

và mẫu thử thông qua hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> HQI). Căn cứ vào giá trị của hệ <strong>số</strong><br />

HQI để kết luận sự có mặt hay không của dược <strong>chất</strong> trong mẫu phân tích.<br />

Mẫu phân tích được xem là dương <strong>tính</strong> với dược <strong>chất</strong> theo khuyến cáo của<br />

nhà sản xuất <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> khi hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> (HQI) giữa <strong>phổ</strong> dược <strong>chất</strong> và <strong>phổ</strong><br />

mẫu phân tích đạt từ 90% trở lên.<br />

Khi hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> HQI) thu được dưới 90% cần xem xét sự xuất<br />

hiện của các đỉnh đặc trưng của dược <strong>chất</strong> trước khi kết luận.<br />

2.3.2.2. <strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> quy trình phân tích<br />

- Xác <strong>định</strong> điều kiện <strong>đo</strong>: khảo sát để lựa chọn điều kiện <strong>đo</strong> công suất nguồn,<br />

độ phân giải, thời gian thu <strong>phổ</strong>, <strong>số</strong> lần quét, dải <strong>phổ</strong>) thông qua <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> dược <strong>chất</strong> và<br />

các viên mô hình.<br />

- Đo <strong>phổ</strong> Raman của các viên mô hình chứa dược <strong>chất</strong> và các viên placebo chỉ<br />

chứa nền tá dược.<br />

- So sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và tá dược để xác <strong>định</strong> sự ảnh hưởng của nền tá<br />

dược lên các đỉnh đặc trưng của dược <strong>chất</strong> trên <strong>phổ</strong> dược <strong>chất</strong> trong thành phẩm.<br />

- Thiết lập các vùng nhận dạng đặc trưng chứa các đỉnh đặc trưng của dược<br />

<strong>chất</strong> trong nền mẫu thành phẩm để phân tích trực tiếp.<br />

- So sánh trực tiếp <strong>phổ</strong> mẫu thử với <strong>phổ</strong> chuẩn và lấy giá trị HQI để đánh giá<br />

(<strong>phổ</strong> chuẩn của các dược <strong>chất</strong> xem trong Phụ lục 3).<br />

2.3.3. Thẩm <strong>định</strong> quy trình phân tích<br />

2.3.3.1. Độ đặc hiệu<br />

Đánh giá độ đặc hiệu của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> nhằm xác <strong>định</strong> đúng dược <strong>chất</strong> cần<br />

phân tích và tránh hiện tượng dương <strong>tính</strong> giả [42], [68]. Do không thể khảo sát được<br />

tất cả các nền tá dược trên thị trường, độ đặc hiệu được khảo sát trên <strong>một</strong> <strong>số</strong> viên<br />

với nền viên placebo chứa các tá dược thông dụng để bào chế viên nén.<br />

20


Tiến hành<br />

Đo <strong>phổ</strong> nguyên liệu dược <strong>chất</strong>, viên chứa dược <strong>chất</strong> và viên placebo với các<br />

nền tá dược khác nhau. So với <strong>phổ</strong> chuẩn để đánh giá sự ảnh hưởng của nền mẫu<br />

lên <strong>phổ</strong> dược <strong>chất</strong>.<br />

Yêu cầu:<br />

Hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> giữa <strong>phổ</strong> nguyên liệu, <strong>phổ</strong> viên chứa dược <strong>chất</strong> so với<br />

<strong>phổ</strong> chuẩn đạt từ 90% trở lên HQI ≥ 90%), không có sự tương đồng <strong>phổ</strong> giữa <strong>phổ</strong><br />

viên placebo và <strong>phổ</strong> chuẩn.<br />

2.3.3.2. Độ lặp lại<br />

Độ lặp lại của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> thể hiện sự ổn <strong>định</strong> của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> và <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong><br />

phân tích. Đánh giá độ lặp lại của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> thông qua sự lặp lại về hệ <strong>số</strong> HQI<br />

giữa các lần <strong>đo</strong> khác nhau [42], [68].<br />

Tiến hành: Đo <strong>phổ</strong> 3 lần cho mỗi mẫu của nguyên liệu và tất cả các viên mô<br />

hình. So sánh với <strong>phổ</strong> chuẩn để đánh giá độ lặp lại.<br />

Yêu cầu: RSD của HQI không quá 3%.<br />

2.3.3.3. Giới hạn phát hiện<br />

Để khả năng <strong>định</strong> <strong>tính</strong> trực tiếp được tốt nhất, yêu cầu phải phát hiện được<br />

dược <strong>chất</strong> trong viên khi hàm lượng dược <strong>chất</strong> trong viên khoảng 50% so với hàm<br />

lượng thông dụng đối với các loại viên.<br />

Tiến hành:<br />

Giảm dần lượng dược <strong>chất</strong>, bù lượng tá dược tương ứng trong mỗi nền mẫu<br />

sao cho tổng khối lượng viên không đổi. Dựa vào sự tồn tại của các đỉnh đặc trưng<br />

hoặc hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> (HQI) giữa <strong>phổ</strong> viên và <strong>phổ</strong> chuẩn để đánh giá.<br />

Yêu cầu:<br />

Tại giới hạn phát hiện, hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> (HQI) giữa mẫu thử và mẫu<br />

chuẩn xấp xỉ 90% và tại hàm lượng 50% dược <strong>chất</strong> so với hàm lượng ghi trên nhãn<br />

thì vẫn phát hiện được dược <strong>chất</strong>.<br />

21


2.3.4. Ứng dụng phân tích <strong>một</strong> <strong>số</strong> chế phẩm trên thị trường<br />

Sử dụng <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> để phân tích các thuốc dạng viên nén<br />

có chứa các dược <strong>chất</strong> nghiên cứu trên thị trường. So sánh <strong>phổ</strong> của mẫu thử với <strong>phổ</strong><br />

chuẩn trong thư viện, yêu cầu HQI phải đạt trên 90%.<br />

2.3.5. hương <strong>pháp</strong> xử lý <strong>số</strong> liệu<br />

Sau khi <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong>, máy quang <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> xuất dữ liệu ở dạng file<br />

Excel (*.xls) hoặc file Text (*.txt)<br />

Trình bày và vẽ <strong>phổ</strong> <strong>bằng</strong> phần mềm Origin 8.0.<br />

Tính HQI: sử dụng phần mềm Nano Ram OS cài đặt sẵn trong <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong>.<br />

22


CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN<br />

3.1. Chế tạo viên mô hình<br />

Công thức của viên mô hình sử dụng trong nghiên cứu được xây <strong>dựng</strong> tại<br />

Khoa Nghiên cứu & Phát triển (Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương). Công thức<br />

viên được xây <strong>dựng</strong> dựa trên các nền tá dược cơ bản của viên nén tá dược độn, tá<br />

dược rã, tá dược dính, tá dược trơn,…) và dựa trên lượng dược <strong>chất</strong> trong mỗi loại<br />

viên hay được sử dụng trên thị trường (Phụ lục 1). Do viên được sản xuất để nghiên<br />

cứu nên điều quan tâm nhất là <strong>chất</strong> lượng viên (gồm có đáp ứng yêu cầu về <strong>định</strong><br />

<strong>tính</strong>, <strong>định</strong> lượng và độ đồng đều dược <strong>chất</strong> trong viên), hình thức viên đơn giản.<br />

Quy trình bào chế viên nén cho mỗi dược <strong>chất</strong> ít nhiều có khác nhau, phụ thuộc vào<br />

<strong>tính</strong> <strong>chất</strong> lý hóa học của dược <strong>chất</strong> và tá dược nhưng cơ bản có thể tóm tắt như sau:<br />

* Quy trình bào chế viên nén: dập thẳng hoặc xát hạt ướt.<br />

- Trộn đều dược <strong>chất</strong> với tá dược độn và tá dược rã.<br />

- Tạo cốm với dung dịch tá dược dính.<br />

- Sấy cốm<br />

- Trộn cốm đã sấy với tá dược trơn.<br />

- Dập viên<br />

Đối với mỗi công thức, <strong>số</strong> lượng viên mô hình được chế tạo khoảng 200 viên<br />

chứa dược <strong>chất</strong> và 200 viên placebo. Hàm lượng % khối lượng dược <strong>chất</strong> so với<br />

khối lượng viên của các viên mô hình được trình bày trong bảng 3.1.<br />

Bảng 3.1. Hàm lượng phần trăm dược <strong>chất</strong> (kl/kl) của các viên mô hình<br />

STT<br />

Công thức Vi n 100% hàm lượng Viên 50% hàm lượng Viên placebo<br />

viên trên nhãn (%) trên nhãn (%) ( %)<br />

1. Ethambutol HCl<br />

1 CT1 74,5 37,3<br />

2 CT2 75,6 37,8<br />

3 CT3 74,2 37,1<br />

0<br />

4 CT4 74,6 37,3<br />

5 CT5 75,0 37,5<br />

23


2. Ibuprofen<br />

1 CT1 68,3 34,1<br />

2 CT2 68,0 34,0<br />

3 CT3 67,0 33,5<br />

4 CT4 69,1 34,5<br />

5 CT5 73,4 36,7<br />

3. Isoniazid<br />

1 CT1 42,4 21,2<br />

2 CT2 41,7 20,9<br />

3 CT3 42,9 21,4<br />

4 CT4 42,0 21,0<br />

5 CT5 41,8 20,9<br />

4. Lamivudin<br />

1 CT1 27,9 14,0<br />

2 CT2 28,3 14,2<br />

3 CT3 27,8 13,9<br />

4 CT4 28,7 14,4<br />

5 CT5 28,2 14,1<br />

5. Sildenafil citrat<br />

1 CT1 35,2 17,6<br />

2 CT2 33,0 16,5<br />

3 CT3 32,8 16,4<br />

4 CT4 32,6 16,3<br />

5 CT5 35,2 17,6<br />

0<br />

0<br />

0<br />

0<br />

Các viên mô hình bào chế xong được mang đi kiểm tra <strong>chất</strong> lượng <strong>bằng</strong><br />

<strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> HP C. Kết quả được ghi trong các Phiếu phân tích các viên mô hình<br />

như trong Phụ lục 2. Kết quả kiểm tra <strong>chất</strong> lượng như sau:<br />

24


Định <strong>tính</strong>: tất cả các viên mô hình chứa dược <strong>chất</strong> đều cho kết quả dương <strong>tính</strong> với<br />

dược <strong>chất</strong> tương ứng.<br />

Định lượng: Các viên mô hình chứa dược <strong>chất</strong> đều đạt yêu cầu về <strong>định</strong> lượng. Kết<br />

quả phân tích cụ thể được trình bày trong bảng 3.2.<br />

Bảng 3.2. Kết quả <strong>định</strong> lượng các viên mô hình <strong>bằng</strong> HPLC<br />

Dƣợ ất Hà lƣợn dƣợ ất (%)<br />

Ethambutol HCl 97,5 – 100,2<br />

Isoniazid 98,6 – 99,7<br />

Ibuprofen 97,6 – 98,9<br />

Lamivudin 96,9 – 99,7<br />

Sildenafil citrat 97,3 – 99,7<br />

Như vậy, các viên mô hình tự bào chế đáp ứng được các yêu cầu <strong>chất</strong> lượng<br />

đã đặt ra, được sử dụng để nghiên cứu.<br />

3.2. <strong>Xây</strong> dựn q y trìn ịn tín á dƣợc <strong>chất</strong><br />

3.2.1. Lựa chọn điều kiện phân tích<br />

Điều kiện phân tích gồm các thông <strong>số</strong> về độ phân giải, công suất nguồn laser,<br />

thời gian thu <strong>phổ</strong>, <strong>số</strong> lần quét và dải <strong>đo</strong>. Thông thường sẽ lựa chọn điều kiện phân<br />

tích giống với điều kiện <strong>thiết</strong> lập bộ <strong>phổ</strong> chuẩn vì ở điều kiện này các thông <strong>số</strong> đã<br />

được hiệu chỉnh tối ưu cho các dược <strong>chất</strong> cần <strong>đo</strong>. Cụ thể là các thông <strong>số</strong> về độ phân<br />

giải, công suất nguồn laser, thời gian thu <strong>phổ</strong> sẽ được cài đặt như trong điều kiện đã<br />

sử dụng để <strong>thiết</strong> lập bộ <strong>phổ</strong> chuẩn. Thiết <strong>bị</strong> <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>, nhà sản xuất đã cố <strong>định</strong> nguồn<br />

laser kích thích 785 nm), độ phân giải 9 cm -1 ), chỉ cho phép điều chỉnh công suất<br />

nguồn, thời gian thu <strong>phổ</strong> và <strong>số</strong> lần quét cũng do máy tự động điều chỉnh để phù hợp<br />

với công suất nguồn.<br />

Trong phân tích <strong>định</strong> <strong>tính</strong> <strong>bằng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman, việc lựa<br />

chọn dải <strong>đo</strong> là yếu tố quan trọng nhất. Lựa chọn dải <strong>đo</strong> thích hợp sẽ giữ lại được<br />

những đặc điểm của <strong>chất</strong> phân tích, loại bỏ được những ảnh hưởng do nền tá dược<br />

mang đến, giúp phát huy tối đa hiệu quả của phép phân tích <strong>định</strong> <strong>tính</strong> trực tiếp <strong>bằng</strong><br />

25


quang <strong>phổ</strong> Raman. Việc lựa chọn dải <strong>đo</strong> phụ thuộc vào đặc <strong>tính</strong> riêng của <strong>phổ</strong> và<br />

ảnh hưởng của nền tá dược lên mẫu phân tích. Do vậy, phải khảo sát các mẫu dược<br />

