03.12.2015 Views

kd4-locdinhky

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

làm ăn gì hết y bị hai cao thủ phái nữ tấn công đòi giết. Y phải hoá trang kỹ nữ trốn chạy<br />

có cờ.<br />

Lộc Ðỉnh Ký còn thường xuyên nhắc đến các nhân vật của Tam Quốc Chí. Vi Tiểu Bảo<br />

khi thống lãnh quân đội cũng áp dụng những chiến thuật của Khổng Minh y học lóm<br />

được từ những khách làng chơi ghé lại kỹ viện Lệ Xuân, nơi y sinh sống thuở thiếu thời.<br />

Lộc Ðỉnh Ký cũng vinh danh con ngựa xích thố của Lã Bố và Quan Vân Trường bằng<br />

cách cho vào một hồi về giống ngựa đua Vân Nam của Ngô Ứng Hùng.<br />

Lộc Ðỉnh ký cũng lên án một vài “minh quân” người Hán bằng cách nhắc lại sự tích Lưu<br />

Bang, được chim bẻ ná, giết tướng Hàn Tín sau khi thắng Hạng Yũ. Kim Dung mượn lời<br />

nhân vật Lã Lưu Lương nói với Vi Tiểu Bảo vào đoạn cuối, nhằm thuyết phục anh chàng<br />

họ Vi đứng ra lãnh đạo Thiên Ðịa Hội và các phong trào kháng Thanh: “Hán Cao Tổ<br />

(Lưu Bang) xuất thân đại lưu manh, làm chuyện bậy bạ còn nhiều hơn ngươi, nhưng rốt<br />

lại vẫn trở thành ông vua khai quốc của nhà Hán”. Diễn lại vở tuồng Lưu Bang hạ Hàn<br />

Tín, Lộc Ðỉnh ký cho Trịnh Khắc Sảng công tử của xếp của Trần Cận Nam dùng dao<br />

nhọn đâm lén vào lưng của Trần Cận Nam chỉ vì Cận Nam, mặc dù hết sức trung thành<br />

với Trịnh Vương, không hoàn toàn tuân những mệnh lệnh điên khùng của công tử Khắc<br />

Sảng. Lộc Ðỉnh Ký cũng vẽ lại hoạt cảnh Hàn Tín thuở thiếu thời luồn trôn một tay anh<br />

chị đứng đường, bằng cách cho Vi Tiểu Bảo chui qua háng của Tô Thuyên để trốn chạy<br />

Hồng Giáo chủ đang rượt đuổi.<br />

Giải hoá các mâu thuẫn<br />

Một trong những kỹ thuật chính yếu của nghề viết tiểu thuyết là tạo cho nhân vật các<br />

giằng co tâm lý khó xử, nhiều tình huống mâu thuẫn, và nếu được những thế lực hoặc xã<br />

hội hoặc cá nhân, tương phản, kình chống với nhau, trùm lên đầu nhân vật chính. Rồi tìm<br />

cách giải tỏa chúng vào cuối câu truyện.<br />

Tất cả những nhà văn nổi tiếng như cồn đều đã đề ra giải pháp ổn thoả cho các gút mắt<br />

trong truyện mà đa số các độc giả có thể chấp nhận được hoặc cảm thấy thoải mái. Thí<br />

dụ, truyện Kiều phải kết cuộc làm sao mới vừa tổng hợp được các triết lý Khổng Mạnh,<br />

triết lý nhà Phật, triết và hồn Việt [9], luân lý và đạo đức của dân tộc, đạo làm người,<br />

thuyết tài mệnh tương đố, v.v. vừa giải quyết được mâu thuẫn của câu chuyện. Văn hào<br />

Nguyễn Du đã thành công trong chuyện đó ngoài việc chấm bút tạo áng thi văn bất hủ<br />

viết theo chữ Nôm.<br />

Truyện của Kim Dung sở dĩ thành công, một phần lớn nhờ ở những giải hoá các mâu<br />

thuẫn đó. Trong “Anh Hùng Xạ Ðiêu” Quách Tỉnh trái lời 7 vị Thầy đi yêu con gái một<br />

người mang danh Ðông Tà. Trước đó y đã yêu và hứa hôn với một người công chúa<br />

Mông Cổ. Trong “Lục mạch Thần Kiếm” Kim Dung cho người đọc nín thở khi thấy thái<br />

tử Ðoàn Dự chuyên đi yêu các em gái của mình. Rồi tới màn Ðoàn bị giam chung với<br />

một em gái và bị uống thuốc kích dâm sao đó. Kết cuộc người Ðoàn Dự mê mệt, Vương<br />

Ngọc Yến, do chính bà mẹ Ðoàn Dự trối trăn, thật ra không phải là em gì của Ðoàn Dự<br />

21

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!