<strong>chất</strong>, mẫu viên mô hình và viên placebo, nghiên cứu đặc điểm của dược <strong>chất</strong> và các<br />

tác động của tá dược lên dược <strong>chất</strong>.<br />

Các mẫu nguyên liệu dược <strong>chất</strong> <strong>đo</strong> bột đựng trong túi PE trong suốt qua đầu<br />

<strong>đo</strong> nhanh, các mẫu viên nén <strong>đo</strong> qua đầu <strong>đo</strong> viên nén. Như vậy, ta sẽ khảo sát công<br />

suất nguồn và dải <strong>đo</strong> cho từng dược <strong>chất</strong> nghiên cứu.<br />

3.2.1.1. Khảo sát công suất nguồn<br />

Cách tiến hành: Đo <strong>phổ</strong> của từng dược <strong>chất</strong> với công suất nguồn đặt từ thấp<br />

đến cao đến khi trên <strong>phổ</strong> đồ các đỉnh tách biệt khỏi nền mẫu và cường độ đỉnh đủ<br />

lớn. Ở công suất thấp, <strong>phổ</strong> thu được ít đỉnh và các đỉnh chưa tách biệt khỏi nền mẫu.<br />

Tăng dần công suất nguồn, các đỉnh sẽ tách dần khỏi nền mẫu và cường độ đỉnh<br />

tăng dần. Tuy nhiên, khi công suất tăng quá cao, năng lượng lớn có thể gây cháy<br />

mẫu. Do vậy, lựa chọn công suất phù hợp. Kết quả được trình bày trong bảng 3.3.<br />

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát công suất nguồn cho các dược <strong>chất</strong><br />

TT T n dược <strong>chất</strong> Công suất (mW)<br />

1 Ethambutol HCl 270<br />

2 Ibuprofen 210<br />

3 Isoniazid 270<br />

4 Lamivudin 210<br />

5 Sildenafil citrat 210<br />

3.2.1.2. Lựa chọn dải <strong>đo</strong><br />

Cách tiến hành: Đo <strong>phổ</strong> của các viên mô hình và viên placebo để xác <strong>định</strong><br />

khoảng <strong>phổ</strong> chứa các đỉnh đặc trưng của dược <strong>chất</strong>, ít <strong>bị</strong> ảnh hưởng của tá dược dựa<br />

trên hình ảnh <strong>phổ</strong> đồ và hệ <strong>số</strong> HQI của từng vùng <strong>phổ</strong>.<br />

Như vậy, để lấy giá trị hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> (HQI) làm kết quả đánh giá sự<br />

có mặt hay không của <strong>chất</strong> cần phân tích, mục tiêu cần phải đạt được khi lựa chọn<br />

dải <strong>đo</strong> là:<br />

26


- Tránh hiện tượng dương <strong>tính</strong> giả (tín hiệu <strong>phổ</strong> tá dược ảnh hưởng đến tín<br />

hiệu <strong>phổ</strong> dược <strong>chất</strong>, vùng nhận dạng được chọn không có dược <strong>chất</strong> nhưng <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong><br />

lại báo là có dược <strong>chất</strong>). Để tránh điều này cần phải chọn vùng <strong>đo</strong> rộng nhất có thể,<br />

ở đó các đặc trưng <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> phải được thể hiện.<br />

- Tăng giới hạn phát hiện của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong>. Mục đích của việc <strong>định</strong> <strong>tính</strong> là<br />

phải xác <strong>định</strong> được sự có mặt hay không của <strong>chất</strong> phân tích trong mẫu <strong>đo</strong>, giới hạn<br />

phát hiện càng cao (tức là khả năng phát hiện được <strong>chất</strong> phân tích ở nồng độ thấp)<br />

càng tốt thì phép <strong>định</strong> <strong>tính</strong> càng hiệu quả. Muốn như vậy, vùng nhận dạng được<br />

chọn phải là vùng chứa các đỉnh có cường độ lớn.<br />

- Hai mục tiêu trên phải được thể hiện trong hệ <strong>số</strong> HQI. Nghĩa là, <strong>phổ</strong> mẫu<br />

chuẩn và mẫu placebo phải càng khác nhau càng tốt (hệ <strong>số</strong> HQI thấp), đồng thời,<br />

<strong>phổ</strong> mẫu thử có dược <strong>chất</strong> ở nồng độ thấp và <strong>phổ</strong> mẫu chuẩn càng giống nhau càng<br />

tốt (hệ <strong>số</strong> HQI cao).<br />

Tóm lại, để giải quyết tất cả các vấn đề trên việc cần làm là: Loại bỏ vùng<br />

ảnh hưởng của tá dược và chọn vùng có nhiều đỉnh, các đỉnh có cường độ lớn. Dựa<br />

vào <strong>phổ</strong> đồ của các viên mô hình và HQI của các viên mô hình so với chuẩn ta sẽ<br />

lựa chọn khoảng <strong>đo</strong> phù hợp cho từng <strong>hoạt</strong> <strong>chất</strong>.<br />

Trên các <strong>phổ</strong> đồ sau (hình 3.1 đến hình 3.5) lần lượt các ký hiệu a, b, c, d thể<br />

hiện:<br />

a- Phổ <strong>chất</strong> chuẩn;<br />

b- Phổ viên mô hình công thức 1 (T1);<br />

c- Phổ viên mô hình công thức 1 với hàm lượng dược <strong>chất</strong> giảm 50% (BT1);<br />

d- Phổ viên placebo công thức 1 (PT1).<br />

‣ Sildenafil citrat<br />

Trên hình 3.1 có thể nhận thấy <strong>phổ</strong> của tá dược ít đỉnh, các đỉnh có cường độ<br />

thấp và rất khó phân biệt với các tín hiệu nhiễu của đường nền. Vì thế, ở hàm lượng<br />

dược <strong>chất</strong> trên thị trường hàm lượng trong công thức viên T1), sự ảnh hưởng của tá<br />

dược lên <strong>phổ</strong> viên là không nhiều.<br />

27


Intensity<br />

Sildenafil viên nén CT1<br />

a<br />

b<br />

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000<br />

Raman shift (cm -1 )<br />

Hình 3.1. Phổ Raman của <strong>chất</strong> chuẩn và các viên mô hình của sildenafil citrat <strong>đo</strong><br />

dược <strong>chất</strong>.<br />

trên máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>.<br />

Phần dải <strong>phổ</strong> từ 1800 cm -1 đến 2000 cm -1 không có các đỉnh đặc trưng của<br />

Khi giảm dần hàm lượng sildenafil citrat, các đỉnh có cường độ thấp ở vùng<br />

dưới 1200 cm -1 bắt đầu mất dần, thay vào đó các đặc trưng của tá dược bắt đầu xuất<br />

hiện; trong đó, vùng 176 – 600 cm -1 không có đỉnh đặc trưng ở <strong>phổ</strong> <strong>chất</strong> chuẩn và<br />

xuất hiện các đỉnh, đường nhiễu của tá dược ở các viên mô hình; vùng 600 – 1200<br />

cm -1 chứa các đỉnh cường độ thấp của dược <strong>chất</strong> và các đỉnh này <strong>bị</strong> mất, nhiễu bởi<br />

các đỉnh của tá dược ở các viên mô hình. Ở vùng lân cận 1100 cm -1 xuất hiện đỉnh<br />

cường độ tương đối lớn của tá dược.<br />

Khi giảm dần hàm lượng dược <strong>chất</strong>, các đỉnh đặc trưng có cường độ lớn ở<br />

vùng 1200 – 1800 cm -1 vẫn được giữ lại.<br />

Hệ <strong>số</strong> HQI thay đổi khi các vùng <strong>phổ</strong> được lựa chọn khác nhau, thể hiện<br />

trong bảng 3.4.<br />

c<br />

d<br />

28


Intensity<br />

Bảng 3.4. Hệ <strong>số</strong> HQI so sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và các mẫu viên với <strong>phổ</strong> chuẩn của<br />

sildenafil citrat theo vùng <strong>phổ</strong> được chọn<br />

Dải <strong>phổ</strong> Dược <strong>chất</strong> T1 BT1 PT1<br />

176 cm -1 đến 2000 cm -1 99,80 93,45 93,23 Âm <strong>tính</strong><br />

176 cm -1 đến 1800 cm -1 99,83 94,17 93,44 Âm <strong>tính</strong><br />

600 cm -1 đến 1800 cm -1 99,86 95,41 94,36 Âm <strong>tính</strong><br />

1200 cm -1 đến 1800 cm -1 99,96 98,19 97,16 Âm <strong>tính</strong><br />

Như vậy, HQI ở dải <strong>phổ</strong> từ 1200 – 1800 cm -1 là cao nhất, phù hợp với hình<br />

ảnh trên <strong>phổ</strong> đồ. Ta chọn được dải <strong>đo</strong> cho <strong>hoạt</strong> <strong>chất</strong> sildenafil citrat là 1200 – 1800<br />

cm -1 .<br />

‣ Ibuprofen<br />

Ibuprofen viên nén CT1<br />

a<br />

b<br />

c<br />

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000<br />

Raman shift (cm -1 )<br />

Hình 3.2. Phổ Raman của <strong>chất</strong> chuẩn và các viên mô hình của ibuprofen <strong>đo</strong> trên<br />

máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>.<br />

Trên hình 3.2 ta thấy <strong>phổ</strong> viên 100% hàm lượng đã có đỉnh của tá dược xuất<br />

hiện ở khoảng 480 cm -1 và 1100 cm -1 ở cường độ nhỏ. Khi hàm lượng ibuprofen<br />

giảm còn 50%, cường độ các đỉnh đặc trưng của dược <strong>chất</strong> giảm và xuất hiện các<br />

d<br />

29


đỉnh của tá dược ở các vùng 480 cm -1 , 1100 cm -1 , 1250 – 1400 cm -1 cường độ tương<br />

đối lớn, <strong>phổ</strong> viên cũng <strong>bị</strong> nhiễu. Nồng độ ibuprofen trong các viên T1 và BT1 khá<br />

cao, lần lượt là khoảng 70% và 35%, tuy nhiên, <strong>phổ</strong> viên <strong>bị</strong> ảnh hưởng khá nhiều<br />

bởi tá dược. Có thể thấy tán xạ Raman của ibuprofen không mạnh, dự <strong>đo</strong>án giới hạn<br />

phát hiện của ibuprofen không cao.<br />

Các đỉnh gây nhiễu của tá dược nằm rải rác trong khoảng <strong>phổ</strong> 300 – 1500<br />

cm -1 , các đỉnh đặc trưng của ibuprofen nằm rải rác từ 176 – 1700 cm -1 và <strong>phổ</strong> viên<br />

100% hàm lượng không <strong>bị</strong> ảnh hưởng nhiều của tá dược; đồng thời, hệ <strong>số</strong> HQI vùng<br />

dải <strong>đo</strong> 176 – 1700 cm -1 cao nhất thể hiện trong bảng 3.5; vì vậy, lựa chọn dải <strong>đo</strong> 176<br />

– 1700 cm -1 là <strong>phương</strong> án tối ưu nhất, chấp nhận các tín hiệu nhiễu của tá dược<br />

trong khoảng được chọn.<br />

Bảng 3.5. Hệ <strong>số</strong> HQI so sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và các mẫu viên với <strong>phổ</strong> chuẩn của<br />

ibuprofen theo vùng <strong>phổ</strong> được chọn<br />

Dải <strong>phổ</strong> Dược <strong>chất</strong> T1 BT1 PT1<br />

176 cm -1 đến 2000 cm -1 99,13 93,16 91,56 Âm <strong>tính</strong><br />

176 cm -1 đến 1700 cm -1 99,45 96,79 93,59 Âm <strong>tính</strong><br />

‣ Isoniazid<br />

Trên hình 3.3, các đỉnh đặc trưng của isoniazid rất rõ ràng và cường độ rất<br />

lớn so với tín hiệu của tá dược. Phổ viên 100% hàm lượng hầu như không xuất hiện<br />

nhiễu so với <strong>phổ</strong> <strong>chất</strong> chuẩn. Khi hàm lượng isoniazid giảm còn 50%, trên <strong>phổ</strong> đồ<br />

của viên cũng chỉ xuất hiện tín hiệu nhiễu do tá dược không đáng kể ở vùng lân cận<br />

1450 cm -1 .<br />

Bảng 3.6. Hệ <strong>số</strong> HQI so sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và các mẫu viên với <strong>phổ</strong> chuẩn của<br />

isoniazid theo vùng <strong>phổ</strong> được chọn<br />

Dải <strong>phổ</strong> Dược <strong>chất</strong> T1 BT1 PT1<br />

176 cm -1 đến 2000 cm -1 99,76 93,45 91,25 Âm <strong>tính</strong><br />

200 cm -1 đến 2000 cm -1 99,81 95,79 93,39 Âm <strong>tính</strong><br />

200 cm -1 đến 1800 cm -1 99,96 98,17 96,75 Âm <strong>tính</strong><br />

30


Intensity<br />

Isoniazid viên nén CT1<br />

a<br />

b<br />

c<br />

d<br />

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000<br />

Raman shift (cm -1 )<br />

Hình 3.3. Phổ Raman của <strong>chất</strong> chuẩn và các viên mô hình của isoniazid <strong>đo</strong> trên<br />

máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>.<br />

Nồng độ isoniazid trong các viên T1 và BT1 chỉ ở khoảng 40% và 20%<br />

nhưng tín hiệu Raman của dược <strong>chất</strong> thu được khá tốt. Các đỉnh đặc trưng của dược<br />

<strong>chất</strong> nằm trong vùng 200 – 1800 cm -1 , và hệ <strong>số</strong> HQI trong vùng này có giá trị lớn<br />

nhất thể hiện trong bảng 3.6; vì vậy, lựa chọn dải <strong>phổ</strong> này làm khoảng <strong>đo</strong>.<br />

‣ Ethambutol HCl<br />

Bảng 3.7. Hệ <strong>số</strong> HQI so sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và các mẫu viên với <strong>phổ</strong> chuẩn của<br />

ethambutol HCl theo vùng <strong>phổ</strong> được chọn<br />

Dải <strong>phổ</strong> Dược <strong>chất</strong> T1 BT1 PT1<br />

176 cm -1 đến 2000 cm -1 99,82 94,95 92,69 Âm <strong>tính</strong><br />

176 cm -1 đến 1600 cm -1 99,90 97,04 95,00 Âm <strong>tính</strong><br />

Trên hình 3.4, cường độ tín hiệu Raman của nền tá dược rất nhỏ so với<br />

cường độ tín hiệu Raman của dược <strong>chất</strong>, các đỉnh đặc trưng của ethambutol HCl từ<br />

<strong>phổ</strong> <strong>chất</strong> chuẩn vẫn được duy trì rất ổn <strong>định</strong> ở viên 100% và 50% hàm lượng và hầu<br />

31


Intensity<br />

như không xuất hiện các đỉnh hay tín hiệu nhiễu của tá dược trên <strong>phổ</strong> đồ. Sự giảm<br />

hàm lượng dược <strong>chất</strong> chỉ làm giảm cường độ các đỉnh đặc trưng. Các đỉnh đặc trưng<br />

của ethambutol HCl nằm trong vùng 176 – 1600 cm -1 và hệ <strong>số</strong> HQI trong vùng này<br />

cũng cao nhất (bảng 3.7) nên lựa chọn dải <strong>đo</strong> cho dược <strong>chất</strong> là 176 – 1600 cm -1 .<br />

Ethambutol viên nén CT1<br />

a<br />

b<br />

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000<br />

Raman shift (cm -1 )<br />

Hình 3.4. Phổ Raman của <strong>chất</strong> chuẩn và các viên mô hình của ethambutol HCl <strong>đo</strong><br />

trên máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>.<br />

‣ Lamivudin<br />

Bảng 3.8. Hệ <strong>số</strong> HQI so sánh <strong>phổ</strong> của dược <strong>chất</strong> và các mẫu viên với <strong>phổ</strong> chuẩn của<br />

lamivudin theo vùng <strong>phổ</strong> được chọn<br />

Dải <strong>phổ</strong> Dược <strong>chất</strong> T1 BT1 PT1<br />

176 cm -1 đến 2000 cm -1 99,53 95,72 93,11 Âm <strong>tính</strong><br />

200 cm -1 đến 2000 cm -1 99,65 96,52 94,22 Âm <strong>tính</strong><br />

200 cm -1 đến 1700 cm -1 99,76 98,47 96,48 Âm <strong>tính</strong><br />

c<br />

d<br />

Trên hình 3.5, các đỉnh đặc trưng của lamivudin từ <strong>phổ</strong> <strong>chất</strong> chuẩn vẫn được<br />

duy trì ở <strong>phổ</strong> viên 100% và viên 50%. Có sự gây nhiễu của tá dược lên <strong>phổ</strong> đồ ở các<br />

32


Intensity<br />

vùng lân cận 480 cm -1 , 850 cm -1 , 1100 cm -1 và 1450 cm -1 , tuy nhiên, sự ảnh hưởng<br />

là không nhiều. Vùng chứa các đỉnh đặc trưng của lamivudin là 200 – 1700 cm -1<br />

cho HQI cao nhất thể hiện trong bảng 3.8 nên lựa chọn vùng này làm dải <strong>đo</strong> cho<br />

dược <strong>chất</strong>.<br />

Lamivudin viên nén CT1<br />

a<br />

b<br />

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000<br />

Raman shift (cm -1 )<br />

Hình 3.5. Phổ Raman của <strong>chất</strong> chuẩn và các viên mô hình của lamivudin <strong>đo</strong> trên<br />

máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>.<br />

Phổ các viên CT2-CT5 của các dược <strong>chất</strong> cho kết quả dải <strong>đo</strong> tương tự các<br />

viên CT1. Ta có kết quả khảo sát khoảng <strong>đo</strong> như bảng 3.9.<br />

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát khoảng <strong>đo</strong> cho các dược <strong>chất</strong><br />

TT T n dược <strong>chất</strong> Khoảng <strong>đo</strong> (cm -1 )<br />

1 Ethambutol HCl 176 – 1600<br />

2 Ibuprofen 176 – 1700<br />

3 Isoniazid 200 – 1800<br />

4 Lamivudin 200 – 1700<br />

5 Sildenafil citrat 1200 – 1800<br />

c<br />

d<br />

33


3.2.2. Quy trình phân tích chung<br />

Bước 1: Khởi động máy.<br />

Bước 2: Kiểm tra độ đúng thang <strong>đo</strong> <strong>bằng</strong> vật liệu chuẩn thường là phim<br />

polystyren).<br />

Bước 3: Gọi <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> phân tích tương ứng với dược <strong>chất</strong> đang phân tích hoặc<br />

cài đặt các thông <strong>số</strong> kỹ thuật đã xác <strong>định</strong> cho từng mẫu phân tích.<br />

Bước 4: Chuẩn <strong>bị</strong> mẫu phân tích:<br />

- Đối với các thuốc viên nén không bao và đựng trong vỉ trong suốt: không<br />

cần chuẩn <strong>bị</strong> mẫu.<br />

- Đối với các thuốc viên nén bao hoặc bọc trong vỉ không trong suốt: loại bỏ<br />

vỉ và lớp bao, bộc lộ phần lõi thuốc bên trong.<br />

Bước 5: Đo trực tiếp <strong>phổ</strong> của mẫu phân tích vừa chuẩn <strong>bị</strong>. So sánh <strong>phổ</strong> thử và <strong>phổ</strong><br />

chuẩn để xác <strong>định</strong> chỉ <strong>số</strong> HQI (<strong>phổ</strong> chuẩn của các dược <strong>chất</strong> xem trong Phụ lục 3).<br />

Bước 6: Đánh giá kết quả phân tích dựa trên chỉ <strong>số</strong> HQI vừa thu được. Nếu mẫu<br />

phân tích cho HQI ≥ 90% thì kết quả được xem là dương <strong>tính</strong>. Nếu HQI dưới 90%,<br />

mẫu <strong>bị</strong> coi là nghi ngờ và phải được kiểm tra <strong>bằng</strong> các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> tiếp theo.<br />

3.3. Thẩ ịnh quy trình phân tích<br />

3.3.1. Độ đặc hiệu và độ lặp lại<br />

Độ đặc hiệu và độ lặp lại được kiểm tra trên tất cả những nền mẫu đã <strong>thiết</strong><br />

lập được.<br />

Tiến hành<br />

- Đo 3 lần tại 3 vị trí khác nhau trên <strong>một</strong> mẫu (nguyên liệu, viên chứa dược<br />

<strong>chất</strong> T1 – T5, viên placebo PT1 – PT5) của mỗi dược <strong>chất</strong>.<br />

- hi lại giá trị HQI của <strong>phổ</strong> mẫu thử so với <strong>phổ</strong> chuẩn để đánh giá kết quả.<br />

Yêu cầu:<br />

- Độ đặc hiệu: Hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> (HQI) của <strong>phổ</strong> nguyên liệu, <strong>phổ</strong> viên<br />

chứa dược <strong>chất</strong> so với <strong>phổ</strong> chuẩn từ 90,0% trở lên; không có sự tương đồng<br />

<strong>phổ</strong> giữa <strong>phổ</strong> chuẩn và <strong>phổ</strong> viên placebo.<br />

- Độ lặp lại: RSD của hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> giữa các lần <strong>đo</strong> không quá 3%.<br />

34


Kết quả thẩm <strong>định</strong> độ đặc hiệu và độ lặp lại của các quy trình phân tích <strong>bằng</strong><br />

<strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman với 5 dược <strong>chất</strong> nghiên cứu như trong các bảng<br />

3.10 đến 3.12.<br />

Bảng 3.10. Kết quả thẩm <strong>định</strong> độ đặc hiệu và độ lặp lại của quy trình phân tích<br />

<strong>định</strong> <strong>tính</strong> ethambutol HCl và ibuprofen <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

Ethambutol HCl<br />

Ibuprofen<br />

Mẫu <strong>đo</strong><br />

HQI RSD HQI RSD<br />

Lần 1 Lần 2 Lần 3 (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 (%)<br />

Nguyên liệu 99,93 99,95 99,94 0,01 99,88 99,65 99,72 0,12<br />

T1 96,33 96,75 96,30 0,26 97,77 96,61 96,64 0,68<br />

T2 98,12 97,86 98,39 0,27 96,72 95,10 95,60 0,87<br />

T3 97,95 98,00 98,28 0,18 97,03 98,01 97,79 0,53<br />

T4 96,90 95,78 97,59 0,94 97,14 96,46 96,35 0,44<br />

T5 97,21 97,07 96,77 0,23 96,26 95,96 95,54 0,38<br />

PT1-5 Âm <strong>tính</strong> Âm <strong>tính</strong><br />

Bảng 3.11. Kết quả thẩm <strong>định</strong> độ đặc hiệu và độ lặp lại của quy trình phân tích<br />

<strong>định</strong> <strong>tính</strong> isoniazid và lamivudin <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

Isoniazid<br />

Lamivudin<br />

Mẫu <strong>đo</strong><br />

HQI RSD HQI RSD<br />

Lần 1 Lần 2 Lần 3 (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 (%)<br />

Nguyên liệu 99,58 99,62 99,62 0,02 99,37 99,30 99,34 0,04<br />

T1 98,94 98,61 98,64 0,18 93,81 93,56 93,33 0,26<br />

T2 99,20 99,05 99,00 0,11 97,47 96,93 97,42 0,31<br />

T3 98,97 99,10 99,17 0,10 94,77 95,04 97,12 1,34<br />

T4 98,74 99,18 99,28 0,29 93,17 93,92 94,46 0,69<br />

T5 98,99 98,22 99,07 0,48 94,15 94,46 94,32 0,16<br />

PT1-5 Âm <strong>tính</strong> Âm <strong>tính</strong><br />

35


Bảng 3.12. Kết quả thẩm <strong>định</strong> độ đặc hiệu và độ lặp lại của quy trình phân tích<br />

<strong>định</strong> <strong>tính</strong> sildenafil citrat <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

Mẫu <strong>đo</strong><br />

HQI RSD<br />

Lần 1 Lần 2 Lần 3 (%)<br />

Nguyên liệu 99,11 99,95 99,94 0,48<br />

T1 97,80 97,49 97,99 0,26<br />

T2 96,94 98,00 96,90 0,64<br />

T3 97,17 96,91 95,59 0,88<br />

T4 97,67 97,13 97,44 0,28<br />

T5 97,82 98,14 98,24 0,22<br />

PT1-5<br />

Âm <strong>tính</strong><br />

Như vậy, tất cả các giá trị HQI của nguyên liệu và các viên mô hình chứa<br />

dược <strong>chất</strong> so với <strong>phổ</strong> chuẩn đều trên 90%, các viên mô hình placebo đều cho kết<br />

quả âm <strong>tính</strong> với dược <strong>chất</strong>. Kết quả thẩm <strong>định</strong> về độ đặc hiệu của quy trình: Đạt.<br />

Tất cả các giá trị RSD đều nhỏ hơn 3%. Kết quả thẩm <strong>định</strong> về độ lặp lại của<br />

quy trình: Đạt.<br />

3.3.2. Giới hạn phát hiện<br />

Tiến hành khảo sát trên tất cả các nền mẫu tự tạo của các dược <strong>chất</strong> nghiên<br />

cứu nhằm đánh giá khả năng phát hiện dược <strong>chất</strong> <strong>bằng</strong> <strong>phổ</strong> Raman với các viên có<br />

hàm lượng thấp.<br />

Cách tiến hành: bào chế các viên có hàm lượng thấp như sau: giảm dần<br />

lượng dược <strong>chất</strong> đồng thời tăng dần lượng tá dược tương ứng để tổng khối lượng<br />

viên không thay đổi. Đo <strong>phổ</strong> Raman của tất cả các mẫu viên này, so sánh với <strong>phổ</strong><br />

chuẩn, ghi lại giá trị HQI để đánh giá kết quả. Chế tạo các viên hàm lượng giảm<br />

50% so với hàm lượng trên nhãn, nếu HQI trên 90%, tiếp tục giảm hàm lượng dược<br />

<strong>chất</strong> đến khi HQI xấp xỉ 90%, đó chính là giới hạn phát hiện của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>định</strong><br />

<strong>tính</strong> đối với dược <strong>chất</strong> này.<br />

36


Yêu cầu: phải phát hiện được dược <strong>chất</strong> trong viên khi hàm lượng dược <strong>chất</strong><br />

trong viên khoảng 50% so với hàm lượng ghi trên nhãn. Tại giới hạn phát hiện, hệ<br />

<strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> (HQI) xấp xỉ 90%.<br />

Kết quả khảo sát các mẫu viên có hàm lượng thấp của từng dược <strong>chất</strong> nghiên<br />

cứu <strong>bằng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>phổ</strong> Raman như trong bảng 3.13.<br />

Bảng 3.13. Kết quả khảo sát giới hạn phát hiện của quy trình phân tích <strong>định</strong> <strong>tính</strong><br />

các dược <strong>chất</strong> <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

Các viên 50 % hàm Giới hạn phát Các viên 5% hàm<br />

lượng trên nhãn<br />

hiện lượng trên nhãn<br />

Mã<br />

STT<br />

Hàm<br />

Hàm<br />

Hàm<br />

mẫu<br />

lượng % HQI lượng % HQI lượng% HQI<br />

<strong>đo</strong><br />

(1)<br />

(2)<br />

(3)<br />

1. Ethambutol HCl<br />

1 CT1 37,29 98,05 16,77 86,60 3,75 23,36<br />

2 CT2 37,81 97,48 17,01 93,31 3,82 15,58<br />

3 CT3 37,11 95,80 16,70 91,68 3,85 20,02<br />

4 CT4 37,31 97,80 16,79 93,87 3,76 25,45<br />

5 CT5 37,52 95,87 16,90 90,64 3,88 13,29<br />

2. Ibuprofen<br />

1 CT1 34,13 92,83 23,89 89,17 3,44 14,72<br />

2 CT2 33,98 92,90 23,80 89,23 3,60 16,16<br />

3 CT3 33,50 88,68 23,45 85,27 3,38 13,71<br />

4 CT4 34,54 87,16 24,18 85,77 3,59 13,89<br />

5 CT5 36,70 86,43 25,70 85,23 3,72 14,10<br />

3. Isoniazid<br />

1 CT1 21,19 97,97 11,30 91,59 2,19 7,94<br />

2 CT2 20,86 97,56 11,13 92,46 2,34 6,17<br />

3 CT3 21,43 97,27 11,43 91,10 2,16 5,06<br />

37


Các viên 50 % hàm Giới hạn phát Các viên 5% hàm<br />

lượng trên nhãn<br />

hiện lượng trên nhãn<br />

Mã<br />

STT<br />

Hàm<br />

Hàm<br />

Hàm<br />

mẫu<br />

lượng % HQI lượng % HQI lượng% HQI<br />

<strong>đo</strong><br />

(1)<br />

(2)<br />

(3)<br />

4 CT4 21,01 96,49 11,20 93,88 2,10 4,23<br />

5 CT5 20,89 94,83 11,14 92,95 2,19 5,37<br />

4.Lamivudin<br />

1 CT1 13,97 89,90 9,77 87,29 1,49 8,87<br />

2 CT2 14,18 89,48 9,93 87,49 1,47 3,56<br />

3 CT3 13,89 92,96 9,72 89,23 1,39 1,49<br />

4 CT4 14,37 92,51 10,06 91,12 1,25 0,10<br />

5 CT5 14,12 93,81 9,89 90,35 1,44 0,50<br />

5. Sildenafil citrat<br />

1 CT1 17,60 96,32 10,56 91,14 1,86 11,41<br />

2 CT2 16,52 89,43 9,91 91,43 1,69 11,68<br />

3 CT3 16,38 94,41 9,83 89,57 1,71 10,80<br />

4 CT4 16,30 93,67 9,78 85,13 1,65 18,52<br />

5 CT5 17,61 94,62 10,56 86,32 1,76 13,11<br />

(1), (2), (3): Các hàm lượng % được <strong>tính</strong> theo khối lượng dược <strong>chất</strong> so với<br />

khối lượng viên.<br />

Các viên 50% hàm lượng dược <strong>chất</strong> so với hàm lượng trên nhãn của 2 <strong>hoạt</strong><br />

<strong>chất</strong> ethambutol HCl và isoniazid đều cho HQI cao trên 90%. Khi tiếp tục giảm hàm<br />

lượng dược <strong>chất</strong> trong viên xuống thấp, nồng độ dược <strong>chất</strong> trong viên (% khối<br />

lượng dược <strong>chất</strong> trên khối lượng viên) mà tại đó hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> HQI của<br />

mẫu thử so với mẫu chuẩn xấp xỉ 90% là khoảng 17% đối với ethambutol HCl và<br />

11% đối với isoniazid, đó chính là giới hạn phát hiện của 2 dược <strong>chất</strong> này.<br />

Đối với 3 dược <strong>chất</strong> ibuprofen, lamivudin và sildenafil citrat, các viên 50%<br />

hàm lượng trên nhãn cho hệ <strong>số</strong> HQI xấp xỉ 90%. Khi tiếp tục giảm hàm lượng dược<br />

38


<strong>chất</strong> trong viên, các giá trị HQI hầu như giảm xuống thấp dưới 90%, tức là dược<br />

<strong>chất</strong> không còn được phát hiện. Như vậy, giới hạn phát hiện của 3 dược <strong>chất</strong> này<br />

chính là tại 50% hàm lượng dược <strong>chất</strong> so với lượng ghi trên nhãn.<br />

Kết quả về giới hạn phát hiện của các dược <strong>chất</strong> nghiên cứu được trình bày<br />

trong bảng 3.14.<br />

Bảng 3.14. Giới hạn phát hiện của các dược <strong>chất</strong><br />

Ethambutol HCl Ibuprofen Isoniazid Lamivudin Sildenafil citrat<br />

17% 36% 11% 14% 17%<br />

ưu ý: Các hàm lượng trên <strong>tính</strong> theo phần trăm khối lượng dược <strong>chất</strong> so với khối<br />

lượng viên.<br />

Khi lượng dược <strong>chất</strong> trong viên giảm xuống khoảng 5% hàm lượng trên nhãn<br />

(dưới 5% khối lượng dược <strong>chất</strong> so với khối lượng viên), các giá trị HQI của mẫu<br />

thử so với mẫu chuẩn rất nhỏ, tất cả các viên đều không thu được tín hiệu tán xạ<br />

Raman của dược <strong>chất</strong>.<br />

3.4. Ứng dụng phân tích <strong>một</strong> <strong>số</strong> chế phẩm trên thị trƣờng<br />

Kết quả phân tích của 25 mẫu chế phẩm lưu hành trên thị trường theo<br />

<strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>định</strong> <strong>tính</strong> đã xây <strong>dựng</strong> được thể hiện trong bảng 3.15.<br />

Bảng 3.15. Kết quả phân tích thuốc trên thị trường <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong><br />

<strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

Dạng<br />

Hàm<br />

STT Tên thuốc bào Nhà sản xuất Số lô lượng HQI<br />

chế<br />

dược <strong>chất</strong><br />

Ethambutol<br />

Ethambutol Viên nén Imexpharm<br />

1<br />

00213 HCl 400 98,85<br />

400 mg bao phim (Việt Nam)<br />

mg<br />

2<br />

Ethambutol<br />

HCl BP 400<br />

mg<br />

Viên nén<br />

bao phim<br />

Artesan<br />

Pharma (Đức)<br />

132202<br />

Ethambutol<br />

HCl 400<br />

mg<br />

97,77<br />

39


Dạng<br />

Hàm<br />

STT<br />

Tên thuốc<br />

bào<br />

Nhà sản xuất<br />

Số lô<br />

lượng<br />

HQI<br />

chế<br />

dược <strong>chất</strong><br />

3<br />

Ethambutol<br />

tablets BP<br />

400 mg<br />

Viên nén<br />

bao phim<br />

Cadila<br />

Pharma<br />

Độ)<br />

(Ấn<br />

ETA 2008<br />

Ethambutol<br />

HCl 400<br />

mg<br />

96,26<br />

4<br />

Ethambutol<br />

400 mg<br />

Viên nén<br />

bao phim<br />

Lupin Pharma<br />

(Ấn Độ)<br />

N3092786<br />

Ethambutol<br />

HCl 400<br />

mg<br />

98,54<br />

5<br />

Ethambutol<br />

400 mg<br />

Viên nén<br />

bao phim<br />

Công<br />

CPDP<br />

Giang<br />

ty<br />

Hậu<br />

00213<br />

Ethambutol<br />

HCl 400<br />

mg<br />

94,73<br />

Công<br />

ty<br />

6<br />

Ibuprofen<br />

STADA<br />

400mg<br />

Viên nén<br />

bao phim<br />

TNHH Liên<br />

doanh<br />

STADA -<br />

070913<br />

Ibuprofen<br />

400 mg<br />

99,16<br />

Việt Nam<br />

7<br />

Ibuprofen<br />

400 mg<br />

Viên nén<br />

bao phim<br />

Công<br />

CPDP<br />

Pharma<br />

ty<br />

TV<br />

01082016<br />

Ibuprofen<br />

400 mg<br />

99,46<br />

8 MOFEN 400<br />

Viên nén<br />

bao phim<br />

Medopharm<br />

(Ấn Độ)<br />

3934<br />

Ibuprofen<br />

400 mg<br />

99,46<br />

9<br />

IBUFLAM-<br />

400<br />

Viên nén<br />

Axon Drugs<br />

Private - Ấn<br />

Độ<br />

B13JFMO<br />

Ibuprofen<br />

400 mg<br />

99,27<br />

10 NUROFEN Viên nén<br />

Reckitt<br />

Benckiser,<br />

UK<br />

166<br />

Ibuprofen<br />

200 mg<br />

98,69<br />

40


Dạng<br />

Hàm<br />

STT<br />

Tên thuốc<br />

bào<br />

Nhà sản xuất<br />

Số lô<br />

lượng<br />

HQI<br />

chế<br />

dược <strong>chất</strong><br />

11<br />

Isoniazid 50<br />

mg<br />

Viên nén<br />

Công ty<br />

CPDP TW I-<br />

Pharbaco<br />

290814<br />

Isoniazid<br />

50 mg<br />

99,48<br />

12<br />

Isoniazid tab<br />

BP 100 mg<br />

Viên nén<br />

Macleods<br />

Pharma (Ấn<br />

Độ)<br />

EIV215A<br />

Isoniazid<br />

100 mg<br />

99,56<br />

13<br />

Isoniazid 50<br />

mg<br />

Viên nén<br />

Công ty<br />

CPDP Trung<br />

Ương 2<br />

00210<br />

Isoniazid<br />

50 mg<br />

99,46<br />

14<br />

Isoniazid<br />

300 mg<br />

Viên nén<br />

Imexpharm<br />

(Việt Nam)<br />

010112<br />

Isoniazid<br />

300 mg<br />

99,59<br />

Công ty Cổ<br />

15<br />

MEKO INH<br />

150 mg<br />

Viên nén<br />

phần Hoá -<br />

Dược phẩm<br />

12003 CN<br />

Isoniazid<br />

150 mg<br />

99,58<br />

Mekophar<br />

Công<br />

ty<br />

16<br />

Lamivudin<br />

STADA<br />

Viên nén<br />

bao phim<br />

TNHH Liên<br />

doanh<br />

STADA -<br />

010313<br />

Lamivudin<br />

100 mg<br />

96,33<br />

Việt Nam<br />

17 Zeffix<br />

Viên nén<br />

bao phim<br />

Glaxo Smith<br />

Kline - UK<br />

R655179<br />

Lamivudin<br />

100 mg<br />

95,63<br />

18<br />

Lamivir<br />

HBV<br />

Viên nén<br />

Cipla<br />

Limited-<br />

Độ<br />

Ấn<br />

A00328<br />

Lamivudin<br />

100 mg<br />

98,47<br />

41


STT Tên thuốc<br />

Dạng<br />

bào<br />

chế<br />

Nhà sản xuất Số lô<br />

19<br />

Alpha<br />

Lamivudine<br />

Viên nén Pharma<br />

HBV 100mg<br />

(Australia)<br />

65015<br />

Công ty<br />

20<br />

Mevudine Viên nén CPDP Trung<br />

100 mg bao phim Ương<br />

100113<br />

Medipharco<br />

21 VIAGRA Viên nén Pfizer 121483352<br />

Công ty Cổ<br />

22 ADAGRIN<br />

phần Công<br />

Viên nén<br />

nghệ Sinh học<br />

bao phim<br />

- Dược phẩm<br />

010613<br />

ICA<br />

Ranbaxy<br />

23 CAVERTA Viên nén<br />

Laboratories -<br />

Sun Pharma<br />

2428179<br />

(Ấn Độ)<br />

24<br />

SAVA<br />

Sildenafil<br />

Viên nén Medica<br />

100 mg<br />

Độ)<br />

(Ấn 4230C<br />

Công ty cổ<br />

25<br />

Sildenafil 50<br />

phần sinh học<br />

Viên nén<br />

mg<br />

dược phẩm<br />

010114<br />

Ba Đình<br />

Hàm<br />

lượng<br />

dược <strong>chất</strong><br />

Lamivudin<br />

100 mg<br />

Lamivudin<br />

100 mg<br />

Sildenafil<br />

100 mg<br />

Sildenafil<br />

50 mg<br />

Sildenafil<br />

100 mg<br />

Sildenafil<br />

100 mg<br />

Sildenafil<br />

50 mg<br />

HQI<br />

98,70<br />

98,66<br />

99,47<br />

99,44<br />

98,20<br />

99,01<br />

99,40<br />

42


Kết quả phân tích theo HQI cho thấy các chế phẩm đều có đúng dược <strong>chất</strong><br />

ghi trên nhãn, tất cả các mẫu đều cho HQI trên 90%.<br />

Phổ của <strong>một</strong> <strong>số</strong> mẫu viên so sánh với thư viện <strong>phổ</strong> xem trong Phụ lục 4.<br />

3.5. Bàn luận<br />

3.5.1. <strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> các viên mô hình<br />

Các viên mô hình được chế tạo nhằm mục đích khảo sát sự ảnh hưởng của<br />

nền tá dược trên <strong>phổ</strong> dược <strong>chất</strong>, qua đó lựa chọn các điều kiện phân tích cho phép<br />

<strong>định</strong> <strong>tính</strong> các dược <strong>chất</strong> <strong>bằng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman trên <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong>.<br />

Các dược <strong>chất</strong> được nghiên cứu có thể ở nhiều dạng bào chế khác nhau, tuy nhiên,<br />

<strong>phổ</strong> biến nhất là dạng viên nén, viên nang. Vì vậy, đề tài lựa chọn dạng bào chế<br />

viên nén để nghiên cứu. Các chế phẩm viên nén trên thị trường rất phong phú, đa<br />

dạng; tuy nhiên, xét về thành phần chúng chỉ bao gồm dược <strong>chất</strong> và <strong>một</strong> <strong>số</strong> loại tá<br />

dược cơ bản như tá dược độn, tá dược rã, tá dược dính, tá dược trơn. Các tá dược<br />

này được xây <strong>dựng</strong> thành 5 công thức cho mỗi dược <strong>chất</strong> và hàm lượng dược <strong>chất</strong><br />

cũng được xây <strong>dựng</strong> giống chế phẩm viên nén <strong>phổ</strong> biến trên thị trường. Như vậy,<br />

các viên nén mô hình trong nghiên cứu đảm bảo sơ bộ khảo sát được sự ảnh hưởng<br />

của tá dược đối với <strong>phổ</strong> dược <strong>chất</strong> và dựa vào đó để xây <strong>dựng</strong> các điều kiện phân<br />

tích.<br />

3.5.2. Quy trình phân tích xây <strong>dựng</strong> được và ứng dụng phân tích <strong>một</strong> <strong>số</strong> chế<br />

phẩm trên thị trường<br />

Định <strong>tính</strong> <strong>bằng</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman là việc so sánh các đặc <strong>tính</strong> <strong>phổ</strong> của mẫu<br />

thử và mẫu đối chiếu để đánh giá sự có mặt hay không của <strong>chất</strong> cần phân tích trong<br />

mẫu. Khi so sánh <strong>phổ</strong> chuẩn, <strong>phổ</strong> của mẫu viên chứa dược <strong>chất</strong> và của viên placebo,<br />

ta thấy rằng sự ảnh hưởng của tá dược và nền mẫu lên <strong>phổ</strong> của mẫu viên là không<br />

nhiều, hầu hết chúng chỉ làm giảm cường độ của các đỉnh do sự che chắn và do làm<br />

giảm nồng độ của dược <strong>chất</strong> trong viên mà không tác động đến những đỉnh đặc<br />

trưng và tỉ lệ cường độ của các đỉnh ấy nên có thể so sánh trực tiếp <strong>phổ</strong> đồ của mẫu<br />

thử và <strong>chất</strong> chuẩn dựa trên hệ <strong>số</strong> HQI. Hệ <strong>số</strong> HQI được tự động <strong>tính</strong> toán dựa trên<br />

sự so sánh toàn <strong>phổ</strong> giữa mẫu thử và mẫu chuẩn trong vùng dải <strong>đo</strong> được lựa chọn.<br />

43


Vì thế, nó <strong>bị</strong> ảnh hưởng bởi nhiễu nền và tá dược mà người làm phân tích không<br />

can thiệp được nên việc lựa chọn dải <strong>đo</strong> đã được tiến hành cho từng dược <strong>chất</strong> để<br />

làm giảm ảnh hưởng của nền mẫu.<br />

Quy trình phân tích đã được thẩm <strong>định</strong> và cho kết quả đạt về độ đặc hiệu, độ<br />

lặp lại và giới hạn phát hiện. Quy trình đạt về độ đặc hiệu và độ lặp lại cho thấy <strong>tính</strong><br />

tin cậy, <strong>tính</strong> ổn <strong>định</strong> của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> và <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> phân tích trong phép <strong>định</strong> <strong>tính</strong> các<br />

dược <strong>chất</strong> nghiên cứu. Về giới hạn phát hiện, <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> đã phát hiện được dược<br />

<strong>chất</strong> trong viên khi hàm lượng dược <strong>chất</strong> trong viên khoảng 50% so với hàm lượng<br />

thông dụng, đảm bảo khả năng <strong>định</strong> <strong>tính</strong> trực tiếp các chế phẩm viên nén của 5 dược<br />

<strong>chất</strong> trên thị trường. Do sự ảnh hưởng của các loại tá dược lên sự tán xạ Raman của<br />

các dược <strong>chất</strong> là khác nhau nên nghiên cứu chỉ khảo sát sơ bộ được nồng độ dược<br />

<strong>chất</strong> trong viên (% kl/kl) mà tại đó <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> còn phát hiện được sự có mặt của<br />

các dược <strong>chất</strong>, các nồng độ này nằm trong khoảng từ 10 – 40% tùy dược <strong>chất</strong> và<br />

giới hạn phát hiện các dược <strong>chất</strong> đều không quá 25% so với hàm lượng trên nhãn.<br />

Phương <strong>pháp</strong> sẽ cho kết quả dương <strong>tính</strong> khi hàm lượng dược <strong>chất</strong> trong viên (%<br />

kl/kl) lớn hơn giới hạn phát hiện trong bảng 3.14, hàm lượng thấp hơn giới hạn này<br />

sẽ cho kết quả âm <strong>tính</strong>. Khi hàm lượng dược <strong>chất</strong> giảm xuống dưới 5% so với khối<br />

lượng viên, hệ <strong>số</strong> tương đồng <strong>phổ</strong> HQI của mẫu thử so với mẫu chuẩn cho giá trị rất<br />

thấp, mẫu thử âm <strong>tính</strong> với dược <strong>chất</strong>. Trong trường hợp thuốc giả được trộn dược<br />

<strong>chất</strong> với hàm lượng thấp, nếu <strong>định</strong> <strong>tính</strong> <strong>bằng</strong> các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> như phản ứng hóa<br />

học đặc hiệu, TLC, HPLC,… có thể vẫn cho kết quả dương <strong>tính</strong> nhưng khi sử dụng<br />

<strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman sẽ cho kết quả âm <strong>tính</strong>. Như vậy, đây cũng là <strong>một</strong><br />

ưu điểm của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>định</strong> <strong>tính</strong> <strong>bằng</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman trong sàng lọc nhanh<br />

thuốc giả.<br />

Việc <strong>tính</strong> toán theo hệ <strong>số</strong> HQI có ưu điểm là cho kết quả nhanh, thuận tiện vì<br />

phần mềm <strong>tính</strong> toán được tích hợp cùng <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong>. Do đó, các <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> với<br />

cách <strong>tính</strong> kết quả <strong>bằng</strong> HQI sẽ thích hợp cho nghiên cứu sàng lọc <strong>số</strong> lượng mẫu lớn<br />

trên thị trường. Quy trình phân tích các dược <strong>chất</strong> theo hệ <strong>số</strong> HQI <strong>bằng</strong> máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong><br />

cho kết quả nhanh chóng, với thời gian phân tích trung bình chỉ khoảng 20<br />

44


giây/mẫu, cho phép sàng lọc nhanh <strong>số</strong> lượng mẫu lớn trong thời gian ngắn. Hơn<br />

nữa, <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> này không đòi hỏi việc xử lý mẫu, có thể <strong>đo</strong> trực tiếp viên nén<br />

thông qua màng vỉ, màng gelatin trong suốt nên tránh phá hủy mẫu, ít ảnh hưởng<br />

đến việc buôn bán của các cơ sở phân phối, bán lẻ. Việc <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong><br />

<strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> khá đơn giản, không cần cán bộ trình độ cao để sử dụng nên có thể trang <strong>bị</strong><br />

<strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> cho các cơ quan quản lý cơ sở, giảm gánh nặng cho các cơ quan quản lý cấp<br />

cao đồng thời siết chặt thêm công tác giám sát, kiểm tra <strong>chất</strong> lượng thuốc.<br />

Thư viện <strong>phổ</strong> Raman lưu trong máy <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> gồm cả <strong>phổ</strong> chuẩn và <strong>phổ</strong> của<br />

các viên mô hình. Với mỗi mẫu <strong>đo</strong>, có thể so sánh <strong>phổ</strong> <strong>đo</strong> được với <strong>phổ</strong> chuẩn hoặc<br />

<strong>phổ</strong> của các công thức viên tùy mục đích nghiên cứu: khi so với <strong>phổ</strong> chuẩn, ta xác<br />

<strong>định</strong> được có hay không có dược <strong>chất</strong> trong mẫu thử còn khi so với <strong>phổ</strong> của các<br />

công thức viên, ta có thể biết được tá dược có trong mẫu thử gần giống tá dược<br />

trong công thức nào, từ đó dự <strong>đo</strong>án được các tá dược trong mẫu thử, đem phân tích<br />

kỹ hơn có thể xác <strong>định</strong> chính xác các thành phần tá dược trong mẫu thử, xác <strong>định</strong><br />

sản phẩm có <strong>bị</strong> giả mạo về tá dược không. Ví dụ đối với viên Carveta (Sildenafil<br />

100 mg) kết quả so sánh với thư viện <strong>phổ</strong> như sau:<br />

Hình 3.6. Kết quả HQI so sánh <strong>phổ</strong> viên Carveta trên thị trường với <strong>phổ</strong> chuẩn và<br />

<strong>phổ</strong> các viên mô hình trong thư viện <strong>phổ</strong> Raman.<br />

Như vậy, kết quả là viên Carveta có chứa sildenafil citrat và công thức bào<br />

chế tương tự viên nén Sildenafil mô hình công thức 5.<br />

Kết quả của việc <strong>định</strong> <strong>tính</strong> các chế phẩm viên nén trên thị trường đều cho<br />

dương <strong>tính</strong> với dược <strong>chất</strong> ghi trên nhãn. Như vậy, <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> phân tích <strong>định</strong> <strong>tính</strong><br />

<strong>bằng</strong> <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> cho 5 dược <strong>chất</strong> cho kết quả khả quan và có thể<br />

sử dụng trong công tác <strong>định</strong> <strong>tính</strong> sàng lọc nhanh các sản phẩm thuốc trên thị trường.<br />

45


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />

KẾT LUẬN<br />

Khóa luận đã hoàn thành các mục tiêu đề ra với kết quả như sau:<br />

- <strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> được quy trình <strong>định</strong> <strong>tính</strong> cho 5 dược <strong>chất</strong> ethambutol HCl,<br />

ibuprofen, isoniazid, lamivudin, sildenafil citrat dạng viên nén trên <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong><br />

Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> gồm 6 bước cơ bản. So sánh trực tiếp <strong>phổ</strong> mẫu thử với mẫu chuẩn<br />

để đánh giá thông qua hệ <strong>số</strong> HQI. Thẩm <strong>định</strong> quy trình phân tích và cho kết quả đạt<br />

về độ đặc hiệu, độ lặp lại và giới hạn phát hiện, khảo sát sơ bộ giới hạn phát hiện<br />

của từng dược <strong>chất</strong>.<br />

- Ứng dụng quy trình phân tích kiểm tra 25 mẫu chế phẩm viên nén trên thị<br />

trường chứa 5 dược <strong>chất</strong> nghiên cứu cho kết quả khả quan.<br />

Như vậy, quy trình phân tích có thể áp dụng cho việc sàng lọc nhanh thuốc<br />

viên nén giả của 5 dược <strong>chất</strong> trên ở dạng không có dược <strong>chất</strong> hoặc sai dược <strong>chất</strong> ghi<br />

trên nhãn.<br />

KIẾN NGHỊ<br />

- Tiếp tục sử dụng quy trình đã xây <strong>dựng</strong> để sàng lọc, phân tích thuốc tại hiện<br />

trường.<br />

- Nghiên cứu các dược <strong>chất</strong> khác, các dạng bào chế khác như viên nang, dung<br />

dịch, hỗn dịch,… trên <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>đo</strong> <strong>phổ</strong> Raman <strong>cầm</strong> <strong>tay</strong> để ứng dụng kiểm soát <strong>chất</strong><br />

lượng thuốc trên thị trường.<br />

- Tiếp tục nghiên cứu khảo sát các điều kiện kết hợp với các thuật toán để sơ<br />

bộ phát hiện thuốc giả dạng không đủ hàm lượng ghi trên nhãn.<br />

- Nghiên cứu <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> quang <strong>phổ</strong> Raman cho việc phát hiện thuốc đông<br />

dược <strong>bị</strong> trộn lẫn tân dược.<br />

46


TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

Tài liệu tiếng Việt<br />

1. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br />

2. Bộ Y tế (2007), Dược lý học, tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.184 – 188,<br />

190, 238 – 240, 272, 273.<br />

3. Bộ Y tế (2009), Dược thư Quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br />

4. Bộ Y tế (2007), Hóa dược, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.106, 107.<br />

5. Bộ Y tế (2007), Hóa dược, tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.179 – 183,<br />

227, 228.<br />

6. Nguyễn Thị Phương Chi (2001), Tổng hợp, xác <strong>định</strong> cấu trúc, <strong>tính</strong> <strong>chất</strong> và thăm<br />

dò <strong>hoạt</strong> <strong>tính</strong> chống ung thư của <strong>một</strong> <strong>số</strong> phức <strong>chất</strong> cis-dicloroanilinaminplatin II,<br />

Luận án tiến sỹ hóa học, Viện hóa học Hà Nội, tr.28, 59 – 67.<br />

7. Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng <strong>một</strong> <strong>số</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>phổ</strong><br />

nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr.54 – 58.<br />

8. Nguyễn Thị Mai Linh (2014), Tổng quan <strong>một</strong> <strong>số</strong> ứng dụng của quang <strong>phổ</strong><br />

Raman trong kiểm nghiệm dược phẩm, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường<br />

Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội, tr.24 – 26.<br />

9. Nguyễn Thị Thùy Linh (2015), <strong>Xây</strong> <strong>dựng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> phân tích phát hiện<br />

nhanh thuốc giả <strong>bằng</strong> <strong>phổ</strong> Raman, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại<br />

học Dược Hà Nội, Hà Nội.<br />

10. Bùi Việt Phương (2014), Nghiên cứu <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> phân tích phát hiện nhanh<br />

thuốc giả sử dụng các <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> <strong>phổ</strong> Raman, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường<br />

Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.<br />

11. Nguyễn Hương Trà (2016), Nghiên cứu ứng dụng <strong>phổ</strong> Raman trong việc sàng<br />

lọc nhanh thuốc giả, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà<br />

Nội, Hà Nội.<br />

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Dược, Số<br />

105/2016/QH13, Hà Nội, tr.8.<br />

Trang Web


13. http://www.nidqc.org.vn/viet-nam-nhieu-thuoc-gia-kem-chat-luong/<br />

14. http://www.thuocantoan.com.vn/bat-giu-nhieu-vu-ban-thuoc-gia-het-han-sudung/<br />

15. http://www.thuocantoan.com.vn/canh-bao-va-thu-hoi-thuoc-amoxycillin-giatren-toan-quoc/<br />

16. http://www.thuocantoan.com.vn/thuoc-<strong>tay</strong>-gia-rao-ban-tren-mang-tien-mat-tatmang/<br />

Tài liệu tiếng Anh<br />

17. Alcala M., Leon J., Ropero J., Blanco M., Romanach R.J. (2008), ―Analysis of<br />

Low Content Drug Tablets by Transmission Near Infrared Spectroscopy:<br />

Selection of Calibration Ranges According to Multivariate Detection and<br />

Quantitation Limits of PLS Models‖, Journal of pharmaceutical sciences,<br />

97(12), pp.5318 – 5327.<br />

18. Assi S. (2013), ―Raw material identification using dual laser handheld Raman<br />

spectroscopy‖, European Pharmaceutical Review, 18(5), pp.25-30.<br />

19. Attaran A., Bate R., Kendal M. (2011), ―Why and How to Make an International<br />

Crime of Medicine Counterfeiting‖, Journal of International Criminal Justice,<br />

9, pp.325 – 354.<br />

20. Bartick E.G., Buzzini P. (2009), ―Raman Spectroscopy in Forensic Science‖,<br />

Encyclopedia of Analytical Chemistry, pp.1 – 9.<br />

21. Bate R., Jensen P., Hess K., Mooney L., Milligan J. (2013), ―Substandard and<br />

falsified anti-tuberculosis drugs: a preliminary field analysis‖, International<br />

Journal of Tuberculosis and Lung Disease, 17(3), pp.308 – 311.<br />

22. Bersani D., Madariaga J.M. (2012), ―Applications of Raman spectroscopy in art<br />

and archaeology‖, Journal of Raman Spectroscopy, 43(11), pp.1523–1528.<br />

23. Biswas A., Wang T. and Biris A.S. (2010), ―Single metal nanoparticle<br />

spectroscopy: optical characterization of individual nanosystems for biomedical<br />

applications‖, Nanoscale, 2(9), pp.1560–1572.


24. Blanco M., Villarroya I. (2002), ―NIR spectroscopy: a rapid-response analytical<br />

tool‖, Trends in Analytical Chemistry, 21(4), pp.240 – 250.<br />

25. Brits M., Kopp S. (2014), ―Combating unsafe medical products: outcomes of a<br />

survey on testing of suspect medicines‖, WHO Drug Information, 28(3), pp.317<br />

– 323.<br />

26. Bumbrah G.S., Sharma R.M. (2015), ―Raman spectroscopy – Basic principle,<br />

instrumentation and selected applications for the characterization of drugs of<br />

abuse‖, Egyptian Journal of Forensic Sciences, 6(3), pp.209 – 215.<br />

27. Cantarero A. (2015), ―Raman scattering applied to materials science‖, Procedia<br />

Materials Science, 9, pp.113 – 122.<br />

28. Chalmers J.M., Edwards H.G.M., Hargreaves M.D. (2012), Infrared and Raman<br />

Spectroscopy in Forensic Science, John Wiley & Sons, United Kingdom, pp.121<br />

– 149, 162 – 165, 419 – 510, 369 – 380.<br />

29. Coates J. (1998), ―Vibrational Spectroscopy: Instrumentation for Infrared and<br />

Raman Spectroscopy‖, Applied Spectroscopy Reviews, 33(4), pp.267 – 425.<br />

30. Deconinck E., Scraré P.Y., Courselle P., Beer J.O.D. (2012), ―Chemometrics<br />

and chromatographic fingerprints to discriminate and classify conterfeit<br />

medicines containing PDE-5 inhibitors‖, Talanta, 100, pp.123 – 133.<br />

31. Dégardin K., Roggo Y., Margot P. (2014), ―Understanding and fighting the<br />

medicine counterfeit market‖, Journal of Pharmaceutical and Biomedical<br />

Analysis, 87, pp.167 – 175.<br />

32. Deisingh A.K. (2005), ―Pharmaceutical counterfeiting‖, Analyst, 130, pp.271 –<br />

279.<br />

33. European Alliance for Access to Safe Medicines (EAASM) (2008), The<br />

Counterfeiting Superhighway, UK, pp.11 – 15.<br />

34. Ferraro J.R., Nakamoto K., Brown C.W. (2003), Introductory Raman<br />

Spectroscopy, Elsevier, America, pp.1 – 2, 5 – 13, 95 – 96.<br />

35. Gilevska T., Gehre M., Richnow H.H. (2015), ―Multidimensional isotope<br />

analysis of carbon, hydrogen and oxygen as tool for identification of the origin


of ibuprofen‖, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 115, pp.410<br />

– 417.<br />

36. Guillemain A., Dégardin K., Roggo Y. (2016), ―Performance of NIR handheld<br />

spectrometers for the detection of counterfeit tablets‖, Talanta, 165, pp.632 –<br />

640.<br />

37. Gunasekaran S., Sailatha E., Seshadri S., Kumaresan S. (2009), ―FTIR, FT<br />

Raman spectra and molecular structural confirmation of isoniazid‖, Indian<br />

Journal of pure and applied physis, 47, pp.12 – 18.<br />

38. Hajjou M., Qin Y., Bradby S., Bempong D., Lukulay P. (2013), ―Assessment of<br />

the performance of a handheld Raman device for potential use as a screening<br />

tool in evaluating medicines quality‖, Journal of Pharmaceutical and<br />

Biomedical Analysis, 74, pp.47 – 55.<br />

39. Hargreaves M.D., Page K., Munshi T., Tomsett R., Gary L., Edwards H.G.M.<br />

(2008), ―Analysis of seized drugs using portable Raman spectroscopy in an<br />

airport environment—a proof of principle study‖, Journal of Raman<br />

Spectroscopy, 39(7), pp.873 – 880.<br />

40. Hedoux A., Guinet Y., Derollez P., Dudognon E., Correia N.T. (2011), ―Raman<br />

spcetroscopy of racemic Ibuprofen: evidence of molecular disorder in phase II‖,<br />

International journal of pharmaceutics, 421, pp.45 – 52.<br />

41. Nguyen Thi Anh Huong, Pham Thi Ngoc Mai, Doan Thi Tuoi, Ta Thi Thao,<br />

Sáiz J., Nguyen Thi Quynh Hoa, Hauser P.C., Mai Thanh Duc (2014), ―Simple<br />

semi-automated portable capillary electrophoresis instrument with contactless<br />

conductivity detection for the determination of β-agonists in pharmaceutical and<br />

pig-feed samples‖, Journal of Chromatography A, 1360, pp.305 – 311.<br />

42. ICH - The International Council for Harmonisation of Technical Requirements<br />

for Pharmaceuticals for Human Use (1996), Validation of Analytical<br />

Procedures: Text and Methodology, pp.7 – 11.


43. IMPACT - International Medical Products Anti-Counterfeiting Taskforce<br />

(2008), Counterfeit drugs kill, World Health Organization, Geneva, Switzerland,<br />

p.3.<br />

44. Kalyana<strong>raman</strong> R., Dobler G., Ribick M. (2010), Portable Spectrometers for<br />

Pharmaceutical Counterfeit Detection, American Pharmaceutical Review, USA.<br />

45. Kneipp K., Kneipp H., Itzkan I., Dasari R.R., and Feld M.S. (1999),<br />

―Ultrasensitive Chemical Analysis by Raman Spectroscopy‖, Chemical Reviews,<br />

99, pp.2957−2975.<br />

46. Kudelski A. (2008), ―Analytical applications of Raman spectroscopy‖, Talanta,<br />

76, pp.1–8.<br />

47. Kwok K., Taylor L.S. (2012), ―Analysis of counterfeit Cialis tablets using<br />

Raman microscopy and multivariate curve resolution‖, Journal of<br />

Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 66, pp.126 – 135.<br />

48. Lewis I.R., Edwards H.G.M. (2001), Handbook of Raman Spectroscopy, Marcel<br />

Dekker, USA, pp.1 – 2.<br />

49. Lin-Vien D., Colthup N.B., Fateley W.G., Grasselli J.G. (1991), The Handbook<br />

of Infrared and Raman Characteristic Frequencies of Organic Molecules,<br />

Academic Press, USA, pp.478 – 490.<br />

50. Loethen Y.L., Rodriguez J.D. (2015), ―Field-Deployable Raman Anti-<br />

Counterfeit Screening of Tamiflu Capsules‖, American Journal of Analytical<br />

Chemistry, 6, pp.559 – 568.<br />

51. Lopes M.B., Wolff J.C., Bioucas-Dias J.M., Figueiredo M.A.T. (2009),<br />

―Determination of the composition of counterfeit Heptodin tablets by near<br />

infrared chemical imaging and classical least squares estimation‖, Analytica<br />

Chimica Acta, 641(1-2), pp.46 – 51.<br />

52. Ma B., Le T.T. Huong, Liu Y., Kamel M.M., Zhao E. (2014), Rapid Detection<br />

of Counterfeit Drugs of Ethambutol Hydrochloride and cefuroxime Axetil using<br />

Handheld Raman, Near Infrared and Portable FTIR Technologies, American<br />

Pharmaceutical Review, USA.


53. Mackey T.K., Liang B.A., York P., Kubic T. (2015), ―Counterfeit Drug<br />

Penetration into Global Legitimate Medicine Supply Chains:A Global<br />

Assessment‖, The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 92(6),<br />

pp.59 – 67.<br />

54. Newton P.N., Green M.D., Fernández F.M. (2010), ―Impact of poor-quality<br />

medicines in the ‗developing‘ world‖ , Trends In Pharmacological Sciences, 31,<br />

pp.99–101.<br />

55. Park S.C., Kim M., Noh J., Chung H., Woo Y., Lee J., Kemper M.S. (2007),<br />

―Reliable and fast quantitative analysis of active ingredient in pharmaceutical<br />

suspension using Raman spectroscopy‖, Analytica Chimica Acta, 593(1), pp.46–<br />

53.<br />

56. Peinder P., Vredenbregt M.J., Visser T., Kaste D. (2008), ―Detection of<br />

Lipitor® counterfeits: A comparison of NIR and Raman spectroscopy in<br />

combination with chemometrics‖, Journal of Pharmaceutical and Biomedical<br />

Analysis, 47(4-5), pp.688 – 694.<br />

57. Pereira B.G., Vianna-Soares C.D., Righi A., Pinheiro M.V.B., Flores M.Z.S.,<br />

Bezerra E.M., Freire V.N., Lemos V., Caetano E.W.S., Cavada B.S. (2007),<br />

―Identification of lamivudine conformers Raman scattering measurements and<br />

quantum chemical calculations‖, Journal of pharmaceutical and biomedical<br />

analysis, 43(5), pp.1885 – 1889.<br />

58. Raza A., Saha B. (2013), ―Application of Raman spectroscopy in forensic<br />

investigation of questioned documents involving stamp inks‖, Science and<br />

Justice, 53, pp.332 – 338.<br />

59. Roggo Y., Dégardin K., Margot P. (2010), ―Identification of pharmaceutical<br />

tablets by Raman spectroscopy and chemometrics‖ , Talanta, 81(3), pp.988–<br />

995.<br />

60. Sacré P.Y., Deconinck E., Saerens L., Beer T.D., Courselle P.,<br />

Vancauwenberghed R., Chiap P., Crommen J., Beer J.O.D. (2011), ―Detection<br />

of counterfeit Viagra by Raman microspectroscopy imaging and multivariate


analysis‖, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 56(2), pp.454 –<br />

461.<br />

61. Santamaria-Fernandez R., Hearn R., Wolff J.C. (2009), ―Detection of counterfeit<br />

antiviral drug Heptodin and classification of counterfeits using isotope<br />

amount ratio measurements by multicollector inductively coupled plasma mass<br />

spectrometry (MC-ICPMS) and isotope ratio mass spectrometry (IRMS)‖,<br />

Science and Justice, 49(2), pp.102–106.<br />

62. Šašic S. (2007), Pharmaceutical applications of Raman spectroscopy, John<br />

Wiley & Sons, USA, pp.1 – 3, 32.<br />

63. Sweetman S.C. (2009), Martindale, 36 th edition, Pharmaceutical Press, London,<br />

United Kingdom, pp.2193 – 2195.<br />

64. Szostak R., Mazurek S. (2002), ―Quantitative determination of acetylsalicylic<br />

acid and acetaminophen in tablets by FT-Raman spectroscopy‖ , Analyst,<br />

127(1), pp.144 – 148.<br />

65. Szostak R., Mazurek S. (2002), ―Quantitative determination of captopril and<br />

prednisolone in tablets by FT-Raman spectroscopy‖, Analyst, 40(5), pp.1225 –<br />

1230.<br />

66. Szostak R., Mazurek S. (2002), ―Quantitative determination of diclofenac<br />

sodium and aminophylline in injection solutions by FT-Raman spectroscopy‖ ,<br />

Analyst, 40(5), pp.1235 – 1242.<br />

67. Twohig M., Skilton S.J., Fujimoto G., Ellor N. and Plumb R.S.(2009), ―Rapid<br />

detection and identification of counterfeit of adulterated products of synthetic<br />

phosphodiesterase type-5 inhibitors with anatmospheric solids analysis probe‖,<br />

Drug Testing and Analysis, 2, pp.45 – 50.<br />

68. United States Pharmacopoeial Convention (2015), USP 38/ NF 33, United Book<br />

Press, United States, pp.641, 1445, 5292.<br />

69. Vankeirsbilck T., Vercauteren A., Baeyens W., Weken G.V., Verpoort F.,<br />

Vergote G., Remon J.P. (2002), ―Applications of Raman spectroscopy in<br />

pharmaceutical analysis‖, Trends in analytical chemistry, 21(12), pp.869 – 877.


70. Veij M.D., Deneckere A., Vandenabeele P., Kaste D.D., Moens L. (2008),<br />

―Detection of counterfeit Viagra® with Raman spectroscopy‖, Journal of<br />

Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 46(2), pp.303–309.<br />

71. Veij M.D., Vandenabeele P., Hall K.A., Fernandez F.M., Green M.D., White<br />

N.J., Dondorp A.M., Newton P.N., Moens L. (2007), ―Fast detection and<br />

identification of counterfeit antimalarial tablets by Raman spectroscopy‖,<br />

Journal of Raman Spectroscopy, 38(2), pp.181 – 187.<br />

72. Venhuis B.J., Zomer G., Vredenbregt M.J., Kaste D.D. (2010), ―The<br />

identification of (−)-trans-tadalafil, tadalafil, and sildenafil in counterfeit<br />

Cialis® and the optical purity of tadalafil stereoisomers‖, Journal of<br />

Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 51(3), pp.723 – 727.<br />

73. Vueba M.L., Pina M.E., Carvalho L.A.E.B.D. (2008), ―Conformational stability<br />

of Ibuprofen: assessed by DFT calculations and optical vibrational<br />

spectroscopy‖, Journal of Pharmaceutical Science, 97(2), pp.845 – 859.<br />

74. Wael K.D., Lepot L. (2016), ―Forensic Science, Applications of Raman<br />

Spectroscopy to Fiber Analysis‖, Encyclopedia of Spectroscopy and<br />

Spectrometry, 3rd Edition, pp.712 – 719.<br />

75. Weaver A.A., Reiser H., Barstis T.LO, Benvenuti M., Ghosh D., Hunckler M.,<br />

Joy B., Koenig L., Raddell K., Lieberman M. (2013), ―Paper analytical devices<br />

for fast field screening of beta lactam antibiotics and anti-tuberculosis<br />

pharmaceuticals‖, Analytical Chemistry, 6, pp.1 – 9.<br />

76. Wilczynski S., Koprowski R., Blonska-Fajfrowska B. (2016), ―Directional<br />

reflectance analysis for identifying counterfeit drugs: Preliminary study‖,<br />

Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 124, pp.341 – 346.<br />

77. World Health Organization (2010), ―Growing threat from counterfeit<br />

medicines‖, Bulletin of the World Health Organization, 88(4), pp.247–248.<br />

Website<br />

78. U.S. National Library of Medicine<br />

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a699015.html


PHỤ LỤC<br />

PHỤ LỤC 1: CÔNG THỨC BÀO CHẾ CÁC VIÊN MÔ HÌNH ............................. ii<br />

PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHÂN TÍCH CỦA MỘT SỐ VIÊN MÔ HÌNH TỰ BÀO<br />

CHẾ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ............................................................. xiii<br />

PHỤ LỤC 3: PHỔ RAMAN CHUẨN CỦA CÁC DƯỢC CHẤT ĐO TRÊN THIẾT<br />

BỊ CẦM TAY ....................................................................................................... xviii<br />

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHẾ PHẨM TRÊN THỊ<br />

TRƯỜNG BẲNG THIẾT BỊ RAMAN CẦM TAY ............................................. xxiii<br />

i


PHỤ LỤC 1: CÔNG THỨC BÀO CHẾ CÁC VIÊN MÔ HÌNH<br />

1. Công thức bào chế viên nén của <strong>hoạt</strong> <strong>chất</strong> ethambutol hydroclorid<br />

Chế phẩm lưu hành <strong>phổ</strong> biến trên thị trường: Viên Ethambutol 400 mg (viên nén<br />

chứa 400 mg ethambutol hydroclorid).<br />

Công<br />

thức<br />

Thành phần<br />

Ethambutol<br />

hydroclorid<br />

Viên nén Ethambutol (T)<br />

Viên nén placebo Ethambutol<br />

(PT)<br />

Lượng/<br />

Lượng/<br />

Lượng/<br />

Lượng/<br />

viên<br />

Thành phần viên<br />

lô (g)<br />

lô (g)<br />

(mg)<br />

(mg)<br />

400,0 80,0<br />

Tinh bột mỳ 90,0 18,0 Tinh bột mỳ 90,0 18,0<br />

CT1<br />

Avicel 30,0 6,0 Avicel 30,0 6,0<br />

(T1,<br />

PVP-K30 9,5 1,9 PVP-K30 9,5 1,9<br />

PT1)<br />

Magnesi stearat 7,0 1,4 Magnesi stearat 7,0 1,4<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

74,5 %<br />

Ethambutol<br />

hydroclorid<br />

400,0 80,0<br />

Tabletose 100,0 20,0 Tabletose 100,0 20,0<br />

CT2 Natri<br />

Natri<br />

15,0 3,0<br />

(T2, crosscarmellose<br />

crosscarmellose<br />

15,0 3,0<br />

PT2) HPMC 10,0 2,0 HPMC 10,0 2,0<br />

Aerosil 4,0 0,8 Aerosil 4,0 0,8<br />

Nước tinh khiết - Nước tinh khiết -<br />

75,6 %<br />

Ethambutol<br />

hydroclorid<br />

400,0 80,0<br />

ii


CT3<br />

(T3,<br />

PT3)<br />

CT4<br />

(T4,<br />

PT4)<br />

CT5<br />

(T5,<br />

PT5)<br />

Lactose 60,0 12,0 Lactose 60,0 12,0<br />

Avicel 40,0 8,0 Avicel 40,0 8,0<br />

Natri starch<br />

Natri starch<br />

20,0 4,0<br />

glycolat<br />

glycolat<br />

20,0 4,0<br />

PVP-K30 10,0 2,0 PVP-K30 10,0 2,0<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Talc 6,0 1,2 Talc 6,0 1,2<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

74,2 %<br />

Ethambutol<br />

hydroclorid<br />

400,0 80,0<br />

Tinh bột sắn 90,0 18,0 Tinh bột sắn 90,0 18,0<br />

Avicel 30,0 6,0 Avicel 30,0 6,0<br />

PVP-K30 10,0 2,0 PVP-K30 10,0 2,0<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Aerosil 3,0 0,6 Aerosil 3,0 0,6<br />

Nước tinh khiết - Nước tinh khiết -<br />

74,6 %<br />

Ethambutol<br />

hydroclorid<br />

400,0 80,0<br />

Dicalci<br />

Dicalci<br />

60,0 12,0<br />

phosphat<br />

phosphat<br />

60,0 12,0<br />

Avicel 40,0 8,0 Avicel 40,0 8,0<br />

Natri starch<br />

Natri starch<br />

15,0 3,0<br />

glycolat<br />

glycolat<br />

15,0 3,0<br />

HPMC 10,0 2,0 HPMC 10,0 2,0<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Talc 5,0 1,0 Talc 5,0 1,0<br />

iii


Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

75,0 %<br />

2. Công thức bào chế viên nén của <strong>hoạt</strong> <strong>chất</strong> ibuprofen<br />

Chế phẩm lưu hành <strong>phổ</strong> biến trên thị trường: Viên Ibuprofen 400 mg (viên nén chứa<br />

400 mg ibuprofen).<br />

Viên nén placebo Ibuprofen<br />

Viên nén Ibuprofen (T)<br />

(PT)<br />

Công<br />

Lượng/<br />

Lượng/<br />

thức<br />

Lượng/<br />

Lượng/<br />

Thành phần viên<br />

Thành phần viên<br />

lô (g)<br />

lô (g)<br />

(mg)<br />

(mg)<br />

Ibuprofen 400,0 80,0<br />

Lactose 90,0 18,0 Lactose 90,0 18,0<br />

Avicel 70,0 14,0 Avicel 70,0 14,0<br />

Natri<br />

Natri<br />

CT1<br />

10,0 2,0<br />

10,0 2,0<br />

croscarmellose<br />

croscarmellose<br />

(T1,<br />

PVP – K30 11,0 2,2 PVP – K30 11,0 2,2<br />

PT1)<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Aerosil 2,0 0,4 Aerosil 2,0 0,4<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

68,3 %<br />

Ibuprofen 400,0 80,0<br />

Tinh bột mỳ 75,0 15,0 Tinh bột mỳ 75,0 15,0<br />

Lactose 20,0 4,0 Lactose 20,0 4,0<br />

CT2 Avicel 45,0 9,0 Avicel 45,0 9,0<br />

(T2, Natri starch<br />

Natri starch<br />

30,0 6,0<br />

PT2) glycolat<br />

glycolat<br />

30,0 6,0<br />

PVP – K30 11,5 2,3 PVP – K30 11,5 2,3<br />

iv


CT3<br />

(T3,<br />

PT3)<br />

CT4<br />

(T4,<br />

PT4)<br />

Aerosil 1,0 0,2 Aerosil 1,0 0,2<br />

Talc 6,0 1,2 Talc 6,0 1,2<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

68,0 %<br />

Ibuprofen 400,0 80,0<br />

Tinh bột sắn 130,0 26,0 Tinh bột sắn 130,0 26,0<br />

Lactose 60,0 12,0 Lactose 60,0 12,0<br />

Magnesi stearat 1,0 0,2 Magnesi stearat 1,0 0,2<br />

Talc 6,0 1,2 Talc 6,0 1,2<br />

Nước tinh khiết - Nước tinh khiết -<br />

67,0 %<br />

Ibuprofen 400,0 80,0<br />

Tinh bột mỳ 100,0 20,0 Tinh bột mỳ 100,0 20,0<br />

Lactose 40,0 8,0 Lactose 40,0 8,0<br />

Natri starch<br />

Natri starch<br />

20,0 4,0<br />

glycolat<br />

glycolat<br />

20,0 4,0<br />

PVP-K30 10,0 2,0 PVP-K30 10,0 2,0<br />

Magnesi stearat 4,0 0,8 Magnesi stearat 4,0 0,8<br />

Talc 5,0 1,0 Talc 5,0 1,0<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

69,1 %<br />

Ibuprofen 400,0 80,0<br />

Tinh bột sắn 25,0 5,0 Tinh bột sắn 25,0 5,0<br />

CT5<br />

(T5,<br />

PT5)<br />

Lactose 50,0 10,0 Lactose 50,0 10,0<br />

Avicel 30,0 6,0 Avicel 30,0 6,0<br />

Natri<br />

Natri<br />

20,0 4,0<br />

croscarmellose<br />

croscarmellose<br />

20,0 4,0<br />

v


Natri lauryl<br />

Natri lauryl<br />

3,0 0,6<br />

3,0 0,6<br />

sulfat<br />

sulfat<br />

PVP-K30 10,0 2,0 PVP-K30 10,0 2,0<br />

Magnesi stearat 5,0 1,0 Magnesi stearat 5,0 1,0<br />

Aerosil 2,0 0,4 Aerosil 2,0 0,4<br />

Nước tinh khiết - Nước tinh khiết -<br />

73,4 %<br />

3. Công thức bào chế viên nén của <strong>hoạt</strong> <strong>chất</strong> isoniazid<br />

Chế phẩm lưu hành <strong>phổ</strong> biến trên thị trường: Viên Isoniazid 150 mg (viên nén chứa<br />

150 mg isoniazid).<br />

Viên nén placebo Isoniazid<br />

Viên nén Isoniazid<br />

(tá dược)<br />

Công<br />

Lượng/<br />

Lượng/<br />

thức<br />

Lượng/<br />

Lượng<br />

Thành phần viên<br />

Thành phần viên<br />

lô (g)<br />

/ lô (g)<br />

(mg)<br />

(mg)<br />

Isoniazid 150,0 30,0<br />

Tinh bột mỳ 100,0 20,0 Tinh bột mỳ 100,0 20,0<br />

Lactose 30,0 6,0 Lactose 30,0 6,0<br />

CT1 Avicel 60,0 12,0 Avicel 60,0 12,0<br />

(T1, PVP – K30 7,0 1,4 PVP – K30 7,0 1,4<br />

PT1) Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Talc 4,0 0,8 Talc 4,0 0,8<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

42,4 %<br />

Isoniazid 150,0 30,0<br />

Lactose 50,0 10,0 Lactose 50,0 10,0<br />

Avicel 120,0 24,0 Avicel 120,0 24,0<br />

vi


CT2<br />

(T2,<br />

PT2)<br />

CT3<br />

(T3,<br />

PT3)<br />

CT4<br />

(T4,<br />

PT4)<br />

Natri starch<br />

Natri starch<br />

30,0 6,0<br />

glycolat<br />

glycolat<br />

30,0 6,0<br />

HPMC 6,5 1,3 HPMC 6,5 1,3<br />

Aerosil 3,0 0,6 Aerosil 3,0 0,6<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

41,7 %<br />

Isoniazid 150,0 30,0<br />

Lactose 60,0 12,0 Lactose 60,0 12,0<br />

Tinh bột sắn 120,0 24,0 Tinh bột sắn 120,0 24,0<br />

PVP-K30 15,0 3,0 PVP-K30 15,0 3,0<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Aerosil 2,0 0,4 Aerosil 2,0 0,4<br />

Nước tinh khiết - Nước tinh khiết -<br />

42,9 %<br />

Isoniazid 150,0 30,0<br />

Dicalci<br />

Dicalci<br />

100,0 20,0<br />

phosphat<br />

phosphat<br />

100,0 20,0<br />

Lactose 75,0 15,0 Lactose 75,0 15,0<br />

Natri<br />

Natri<br />

2<br />

20,0 4,0<br />

croscarmellose<br />

croscarmellose 0,0<br />

4,0<br />

HPMC 7,0 1,4 HPMC 7,0 1,4<br />

Aerosil 2,0 0,4 Aerosil 2,0 0,4<br />

Talc 3,0 0,6 Talc 3,0 0,6<br />

Nước tinh khiết - Nước tinh khiết -<br />

42,0 %<br />

Isoniazid 150,0 30,0<br />

Tabletose 70,0 14,0 Tabletose 70,0 14,0<br />

Avicel 110,0 22,0 Avicel 110,0 22,0<br />

vii


CT5<br />

(T5,<br />

PT5)<br />

Natri starch<br />

Natri starch<br />

15,0 3,0<br />

glycolat<br />

glycolat<br />

15,0 3,0<br />

PVP – K30 7,0 1,4 PVP – K30 7,0 1,4<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Talc 4,0 0,8 Talc 4,0 0,8<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

41,8 %<br />

4. Công thức bào chế viên nén của <strong>hoạt</strong> <strong>chất</strong> lamivudin<br />

Chế phẩm lưu hành <strong>phổ</strong> biến trên thị trường: Viên Lamivudin 100 mg (viên nén<br />

chứa 100 mg lamivudin).<br />

Viên nén placebo Lamivudin<br />

Viên nén Lamivudin<br />

(tá dược)<br />

Công<br />

Lượng/<br />

Lượng/<br />

thức<br />

Lượng/<br />

Lượng<br />

Thành phần viên<br />

Thành phần viên<br />

lô (g)<br />

/ lô (g)<br />

(mg)<br />

(mg)<br />

Lamivudin 100,0 20,0<br />

Tinh bột mỳ 150,0 30,0 Tinh bột mỳ 150,0 30,0<br />

Lactose 60,0 12,0 Lactose 60,0 12,0<br />

Natri starch<br />

Natri starch<br />

25,0 5,0<br />

25,0 5,0<br />

glycolat<br />

glycolat<br />

CT1<br />

PVP-K30 10,0 2,0 PVP-K30 10,0 2,0<br />

(T1,<br />

HPMC 7,0 1,4 HPMC 7,0 1,4<br />

PT1)<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Talc 3,0 0,6 Talc 3,0 0,6<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

27,9 %<br />

Lamivudin 100,0 20,0<br />

viii


CT2<br />

(T2,<br />

PT2)<br />

CT3<br />

(T3,<br />

PT3)<br />

CT4<br />

(T4,<br />

PT4)<br />

Tinh bột sắn 120,0 24,0 Tinh bột sắn 120,0 24,0<br />

Avicel 100,0 20,0 Avicel 100,0 20,0<br />

Natri<br />

Natri<br />

20,0 4,0<br />

crosscarmellose<br />

crosscarmellose<br />

20,0 4,0<br />

PVP-K30 7,5 1,5 PVP-K30 7,5 1,5<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Aerosil 2,0 0,2 Aerosil 2,0 0,2<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

28,3 %<br />

Lamivudin 100,0 20,0<br />

Lactose 55,0 11,0 Lactose 55,0 11,0<br />

Avicel 180,0 36,0 Avicel 180,0 36,0<br />

Aerosil 10,0 2,0 Aerosil 10,0 2,0<br />

PVP-K30 8,0 1,6 PVP-K30 8,0 1,6<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Talc 4,0 0,8 Talc 4,0 0,8<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

27,8 %<br />

Lamivudin 100,0 20,0<br />

Dicalci phosphat 190,0 38,0<br />

Dicalci<br />

phosphat<br />

190,0 38,0<br />

Natri starch<br />

Natri starch<br />

25,0 5,0<br />

glycolat<br />

glycolat<br />

25,0 5,0<br />

PVP-K30 15,0 3,0 PVP-K30 15,0 3,0<br />

Tinh bột mỳ 15,0 3,0 Tinh bột mỳ 15,0 3,0<br />

Aerosil 3,0 0,6 Aerosil 3,0 0,6<br />

Nước tinh khiết - Nước tinh khiết -<br />

28,7 %<br />

ix


CT5<br />

(T5,<br />

PT5)<br />

Lamivudin 100,0 20,0<br />

Tinh bột sắn 90,0 18,0 Tinh bột sắn 90,0 18,0<br />

Lactose 50,0 10,0 Lactose 50,0 10,0<br />

Avicel 100,0 20,0 Avicel 100,0 20,0<br />

HPMC 7,0 1,4 HPMC 7,0 1,4<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Talc 4,0 08 Talc 4,0 08<br />

Nước tinh khiết - Nước tinh khiết -<br />

28,2 %<br />

5. Công thức bào chế viên nén của <strong>hoạt</strong> <strong>chất</strong> sildenafil citrat<br />

Chế phẩm lưu hành <strong>phổ</strong> biến trên thị trường: Viên Sildenafil 100 mg (viên nén chứa<br />

150 mg sildenafil citrat, tương ứng với 100 mg sildenafil).<br />

Viên nén placebo<br />

Viên nén Sildenafil<br />

(tá dược)<br />

Công<br />

Lượng/<br />

Lượng/<br />

thức<br />

Lượng/<br />

Lượng/<br />

Thành phần viên<br />

Thành phần viên<br />

lô (g)<br />

lô (g)<br />

(mg)<br />

(mg)<br />

Sildenafil citrat 150,0 30,0<br />

Tinh bột mỳ 150,0 30,0 Tinh bột mỳ 150,0 30,0<br />

Avicel 90,0 18,0 Avicel 90,0 18,0<br />

Natri starch<br />

Natri starch<br />

CT1<br />

20,0 4,0<br />

20,0 4,0<br />

glycolat<br />

glycolat<br />

(T1,<br />

PVP – K30 8,0 1,6 PVP – K30 8,0 1,6<br />

PT1)<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Talc 5,0 1,0 Talc 5,0 1,0<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

35,2 %<br />

x


CT2<br />

(T2,<br />

PT2)<br />

Sildenafil citrat 150,0 30,0<br />

Tinh bột mỳ 140,0 28,0 Tinh bột mỳ 140,0 28,0<br />

Lactose 50,0 10,0 Lactose 50,0 10,0<br />

Avicel 100,0 20,0 Avicel 100,0 20,0<br />

PVP – K30 8,0 1,6 PVP – K30 8,0 1,6<br />

Aerosil 2,0 0,4 Aerosil 2,0 0,4<br />

Magnesi stearat 4,0 0,8 Magnesi stearat 4,0 0,8<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

33,0 %<br />

Sildenafil citrat 150,0 30,0<br />

CT3<br />

(T3,<br />

PT3)<br />

Tinh bột sắn 100,0 20,0 Tinh bột sắn 100,0 20,0<br />

Lactose 70,0 14,0 Lactose 70,0 14,0<br />

Dicalci<br />

Dicalci<br />

30,0 6,0<br />

phosphat<br />

phosphat<br />

30,0 6,0<br />

Avicel 70,0 14,0 Avicel 70,0 14,0<br />

Natri starch<br />

Natri starch<br />

20,0 4,0<br />

glycolat<br />

glycolat<br />

20,0 4,0<br />

PVP – K30 9,0 1,8 PVP – K30 9,0 1,8<br />

Talc 5,0 1,0 Talc 5,0 1,0<br />

Magnesi stearat 4,0 0,8 Magnesi stearat 4,0 0,8<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

32,8 %<br />

Sildenafil citrat 150,0 30,0<br />

Tabletose 150,0 30,0 Tabletose 150,0 30,0<br />

Dicalci<br />

Dicalci<br />

40,0 8,0<br />

phosphat<br />

phosphat<br />

40,0 8,0<br />

Avicel 70,0 14,0 Avicel 70,0 14,0<br />

xi


CT4<br />

(T4,<br />

PT4)<br />

CT5<br />

(T5,<br />

PT5)<br />

Natri<br />

Natri<br />

35,0 7,0<br />

crosscarmellose<br />

crosscarmellose<br />

35,0 7,0<br />

HPMC 8,0 1,6 HPMC 8,0 1,6<br />

Aerosil 3,0 0,6 Aerosil 3,0 0,6<br />

Magnesi stearat 4,0 0,8 Magnesi stearat 4,0 0,8<br />

Ethanol 96% - Ethanol 96% -<br />

32,6 %<br />

Sildenafil citrat 150,0 30,0<br />

Tinh bột mỳ 110,0 22,0 Tinh bột mỳ 110,0 22,0<br />

Lactose 60,0 12,0 Lactose 60,0 12,0<br />

Avicel 80,0 16,0 Avicel 80,0 16,0<br />

Aerosil 10,0 2,0 Aerosil 10,0 2,0<br />

HPMC 8,0 1,6 HPMC 8,0 1,6<br />

Talc 5,0 1,0 Talc 5,0 1,0<br />

Magnesi stearat 3,0 0,6 Magnesi stearat 3,0 0,6<br />

Nước tinh khiết - Nước tinh khiết -<br />

35,2 %<br />

xii


PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHÂN TÍCH CỦA MỘT SỐ VIÊN MÔ HÌNH TỰ BÀO<br />

CHẾ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU<br />

xiii


xiv


xv


xvi


xvii


Ty le (%)<br />

PHỤ LỤC 3: PHỔ RAMAN CHUẨN CỦA CÁC DƯỢC CHẤT ĐO TRÊN<br />

THIẾT BỊ CẦM TAY<br />

Tên dược <strong>chất</strong>: Ethambutol hydroclorid<br />

HO<br />

.2HCl<br />

Điều kiện <strong>đo</strong>: <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> m t<br />

H<br />

Laser: 785 nm<br />

N<br />

N<br />

Độ phân giải: 9 cm -1<br />

H<br />

Khoảng <strong>đo</strong>: 176 m -1 – 2000 cm -1<br />

OH<br />

100<br />

80<br />

60<br />

40<br />

20<br />

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000<br />

Raman shift (cm -1 )<br />

Số<br />

sóng<br />

(cm -1 )<br />

Tỷ lệ<br />

(%)<br />

1440 1464 1060 220 1300 1024 1556 1368 968 1168<br />

100,00 87,61 77,15 71,59 56,66 55,79 52,98 52,00 50,91 45,49<br />

xviii


Ty le (%)<br />

Tên dược <strong>chất</strong>: Ibuprofen<br />

Điều kiện <strong>đo</strong>: <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> m t<br />

Laser: 785 nm<br />

Độ phân giải: 9 cm -1<br />

Khoảng <strong>đo</strong>: 176 m -1 – 2000 cm -1<br />

OH<br />

O<br />

100<br />

80<br />

60<br />

40<br />

20<br />

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000<br />

Raman shift (cm -1 )<br />

Số<br />

sóng<br />

(cm -1 )<br />

1608 832 1180 1456 1208 1340 1116 744 1284 1008<br />

Tỷ lệ<br />

(%)<br />

100,00 78,42 74,61 66,11 63,75 48,71 47,98 46,04 43,31 41,60<br />

xix


Ty le (%)<br />

Tên dược <strong>chất</strong>: Isoniazid<br />

Điều kiện <strong>đo</strong>: <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> c m <strong>tay</strong><br />

O<br />

Laser: 758 nm<br />

Độ phân giải: 9 cm -1<br />

Khoảng <strong>đo</strong>: 176 m -1 – 2000 cm -1<br />

N<br />

NH<br />

NH 2<br />

100<br />

80<br />

60<br />

40<br />

20<br />

0<br />

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000<br />

Raman shift (cm -1 )<br />

Số<br />

sóng<br />

(cm -1 )<br />

1332 1604 1000 1188 1668 1220 888 364 1644 664<br />

Tỷ lệ<br />

(%)<br />

100,00 91,27 76,19 52,09 40,19 37,39 29,33 26,65 25,71 25,58<br />

xx


Ty le (%)<br />

Tên dược <strong>chất</strong>: Lamivudin<br />

Điều kiện <strong>đo</strong>: <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong> c m <strong>tay</strong><br />

Laser: 758 nm<br />

Độ phân giải: 9 cm -1<br />

Khoảng <strong>đo</strong>: 176 m -1 – 2000 cm -1<br />

HO<br />

S<br />

O<br />

O<br />

N<br />

N<br />

NH 2<br />

100<br />

80<br />

60<br />

40<br />

20<br />

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000<br />

Raman shift (cm -1 )<br />

Số<br />

sóng<br />

(cm -1 )<br />

1244 796 780 1288 1612 1520 1204 592 984 464<br />

Tỷ lệ<br />

(%)<br />

100,00 80,53 77,11 57,58 53,43 52,36 51,22 48,05 42,96 39,51<br />

xxi


Ty le (%)<br />

Tên dược <strong>chất</strong>: Sildenafil citrat<br />

O<br />

CH 3<br />

Điều kiện <strong>đo</strong>: <strong>thiết</strong> <strong>bị</strong><br />

Laser: 785 nm<br />

Độ phân giải: 9 cm -1<br />

m t<br />

H 3 C<br />

N<br />

O<br />

N<br />

S<br />

O<br />

HN<br />

O<br />

N<br />

N<br />

N<br />

CH 3<br />

.HOOC<br />

COOH<br />

OH<br />

COOH<br />

Khoảng <strong>đo</strong>: 176 m -1 – 2000 cm -1<br />

CH 3<br />

100<br />

80<br />

60<br />

40<br />

20<br />

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000<br />

Raman shift (cm -1 )<br />

Số<br />

sóng<br />

(cm -1 )<br />

1580 1528 1240 1404 1484 1276 1700 740 928 820<br />

Tỷ lệ<br />

(%)<br />

100,00 57,02 52,64 40,91 30,43 26,57 20,14 19,96 19,06 18,95<br />

xxii


PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHẾ PHẨM TRÊN THỊ<br />

TRƯỜNG BẲNG THIẾT BỊ RAMAN CẦM TAY<br />

xxiii


xxiv


xxv


xxvi


xxvii


xxviii

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!